Huyết áp động mạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học tuổi dậy thì của học sinh trường trung học cơ sở Minh Trí Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 72)

35. Bảng 3 Tuổi xuất tinh lần đầu trung bình của học sinh nam tại một số

3.3.2.Huyết áp động mạch

Kết quả nghiên cứu huyết áp động mạch (mmHg) của học sinh trường THCS Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội được trình bày ở các bảng 3.23; 3.24 và hình 3.25.

Bảng 3.23. Huyết áp tâm thu của học sinh theo tuổi và theo giới tính.

Tuổi

Huyết áp tâm thu (mmHg)

X 1 -X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 12 65 104,22 ± 3,22 - 80 102,74 ± 2,97 - 1,48 < 0,05 13 79 105,09 ± 4,52 0,87 70 106,30 ± 2,58 3,56 -1,21 < 0,05 14 81 106,87 ± 3,78 1,78 70 108,13 ± 4,99 1,83 -1,26 < 0,05 15 83 110,14 ± 6,19 3,27 77 113,16 ± 4,01 5,03 -3,02 < 0,05

Tăng trung bình/năm 1,97 3,47

Bảng 3.23 cho thấy, từ 12 đến 15 tuổi, huyết áp tâm thu của các em nam tăng từ 104,22 mmHg lên 110,14 mmHg, mỗi năm tăng trung bình 1,97 mmHg. Còn huyết áp tâm thu của các em nữ tăng từ 102,74 mmHg lên 113,16 mmHg, mỗi năm tăng trung bình là 3,47 mmHg.

Tốc độ tăng huyết áp tâm thu của các em khá đều. Ở cùng một lứa tuổi từ 12 đến 15 huyết áp tâm thu của nữ cao hơn của nam, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 3.24.Huyết áp tâm trương của học sinh theo tuổi và theo giới tính.

Tuổi

Huyết áp tâm trương (mmHg)

X 1 -X2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 12 65 63,89 ± 2,53 - 80 63,84 ± 2,97 - 0,05 > 0,05 13 79 64,20 ± 3,20 0,31 70 66,19 ± 2,58 2,35 -1,99 < 0,05 14 81 66,61 ± 3,76 2,41 70 67,91 ± 4,99 1,72 -1,30 > 0,05 15 83 69,82 ± 6,52 3,21 77 72,55 ± 4,01 4,64 -2,73 < 0,05

Hình 3.26. Đồ thị biểu diễn huyết áp động mạch (mmHg) của học sinh theo tuổi và giới tính

Bảng 3.24. cho thấy, từ 12 đến 15 tuổi, huyết áp tâm trương của học sinh nam tăng từ 63,89 mmHg lên 69,82 mmHg, mỗi năm tăng trung bình 1,98 ôommHg. Còn ở học sinh nữ tăng từ 63,84 mmHg lên 72,55 mmHg, mỗi năm tăng trung bình 2,90 mmHg.

Tốc độ tăng huyết áp tâm trương của các em khá đều. Ở độ tuổi 13 và 15 huyết áp tâm trương của nữ luôn cao hơn của nam, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Còn ở độ tuổi 12 và 14 tuy huyết áp tâm trương của nữ lớn hơn của nam nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Kết quả nghiên cứu cho thấy huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tăng dần theo tuổi từ 12 đến 15 tuổi. Ở giai đoạn này, tốc độ tăng huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của các em tăng khá nhanh. Nhận xét này phù hợp với kết quả của Đỗ Hồng Cường [7], Trần Thị Loan [31], Đoàn Yên [56]. Trẻ em tuổi càng lớn thì cơ tim càng khỏe, buồng tim càng rộng và lưu lượng tim càng tăng, nên lượng máu tác động vào thành mạch tăng, làm cho huyết áp tăng.

Huyết áp tâm trương tăng là do tăng lượng máu còn lại trong mạch sau khi tâm thu phụ thuộc vào sự thay đổi tính đàn hồi của thành mạch [7].

Huyết áp tâm thu của học sinh nữ trong nghiên cứu này nhỏ hơn của Đỗ Hồng Cường [7] và cao hơn với kết quả của Trần Thị Loan [31], Đoàn Yên [56]

(bảng 3.25). Huyết áp tâm trương của học sinh nam cao hơn kết quả nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường [7], Trần Thị Loan [31], Đoàn Yên [56].

Bảng 3.25. Huyết áp tâm thu (mmHg) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau.

Giới tính Tuổi Đoàn Yên (1993) Trần Thị Loan (2000) Đỗ Hồng Cường (2008) Nguyễn Ngọc Thùy (2012) Nam 12 94,9 97,25 104,22 104,22 13 97,7 101,97 106,96 105,09 14 107,4 103,92 110,08 106,87 15 108,6 106,28 115,24 110,14 Nữ 12 107,5 101,78 109,77 102,74 13 109,1 104,02 111,63 106,30 14 104,6 106,08 114,37 108,13 15 110,0 108,13 117,53 113,16

Hình 3.27. Đồ thị biểu diễn huyết áp tâm thu của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau.

