Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học tuổi dậy thì của học sinh trường trung học cơ sở Minh Trí Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 31)

35. Bảng 3 Tuổi xuất tinh lần đầu trung bình của học sinh nam tại một số

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp đo các chỉ tiêu về hình thái

- Chiều cao đứng chiều cao đứng đo khi học sinh bỏ giày dép, đứng thẳng

(gót, mông, vai và đầu áp sát thước đo). Mắt nhìn thẳng về phía trước theo đường nằm ngang. Hai tay bỏ thõng hai bên đùi. Dùng thước vuông áp sát đỉnh đầu vuông góc với thước đo. Chiều cao đứng là chiều cao được đo từ mặt đất đến đỉnh đầu, đơn vị là cm.

- Chiều cao ngồi để xác định chỉ tiêu này học sinh ngồi ngay ngắn trên

ghế phẳng để cẳng chân và bàn chân buông thõng xuống, thẳng lưng, mắt nhìn về phía trước. Đặt gỗ từ mặt phẳng của ghế và đo như chiều cao đứng, đơn vị là cm.

- Cân nặng khi xác định cân nặng, đặt cân ở vị trí bằng phẳng, học sinh

mặc quần áo mỏng, không đi giầy, dép đứng lên giữa bàn cân và đọc kết quả khi kim đứng yên. Trọng lượng của cơ thể được xác định bằng cân y học của Trung Quốc, đơn vị là kilogram (kg), tính đến mức 1/100kg.

- Vòng ngực trung bình được xác định bằng cách vòng thước dây quấn

quanh ngực, phía sau vuông góc với cột sống sát xương bả vai, phía trước qua mũi ức sao cho thước dậy song song với mặt đất.

- Vòng bụng qua mào chậu (gọi tắt là vòng bụng) được xác định khi học

sinh đứng thẳng, dùng thước dây quấn quanh bụng dưới rốn 2 cm sao cho thước song song với mặt đất.

- Vòng mông được xác định khi học sinh đứng thẳng, dùng thước dây

quấn quanh mông qua phần lớn nhất sao cho thước song song với mặt đất.

- Chỉ số thân (Giuffida - Rugierri - Vallois) được tính theo công thức:

[Chiều cao ngồi (cm) × 100]/ Chiều cao đứng (cm) Chỉ số thân được phân loại như sau:

+ Chỉ số thân < 50,9: thân ngắn + 51 < Chỉ số thân < 52,9: thân vừa + Chỉ số thân > 53: thân dài.

- Chỉ số Pignet: được tính theo công thức:

Pignet = Chiều cao đứng (cm) - [Cân nặng (kg) + VNTB (cm)]

Theo tác giả Nguyễn Quang Quyền, trong cuốn “Nhân trắc học”, Nxb Y học năm 1969 ( trích theo [48] thì các mức độ để đánh giá thể lực theo chỉ số Pignet theo bảng sau:

Bảng 2.2. Phân loại sức khỏe theo chỉ số Pignet

Chỉ số Pignet Loại sức khỏe

< 23,0 + Pignet < 23: Cực khỏe

29,0 – 34,9 + Pignet = 29,0 - 34,9: Khỏe 35,0 – 41,0 + Pignet = 35,0 - 41,0: Trung bình 41,1 – 47,0 + Pignet = 41,1 - 47,0: Yếu

47,1 – 53,0 + Pignet = 47,1 - 53,0: Rất yếu > 53 + Pignet > 53: Cực yếu

- BMI ( Body mass Index) được tính theo công thức:

BMI = Câng nặng (kg)/ [Chiều cao đứng (m)]2

BMI được đánh giá theo CDC dùng cho trẻ em từ 2 đến 20 tuổi (hình 2.1 và hình 2.2.)

Hình 2.2. Biểu đồ BMI đối với nữ từ 2 đến 20 tuổi 2.2.2. Phương pháp đo các chỉ tiêu sinh lý

Để đảm bảo tính chất đồng đều của các số liệu nghiên cứu, mỗi chỉ tiêu sinh lý (chức năng của các cơ quan) đều được người đo tiến hành trên tất cả các đối tượng nghiên cứu và được tiến hành trong điều kiện ổn định. Các thiết bị đo được bố trí hợp lý, khoa học.

Nhịp tim và huyết áp được đo khi đối tượng đã được nghỉ ngơi thoải mái ít nhất là 15 phút.

- Tần số hô hấp xác định bằng cách cho các đối tượng ngồi thoải mái trên

ghế, người đo đặt tay phải lên ngực của đối tượng. Mỗi lần đối tượng hít vào và thở ra được tính là 1 nhịp thở, đếm nhịp thở trong 1 phút. Đo 3 lần và lấy giá trị trung bình.

