35. Bảng 3 Tuổi xuất tinh lần đầu trung bình của học sinh nam tại một số
3.4. Tuổi dậy thì của học sinh trường THCS Minh Trí
Kết quả nghiên cứu các chỉ số sinh lí tuổi dậy thì của học sinh trường THCS Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội được trình bày ở các bảng 3.32 và hình 3.33.
Bảng 3.32 Tỉ lệ phần trăm (%) tuổi dậy thì hoàn toàn của học sinh nam nữ
Tuổi Nam (1) Nữ (2) n Tỉ lệ % Tăng n Tỉ lệ % Tăng 12 65 0.00 - 80 8,75 - 13 79 6,32 6,32 70 32,85 24,10 14 81 18,51 12,19 70 57,14 24,29 15 83 28,91 10,40 77 81,81 24,67
Hình 3.34. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm (%) tuổi dậy thì hoàn toàn của học sinh nam, nữ.
Số liệu bảng 3.32 và hình 3.33 cho thấy, tỉ lệ phần trăm (%) học sinh dậy thì hoàn toàn của nam, nữ tăng dần theo tuổi từ 12 đến 15.
Ở tuổi 12 chưa có học sinh nam dậy thì hoàn toàn (hiện tượng xuất tinh lần đầu), còn học sinh nữ lứa tuổi 12 đã xuất hiện các dấu hiệu dậy thì hoàn toàn (hiện tượng có kinh nguyệt lần đầu) ở 8,75 %.
Ở tuổi 13, đã có 6,32% học sinh nam dậy thì hoàn toàn. Thời điểm dậy thì của học sinh nữ đều sớm hơn học sinh nam 1 năm. Đến tuổi 15, tỉ lệ học sinh nam dậy thì hoàn toàn là 28,91 % và của học sinh nữ là 81,81 %. Như vậy tuổi dậy thì của học sinh nữ cao hơn nhiều học sinh nam.
Xuất tinh lần đầu là dấu hiệu quan trọng để đánh giá dậy thì hoàn toàn. Tuy nhiên, dấu hiệu này khó xác định hơn hiện tượng có kinh nguyệt lần đầu ở con gái.
Bảng 3.33. Tuổi có kinh nguyệt lần đầu trung bình của học sinh nữ và tuổi xuất tinh lần đầu trung bình của học sinh nam.
Nam Nữ
n Số lượng
Thời điểm n Số lượng Thời điểm
308 137 14 tuổi 03 tháng ± 1 năm 08 tháng
297 187 13 tuổi 04 tháng ± 1 năm 05 tháng
Bảng 3.33 cho thấy, tuổi xuất tinh lần đầu trung bình của học sinh nam là 14 năm 3 tháng.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phú Đạt cho thấy, thời điểm xuất tinh lần đầu ở học sinh nam thuộc các địa bàn khác nhau không giống nhau. Hiện tượng xuất tinh lần đầu ở học sinh Hà Nội là 1,92 % lúc 13 tuổi, tỉ lệ học sinh nam xuất tinh lần đầu ở Hà Nội là 12,39 %, ở Thái Bình 0,94 %; ở Hà Tây 1,20 % và ở trường Minh Trí6,32 %. Lúc 14 tuổi tỉ lệ học sinh xuất tinh lần đầu đã lên tới 45,08 %; ở Thái Bình là 46,81 %; Hà Tây là 4,84 %; Thái Nguyên 1,49 %; Tuyên Quang 1,11% và ở trường THCS Minh Trí là 18,51 %.
Bảng 3.34. Tỉ lệ phần trăm (%) tuổi dậy thì hoàn toàn của học sinh nam ở một số tỉnh khác nhau.