Bảng 3.26. Huyết áp tâm trương (mmHg) theo nghiên cứu của một số tác giả khác nhau.

Giới tính Tuổi Đoàn Yên (1993) Trần Thị Loan (2000) Đỗ Hồng Cường (2008) Nguyễn Ngọc Thùy (2012) Nam 12 57,6 57,52 61,10 63,89 13 57,9 60,48 63,38 64,20 14 65,5 64,25 65,92 66,61 15 64,8 66,72 69,48 69,82 Nữ 12 63,2 57,52 64,68 63,84 13 62,7 60,48 67,81 66,19 14 65,0 64,25 70,74 67,91 15 69,1 66,68 72,86 72,55

Hình 3.28. Đồ thị biểu diễn huyết áp tâm trương của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau.

3.3.3. Tần số thở

Kết quả nghiên cứu tần số thở (nhịp/phút) của học sinh trường THCS Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội được trình bày ở bảng 3.27 và hình 3.28.

Bảng 3.27.Tần số thở của học sinh theo tuổi và giới tính.

Tuổi Tần số thở (lần/phút) X 1 -X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Giảm n X ± SD Giảm 12 65 22,08 ± 2,47 - 80 22,09 ± 2,39 - - 0,01 > 0,05 13 79 21,52 ± 2,73 0,56 70 21,69 ± 2,17 0,40 - 0,17 > 0,05 14 81 21,11 ± 1,63 0,41 70 21,06 ± 1,93 0,63 0,05 > 0,05 15 83 20,75 ± 1,97 0,36 77 20,69 ± 1,83 0,37 0,06 > 0,05

Giảm trung bình/năm 0,44 0,47

Bảng 3.27 và hình 3.29 cho thấy, từ 12 đến 15 tuổi, tần số thở của học sinh nam giảm dần từ 22,08 nhịp/phút xuống 20,75 nhịp/phút, mỗi năm giảm trung bình 0,44 nhịp/phút. Còn ở học sinh nữ giảm từ 22,09 nhịp/phút, mỗi năm giảm trung bình 0,47 nhịp/phút. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốc độ giảm tần số thở, của các em theo độ tuổi tương đối đồng đều. Trong cùng một độ tuổi tần số thở của học sinh nam luôn lớn hơn tần số thở của học sinh nữ. Tuy nhiên, mức độ khác nhau không lớn, nên không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Hình 3.29. Biểu đồ biểu diễn tần số thở của học sinh theo tuổi và giới tính. Cùng với tần số tim, tần số thở được dùng để đánh giá trạng thái bình thường của cơ thể

Bảng 3. 27 cho thấy, tần số thở của học sinh từ 12 đến 15 tuổi giảm dần. So với kết quả nghiên cứu khác trong bảng 3.28 thì kết quả nghiên cứu tần số thở của học sinh trường THCS Minh Trí phù hợp với kết quả trong cuốn HSSH [3], được tính chung cho cả nhóm tuổi từ 11 đến 15.

Bảng 3.28. Nhịp thở (lần/phút) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau.

Giới tính Tuổi HSSH (1975) Nguyễn Ngọc Thùy (2012) Nam 12 22 22,08 13 21,52 14 21,11 15 20,75 Nữ 12 22 22,09 13 21,69 14 21,06 15 20,69

Hình 3.30. Đồ thị biểu diễn tần số thở của học sinh theo nghiên cứu của một số tác giả khác nhau.

3.3.4. Thời gian phản xạ cảm giác - vận động

Phản xạ là nguyên tắc hoạt động cơ bản của hệ thần kinh, nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể và đảm bảo sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường xung quanh [31], [18]. Do đó, nghiên cứu thời gian phản xạ cảm giác - vận động của học sinh sẽ giúp chúng ta có thể đưa ra những biện pháp giáo dục hợp lý với học sinh, nhất là với các em ở bậc THCS đang trong giai đoạn có nhiều biến đổi lớn về tâm lý.

Kết quả nghiên cứu thời gian phản xạ thị giác - vận động và phản xạ thính giác - vận động của học sinh trường THCS Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội được trình bày ở bảng 3.29; 3.30 và hình 3.31.

Bảng 3.29.Thời gian phản xạ thị giác - vận động (ms) của học sinh theo tuổi và theo giới tính.

Tuổi

Thời gian phản xạ thị giác - vận động (ms)

X 1 -X2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Giảm n X ± SD Giảm 12 65 277,57 ± 59,46 - 80 279,20 ± 46,87 - - 1,63 > 0,05 13 79 264,14 ± 72,26 -15,21 70 277,64 ± 93,80 -1,56 -13,5 > 0,05 14 81 256,15 ± 47,51 -7,99 70 270,77 ± 55,29 -6,87 -14,62 > 0,05 15 83 248,55 ± 51,19 -7,60 77 265,08 ± 46,20 -5,69 -16,53 < 0,05

Giảm trung bình/năm 10,27 4,71

Bảng 3.29 cho thấy, thời gian phản xạ thị giác - vận động của học sinh giảm dần theo tuổi. Cụ thể, thời gian phản xạ thị giác - vận động của học sinh nam năm 12 tuổi là 277,57 ms giảm xuống 248,55 ms năm 15 tuổi, mỗi năm giảm trung bình 10,27 ms. Còn ở học sinh nữ giảm từ 279,20 ms năm 12 tuổi xuống 265,08 ms năm 15 tuổi, mỗi năm giảm trung bình 4,71 ms.