- Tần số tim được xác định bằng ống nghe. Khi đo, để đối tượng ngồi ở tư

liên sườn 5 và 6, đếm nhịp tim trong vòng 1 phút. Đo 3 lần lấy trung bình. Nếu kết quả của 3 lần đo khác nhau thì cho đối tượng ngồi nghỉ 15 đến 20 phút sau đó đo lại.

- Huyết áp được xác định bằng phương pháp Korotkov [19]. Dùng huyết

áp kế đồng hồ, đo ở tay trái trong tư thế nằm thoải mái. Người đo quấn bao cao su quanh cánh tay của đối tượng, chặt vừa phải, đặt ống nghe ở động mạch cánh tay ngay sát bên dưới bao cao su để nghe mạch đập và đặt đồng hồ trước mặt. Vặn chặt ốc ở bóp cao su rồi từ từ bơm cho đến khi không nghe tiếng mạch đập và kim đồng hồ của huyết áp chỉ vào số 140 - 150 mmHg. Sau đó mở nhẹ ốc vít cho hơi ra từ từ và lắng nghe. Chỉ số trên đồng hồ lúc nghe thấy tiếng mạch đập đầu tiên là huyết áp tâm thu và lúc không nghe thấy tiếng mạch đập nữa là huyết áp tâm trương. Đối với các trường hợp kim đồng hồ hạ dần tới 0mmHg mà vẫn nghe thấy tiếng đập thì dựa vào thay đổi âm sắc. Đo ba lần rồi lấy giá trị trung bình của ba lần đó.

- Thời gian phan xạ cảm giác - vận động được xác định trên máy vi tính

theo phương pháp của Đỗ Công Huỳnh [17]. Các khâu trắc nghiệm được chương trình hóa và thực nghiệm trên máy tính.

+ Thời gian phản xa thị giác - vận động được xác định khi đối tượng ngồi

ở tư thế thoải mái trước màn hình của máy vi tính, đặt đầu ngón tay trỏ thuận lên phím Enter của bàn phím. Hướng dẫn cho đối tượng biết cách tiến hành trắc nghiệm. Đối tượng giữ nguyên ngón tay trỏ trên phím Enter, mắt nhìn lên màn hình vi tính thật nhanh để tắt đèn. Thao tác này lặp lại 5 lần.

Sau khi đối tượng thực hiện 5 lần liên tiếp thì màn hình hiện lên kết quả về thời gian phản xạ thị giác - vận động của cả 5 lần và thời gian trung bình của 5 lần đo. Kết quả này tự động nạp vào bộ nhớ của máy vi tính.

+ Thời gian phản xạ thính giác - vận động được xác định khi đối tượng

ngồi ở tư thế thoải mái trước màn hình của máy vi tính, đặt đầu ngón tay trỏ thuận lên phím Enter của bàn phím. Hướng dẫn cho đối tượng biết cách tiến hành trắc nghiệm. Đối tượng giữ nguyên ngón tay trỏ lên phím Enter, tai lắng

nghe tiếng còi phát từ máy vi tính kêu “tit” rồi dùng đầu ngón tay nhấn Enter thật nhanh để tắt còi. Thao tác này được lặp lại 5 lần.

Ngay sau khi đối tượng thực hiện 5 lần liên tiếp thì trên màn hình hiện lên kết quả về thời gian phản xạ thính giác - vận động của cả 5 lần và thời gian trung bình của 5 lần đo. Kết quả này tự động nạp vào bộ nhớ của máy vi tính.

2.2.3. Phương pháp đánh giá tuổi dậy thì

Sử dụng bảng câu hỏi (phụ lục 2) để nghiên cứu phỏng vấn đối tượng và ghi chép nội dung nghiên cứu:

- Mục thông tin chung về đối tượng gồm có giới tính, dân tộc, nơi cư trú. - Tuổi dậy thì của đối tượng được xác định dựa trên những yếu tố biểu hiện cơ bản là lần đầu xuất tinh (ở học sinh nam), lần đầu thấy xuất hiện kinh nguyệt (ở học sinh nữ) và biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt (độ dài của chu kỳ kinh nguyệt).

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Các số liệu được xử lý thô (loại bỏ những số liệu quá cao hoặc quá thấp và xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel theo thuật toán dùng trong thống kê y học, sinh học. Các giá trị thống kê gồm có: giá trị trung bình (X), độ lệch chuẩn (SD), sai số trung bình (m)...

Giá trị trung bình số học X = n X n i i  1 (n là số lần nhắc lại) Độ lệch chuẩn  =   1 1 2     n X X n i i Sai số trung bình số học m = n

t =     B B A A B A n n X X 2 2    

Trong đó: XA là số trung bình của mẫu A

B

X là số trung bình của mẫu B

Tra bảng phân phối student với (nA + nB – 2) bậc tự do.