Tuổi Hà Nội Thái Bình Hà Tây Thái Nguyên Tuyên Quang Trường Minh Trí 12 1,92 - - - - - 13 12,39 0,94 1,20 - - 6,32 14 45,08 9,89 4,84 1,49 1,11 18,51 15 75,48 46,81 28,57 15,79 48,56 28,91
So với học sinh của các tỉnh khác trong nghiên cứu của Nguyễn Phú Đạt thì học sinh trường THCS Minh Trí có tuổi xuất tinh lần đầu sớm hơn của các
tỉnh Thái Bình, Hà Tây, Tuyên Quang, Thái Nguyên và với học sinh nam ở Hà Nội. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhiều nghiên cứu khác. Theo các tác giả [10] tuổi xuất tinh lần đầu của trẻ trai ở thành phố đều sớm hơn trẻ em ở thị xã, nông thôn và miền núi. Nguyên nhân của hiện tượng này có lẽ, do điều kiện sống ở thành phố tốt hơn. Ngoài yếu tố nuôi dưỡng và môi trường sống ra, tuổi xuất tinh lần đầu của con trai còn phụ thuộc vào chủng tộc. Chính vì vậy, tuổi xuất tinh lần đầu của trẻ trai ở Anh là 14,9 năm, ở Hoa Kỳ là 14,3 năm (trích theo [10]). So với Anh và Mỹ thì tuổi xuất tinh lần đầu của trẻ em nước ta muộn hơn.
Bảng 3.35. Tuổi xuất tinh lần đầu trung bình của học sinh nam tại một số tỉnh khác nhau ở nước ta.
Địa điểm Thời điểm
Hà Nội 14 năm 07 tháng ± 01 năm 01 tháng Thái Bình 15 năm 02 tháng ± 01 năm 05 tháng Hà Tây 15 năm 03 tháng ± 01 năm 03 tháng Tuyên Quang 15 năm 09 tháng ± 01 năm 07 tháng Thái Nguyên 15 năm 10 tháng ± 01 năm 06 tháng
Trường THCS Minh Trí
14 năm 03 tháng ± 01 năm 08 tháng
Kinh nguyệt lần đầu là mốc chắc chắn để xác định trẻ gái đã dậy thì hoàn toàn. Thời điểm xuất hiện kinh nguyệt thường xuất hiện muộn hơn khoảng 2 năm sau khi phát triển tuyến vú. Trong hai năm đầu, kinh nguyệt thường không đều, thậm chí khoảng cách giữa lần đầu có kinh thứ nhất và thứ 2 có thể đến vài tháng. Lần có kinh đầu tiên thường không có hiện tượng rụng trứng [10].
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.32 cho thấy, học sinh nữ trường THCS Minh Trí, có tuổi kinh nguyệt lần đầu lớn nhất là năm 12 tuổi (8,75%). Trong
cùng một lứa tuổi tỉ lệ dậy thì hoàn toàn của các em nữ luôn cao hơn nhiều các em nam.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thu Nhạn [43], trẻ gái ở Hà Nội bắt đầu có kinh nguyệt năm 12 tuổi (9,2%), Đào Huy Khuê cho thấy, trẻ em ở Hà Đông có kinh nguyệt sớm nhất là năm 11 tuổi [23].
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phú Đạt [10], trẻ gái ở Hà Nội bắt đầu có kinh nguyệt năm 12 tuổi (12,04%), ở Thái Bình và Hà Tây con gái cũng có kinh nguyệt sớm năm 12 tuổi. Còn trẻ ở Tuyên Quang và Thái Nguyên có hiện tượng kinh nguyệt lần đầu muộn hơn (bảng 3.36).
Bảng 3.36. Tỉ lệ phần trăm (%) tuổi dậy thì hoàn toàn của học sinh nữ ở một số tỉnh khác nhau
Tuổi Hà Nội Thái Bình Hà Tây Thái Nguyên Tuyên Quang Hòa Bình Sóc Sơn - Hà Nội 11 1,69 - - - - 2,16 - 12 12,04 7,87 5,33 0,96 1,47 9,86 8,75 13 42,47 17,42 20,48 10,96 9,83 32,40 32,80 14 74,28 73,33 36,67 28,13 26,67 60,45 57,14 15 93,13 83,33 83,56 60,00 56,76 80,56 81,81
Như vậy, tỉ lệ học sinh nữ có kinh nguyệt lần đầu năm 12 tuổi tại trường THCS Minh Trí thấp hơn học sinh nữ ở Hà Nội trong nghiên cứu của Nguyễn Phú Đạt [10], tương đương với học sinh nữ người kinh ở Hòa Bình trong nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường [7], học sinh nữ ở Thái Bình và cao hơn học sinh nữ ở Tuyên Quang, Thái Nguyên và Hà Tây trong nghiên cứu của Nguyễn Phú Đạt [10] và trong nghiên cứu của Nguyễn Thu Nhạn [43].