Tốc độ giảm thời gian phản xạ thị giác –vận động của học sinh nam và học sinh nữ không giống nhau. Tốc độ giảm nhanh nhất của nam là ở tuổi 13 (giảm -15,21 ms), ở nữ tốc độ giảm nhanh ở tuổi 14 ( giảm -6,78 ms).

Trong cùng một lứa tuổi từ 12 đến 15, thời gian phản xạ thị giác - vận động của học sinh nam luôn ngắn hơn của học sinh nữ, từ tuổi 12 đến tuổi 14 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), còn tuổi 15 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 3.30.Thời gian phản xạ thính giác – vận động (ms) của học sinh theo tuổi và theo giới tính.

Tuổi

Thời gian phản xạ thính giác – vận động (ms)

X 1 -X2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Giảm n X ± SD Giảm 12 65 295,03 ± 69,02 - 80 321,41 ± 77,07 - -26,38 < 0,05 13 79 285,18 ± 68,68 - 9,85 70 305,27 ± 60,45 -16.14 -20,09 > 0,05 14 81 271,71 ± 58,85 - 13,47 70 292,31 ± 49,72 -12.96 -20,60 < 0,05 15 83 268,95 ± 51,33 - 2,76 77 285,65 ± 64,33 -6.66 -16,70 > 0,05

Giảm trung bình/năm 8,69 11,92

Hình 3.31. Đồ thị biểu diễn thời gian phản xạ thính giác –vận động của học sinh theo tuổi và giới tính.

Thời gian phản xạ thính giác – vận động của học sinh nam, nữ lứa tuổi từ 12 đến 15 giảm dần theo tuổi. Thời gian phản xạ thính giác – vận động của học sinh nam giảm từ 295,03 ms năm 12 tuổi xuống 268,95 ms năm 15 tuổi, trung bình mỗi năm giảm 8,69 ms. Còn ở học sinh nữ thời gian thính giác vận động

năm 12 tuổi là 321,41 ms giảm xuống 285,65 ms năm 15 tuổi, trung bình mỗi năm giảm 11,92 ms.

Tốc độ giảm thời gian phản xạ thính giác - vận động của học sinh nam và học sinh nữ không giống nhau. Tốc độ giảm nhanh nhất của học sinh nam (giảm -13,47 ms/năm), của học sinh nữ (giảm -20,60 ms/năm) lúc 13 tuổi

Trong cùng một độ tuổi, thời gian phản xạ thính giác - vận động của học sinh nam luôn ngắn hơn học sinh nữ. Tuy nhiên, sự khác biệt về thời gian phản xạ thính giác - vận động của học sinh nam ở lứa tuổi 12, 14 có ý nghĩa thống kê (p<0,05), còn ở lứa tuổi 13, 15 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về thời gian phản xạ cảm giác vận động còn ít. Năm 2000 Trần Thị Loan nghiên cứu trên đối tượng học sinh từ 6 đến 17 tuổi tại Quận Cầu Giấy – Hà Nội. Tác giả nhận thấy thời gian phản xạ cảm giác vận động giảm dần theo tuổi và cho rằng quá trình xử lý thông tin và ra quyết định hành động ở các em lớn tuổi tốt hơn so với các em nhỏ tuổi [31]. Tốc độ dẫn truyền các dây thần kinh hướng tâm và ly tâm đạt mức độ tối đa như người trưởng thành nên thời gian phản xạ cảm giác vận động ở thời kì này ngắn nhất và được duy trì ổn định trong một thời gian dài (trích [31]).

So với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Loan thì học sinh trường THCS Minh Trí co thời gian phản xạ cảm giác - vận động ngắn hơn. Nguyên nhân của sự khác nhau này có thể do việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học đường hiện nay phổ biến hơn sơ với 12 năm trước. Các em đã quen sử dụng máy tính nên thao tác khá nhanh.

Bảng 3.31. Thời gian phản xạ cảm giác –vận động của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuổi

Thời gian phản xạ thị giác –vận động

Thời gian phản xạ thính giác – vận động Trần Thị Loan (2000) Nguyễn Ngọc Thùy (2012) Trần Thị Loan (2000) Nguyễn Ngọc Thùy (2012)

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

12 287 396 277,57 297,20 302 325 295,03 321,41 13 256 274 264,14 274,81 280 303 285,18 305,27 14 248 268 256,15 270,77 270 292 271,71 292,31 15 248 267 248,55 265,47 269 290 268,95 285,65

Hình 3.32. Đồ thị biểu diễn thời gian phản xạ thị giác vận động của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau.

Hình 3.33. Đồ thi biểu diễn thời gian phản xạ thính giác vận động của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học tuổi dậy thì của học sinh trường trung học cơ sở Minh Trí Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 72)