+ Nếu t > 1,96; p < 0,05 - sự khác biệt có ý nghĩa thống kê + Nếu t > 2,6; p < 0,01 - sự khác biệt có ý nghĩa thống kê lớn + Nếu t > 3,3; p < 0,001 - sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rất lớn

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Các chỉ số hình thái cơ bản của học sinh trường THCS Minh Trí

3.1.1. Chiều cao

3.1.1.1. Chiều cao đứng

Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh nam và nữ trường THCS Minh Trí ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1, 3.2.

Bảng 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính

Tuổi Chiều cao đứng (cm) X 1 -X2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 12 65 141,82 ± 4,83 - 80 143,49 ± 5,13 - - 1,67 < 0,05 13 79 145,27 ± 5,26 3,45 70 148,13 ± 6,06 4,64 -2,86 < 0,05 14 81 153,89 ± 7,02 8,62 70 151,93 ± 5,66 3,80 1,96 > 0,05 15 83 158,58 ± 5,93 4,69 77 154,08 ± 5,47 2,15 4,50 < 0,05

Tăng trung bình/năm 5,59 3,53

Số liệu bảng 3.1 và hình 3.1, 3.2 cho thấy. Chiều cao đứng của học sinh liên tục tăng. Chiều cao đứng của học sinh nam tăng từ 141,82 cm lên 158,58 cm, mỗi năm tăng 5,59 cm. Chiều cao đứng của học sinh nữ tăng từ 143,49 cm lên 154,08 cm, mỗi năm tăng 3.53 cm. Tốc độ tăng trung bình của học sinh nam cao hơn học sinh nữ.

Chiều cao của học sinh lứa tuổi 12 đến 15 tăng nhanh vì đây là thời kỳ dậy thì. Chiều cao của học sinh nam tăng nhanh nhất là ở lứa tuổi từ 13 lên 14 còn ở học sinh nữ tăng nhanh nhất là ở lứa tuổi từ 12 lên 13 (học sinh nam tăng 8.62 cm/năm, học sinh nữ tăng 4.46 cm/năm)

Trong cùng một lứa tuổi chiều cao của học sinh nam và nữ không giống nhau. Ở tuổi 12 và 13, học sinh nam thấp hơn học sinh nữ, đến tuổi 14 - 15 học sinh nam cao hơn học sinh nữ. Sự chênh lệch về chiều cao của học sinh nam và nữ ở tuổi 14 không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), còn ở tuổi 12, 13, 15 sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn chiều cao đứng của học sinh nam và nữ theo tuổi và giới tính.

Chiều cao đứng là chỉ số biểu hiện sức lớn hoàn toàn của thân và là một chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực của con người.

Chiều cao đứng là một chỉ số độc lập không bị các chỉ tiêu khác ảnh hưởng, có tính ổn định cao và do bộ xương quyết định. Sư tăng trưởng chiều cao đứng do sự phát triển của hệ xương, đặc biệt là các xương dài chi phối [18], [45].

Chiều cao đứng thay đổi theo tuổi, theo giới tính, theo chủng tộc [45] và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện dinh dưỡng, kinh tế - xã hội.

Thông thường, chiều cao đứng thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc thiếu dinh dưỡng ở thời quá khứ dẫn đến trẻ bị còi. Chiều cao đứng được sử dụng như một thước đo tình trạng dinh dưỡng, cụ thể là suy dinh dưỡng. Giới hạn ngưỡng để đánh giá trẻ thấp còi (hay không) là dựa vào(X - 2SD) so với quần thể tham chiếu NCHS (National Center for Heath Statistic) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về chiều cao [48].

Kết quả nghiên cứu trên học sinh từ 12 đến 15 tuổi tại trường THCS Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (bảng 3.1) cho thấy, chiều cao đứng của học sinh tăng dần theo tuổi. So với 20 năm trước, trong nghiên cứu của Đào Huy Khuê [25], học sinh trường THCS Minh Trí cao hơn 7 cm đến 9 cm. So với Lê Ngọc Trọng [53], học sinh trường THCS Minh Trí cao hơn 5 cm đến 6 cm.

So với các nghiên cứu gần đây của Trần Đình Long [32], Trần Thị Loan [31], Đỗ Hồng Cường [7], học sinh nam lứa tuổi THCS của trường Minh Trí cao hơn. Nhưng chiều cao của học sinh nữ tương tự như nhau. Sự khác nhau này về chiều cao của con người có lẽ, liên quan đến điều kiện dinh dưỡng , kinh tế - xã hội.