Tuổi kinh nguyệt lần đầu trung bình của học sinh nữ trường THCS Minh Trí là 13 năm 04 tháng ± 01 năm 05 tháng (bảng 3.19). So sánh với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả ở nhiều khu vực khác nhau từ năm 1973 đến nay
thì thời điểm có kinh nguyệt lần đầu xuất hiện đã sớm hơn 1 năm. Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay, thời điểm có kinh nguyệt lần đầu trung bình của nữ hầu như chỉ dao động trong khoảng 13 năm 1 tháng đến 13 năm 11 tháng tùy theo từng vùng khác nhau.Tuổi kinh nguyệt lần đầu trung bình của học sinh nữ trường THCS Minh Trí tương đương với học sinh nữ ở Thái Bình, Hà Tây, ở nội thành Hà Nội trong nghiên cứu của Nguyễn Phú Đạt [10].và học sinh nữ người kinh ở Hòa Bình trong nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường.
Bảng 3.37. Tuổi kinh nguyệt trung bình theo nghiên cứu của một số tác giả khác nhau.
Năm Tác giả Đối
tượng
Khu vực Tuổi kinh nguyệt trung bình
1973 H.T.Mịch và cs [15]
Học sinh Hà Nội 14 năm ± 1n 5 tháng
1975 HSSH người VN [16] Học sinh -Thành phố - Nông thôn 14 năm ± 1n 2 tháng 15 năm ± 1n 4 tháng 1978- 1980 Đ.Kỷ - C.Q.Việt [17] Học sinh - Thành phố - Thành phố HCM - Thái Bình 13n 9 tháng ± 1n 5 tháng 13n 10 tháng ± 1n 5 tháng 14n 5 tháng ± 1n 3 tháng
1990 Đ.H.Khuê [18] Học sinh Hà Đông 13n 8 tháng ± 1n 2 tháng 1996 P.T.M.Đức và cs [19] Học sinh - Ngoại thành HN - Nội thành HN 14n 0 tháng ± 1n 5 tháng 13n 4 tháng ± 1n 2 tháng
Đạt [10] - Thị xã Thái Bình - Hà Tây -Thái Nguyên - Tuyên Quang tháng 13n 5 tháng ± 1n 3 tháng 13n 7 tháng ± 1n 2 tháng 13n 11 tháng ± 1n 5 tháng 13n 10 tháng ± 1n 6 tháng 2008 Đỗ Hồng Cường [7] Học sinh Hòa Bình 13n 4 tháng ± 7 tháng 1012 Nguyễn Ngọc Thùy Học sinh Trường THCS Minh Trí 13n 4 tháng ± 1n 5 tháng
Như vậy, tuổi có kinh nguyệt của trẻ em gái nước ta cũng thay đổi theo thời gian. Trước năm 1975, đất nước chưa được thống nhất, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc chưa được quan tâm nhiều nên ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể lực lẫn trí tuệ, trong đó có giai đoạn dậy thì. Sau năm 1975, đất nước được thống nhất, điều kiện kinh tế có nhiều bước thay đổi lớn, đời sống con người được nâng lên, vấn đề chăm lo cho trẻ em được quan tâm nhiều hơn nên sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em tăng lên đáng kể. Do đó, tuổi dậy thì cũng có xu hướng xuất hiện sớm hơn.
Bảng 3.38. Tuổi kinh nguyệt của trẻ em một số nước Châu Á, Châu Âu giai đoạn 1995-1999 (trích theo [19]).