Bảng 3.2. Chiều cao đứng của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau. Giới tính Tuổi HSSH (1975) Đào Huy Khuê (1991) Trần Đình Long (1995) Trần Thị Loan (2000) Lê Ngọc Trọng (2003) Đỗ Hồng Cường (2008) Nguyễn Ngọc Thùy (2012) Nam 12 130,92 134,55 141,68 141,08 135,01 140,29 141,82 13 133,95 138,22 147,84 146,04 140,46 147,10 145,27 14 137,51 146,15 156,86 150,58 147,73 153,58 153,89 15 146,20 151,13 157,60 157,94 155,52 159,13 158,89 Nữ 12 130,59 137,34 146,06 143,05 137,78 144,02 143,49 13 135,02 143,64 148,72 149,85 143,11 148,06 148,13 14 138,95 146,18 153,01 153,86 147,64 151,62 151,93 15 143,40 150,58 154,79 154,67 151,01 152,44 154,08

Tốc độ tăng chiều cao của nam lớn hơn của nữ. Tuy nhiên, năm 12, 13 tuổi nữ cao hơn nam nhưng đến năm 14,15 tuổi nữ lại thấp hơn nam. Chúng tôi nghĩ hiện tượng liên quan tới thời điểm dậy thì của nam muộn hơn của nữ. Dậy thì là giai đoạn tăng trưởng mạnh chiều cao do hệ xương của các em phát triển mạnh, đặc biệt là xương ống dài rất nhanh [29], [37]. Tốc độ và thời điểm tăng nhanh chiều cao của học sinh THCS Minh Trí cũng phù hợp với nghiên cứu của Đào Huy Khuê [25], Trần Đình Long [32], Trần Thị Loan [31], Lê Ngọc Trọng [53], Đỗ Hồng Cường [7], nhưng sớm hơn so với HSSH [3]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển chiều cao của trẻ em Việt Nam do Nguyễn Quang Quyền đã công bố[12].

3.1.1.2. Chiều cao ngồi

Kết quả nghiên cứu chiều cao ngồi của học sinh trường THCS Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội được thể hiện ở bảng 3.3 và hình 3.3, 3.4. Bảng 3.3. Chiều cao ngồi (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính.

Tuổi

Chiều cao ngồi (cm)

X 1 -X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 12 65 72,61 ± 2,56 - 80 73,70 ± 2,57 - -1,09 < 0,05 13 79 74,63 ± 2,63 2,02 70 76,06 ± 3,03 2,36 -1,43 < 0,05 14 81 78,94 ± 3,51 4,31 70 77,96 ± 2,52 1,90 0,98 > 0,05 15 83 81,29 ± 3,2 2,35 77 79,04 ± 2,82 1,08 2,25 < 0,05

Tăng trung bình/năm 2,29 1,78

Số liệu ở bảng 3.3 và hình 3.4, 3.5 cho thấy, chiều cao ngồi của học sinh từ 12 - 15 tuổi liên tục tăng. Chiều cao ngồi của học sinh nam tăng từ 72,61 cm lên 81,29 cm và của học sinh nữ tăng từ 73,70 cm lên 79,04 cm . Tốc độ tăng trung bình/ năm của học sinh nam 2,29 cm/năm cao hơn của học sinh nữ là (1,78 cm/năm).

Chiều cao ngồi là một chỉ tiêu phụ thuộc và tỉ lệ thuận với chiều cao đứng. Do đó tốc độ tăng chiều cao ngồi của học sinh không đều. Chiều cao ngồi của học sinh nam tuổi từ 13 lên 14 tăng nhanh nhất (4,31 cm/năm), còn chiều cao ngồi của học sinh nữ tăng nhanh ở tuổi từ 12 lên 13 (2.36 cm/năm).

Trong cùng lứa tuổi 12, 13 chiều cao ngồi của học sinh nam thấp hơn của học sinh nữ . Đến tuổi 14, 15 chiều cao ngồi của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ. Tuy nhiên, chiều cao ngồi ở lứa tuổi 12,13 và 15 có sự khác biệt (p<0,05) còn lứa tuổi 14 không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) theo giới tính.

Hình 3.4. Đồ thị thể hiện mức tăng chiều cao ngồi của học sinh theo tuổi và giới tính.

Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn mức tăng chiều cao ngồi của học sinh.

Chiều cao ngồi là một chỉ tiêu hay dùng trong nhân trắc học hơn là trong dinh dưỡng. Chiều cao ngồi bao gồm chiều dài của thân, cổ, đầu và bằng chiều cao đứng trừ đi chiều dài chân. Chiều cao ngồi phụ thuộc và thay đổi tỉ lệ thuận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học tuổi dậy thì của học sinh trường trung học cơ sở Minh Trí Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)