Quốc gia Châu Á Tuổi kinh nguyệt
Trung Quốc 13 năm 07 tháng
Hồng Kông 12 năm 04 tháng
Thái Lan 12 năm 04 tháng
Bangladet 13 năm 08 tháng
Ấn Độ - Nông thôn - Thành thị
14 năm 13 năm 06 tháng
Quốc gia Châu Âu Tuổi kinh nguyệt
Hà Lan 12 năm 09 tháng
Thụy Điển 12 năm 08 tháng
Thụy Sĩ 12 năm 03 tháng
Ý 12 năm 05 tháng
Tuổi kinh nguyệt lần đầu của trẻ em gái nước ta trong những năm gần đây tương đương với tuổi kinh nguyệt của trẻ em Ấn Độ ở nông thôn là 14 năm, ở thành thị là 13,4 năm, Trung Quốc 13,7 năm, Bangladet 13,8 năm và chậm hơn tuổi kinh nguyệt của các em ở Hồng Kông, Thái Lan là 12,4 năm (bảng 4.18). Diễn biến tuổi dậy thì của trẻ em nước ta phù hợp với quy luật phát triển của trẻ em các nước trên thế giới .
Bảng 3.39. Độ dài chu kì kinh nguyệt và thời gian chảy máu chu kì kinh nguyệt ở học sinh nữ.
n Số lượng
Độ dài chu kì kinh nguyệt Thời gian chảy máu chu kì kinh nguyệt
Bảng 3.39 cho thấy, độ dài trung bình của chu kì kinh nguyệt của học sinh nữ trường THCS Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội là 29,93 ngày. So sánh kết với nghiên cứu của các tác giả khác (bảng 3.40) không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ. độ dài chu kì kinh nguyệt của học sinh THCS không có sự thay đổi theo thời gian.
Bảng 3.40. Độ dài chu kì kinh nguyệt theo nghiên cứu của một số tác giả khác nhau
Tác giả Khu vực Độ dài chu kì kinh
nguyệt
HSSH [16]
Hà Nội 30,50 ± 3,10
Nông Thôn 30,80 ± 3,40
Đào Huy Khuê [18] Hà Đông 32,0 ± 6,40
GTSH TK 90 [54]
Hà Nội 30,00 ± 2,54
Thừa Thiên Huế 30,16 ± 3,46 Thị xã Hà Đông 30,18 ± 3,53
Daklac 30,30± 2,00
Đỗ Hồng Cường [8] Hòa Bình 31,07 ± 1,36
Nguyễn Ngọc Thùy Sóc Sơn - Hà Nội 30,29 ± 3,37
- Thời gian chảy máu chu kì kinh nguyệt của học sinh nữ trung bình là 4,06 ngày.
Thời gian chảy máu chu kì kinh nguyệt của học sinh nữ trường THCS Minh Trí (bảng 3.39) khoảng 4,06 ngày. So sánh kết quả nghiên cứu này với kết quả nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường [7] thì không thấy có sự khác biệt. Số ngày chảy máu trong chu kì kinh nguyệt không có sự thay đổi theo thời gian
Bảng 3.41. Thời gian (ngày) chảy máu trong chu kì kinh nguyệt theo nghiên cứu của một số tác giả khác nhau
Đỗ Hồng Cường (2008) Nguyễn Ngọc Thùy (2012)
4,80 ± 0,17 4,06 ± 1,03
* Thời gian xuất hiện đặc điểm sinh dục phụ
+ Xuất hiện mụn trứng cá
Kết quả nghiên cứu thời gian xuất hiện mụn trứng cá của học sinh nam, nữ trường THCS Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội được thể hiện qua bảng 3.42.
Bảng 3.42. Thời điểm xuất hiện trứng cá trên mặt của học sinh nam, nữ
Nam Nữ n Số lượng Thời điểm n Số lượng Thời điểm 308 143 13 tuổi 05 tháng ± 1 năm 06 tháng 297 192 12 tuổi 09 tháng ± 1 năm 03 tháng
Bảng số liệu 3.42 cho thấy:
- Thời điểm xuất hiện mụn trứng cá của học sinh nam, nữ không giống nhau. Tuổi xuất hiện trứng cá trung bình của học sinh nam là 13 tuổi 05 tháng. Tuổi xuất hiện trứng cá trung bình của học sinh nữ là 12 tuổi 09 tháng.
+ Xuất hiện lông nách
Xuất hiện lông nách là những dấu hiệu sinh dục phụ đánh dấu thời gian
dậy thì của trẻ
Kết quả nghiên cứu thời gian xuất hiện mụn trứng cá của học sinh nam, nữ trường THCS Minh trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội được thể hiện ở bảng 3.42 và hình 3.35.
Bảng 3.43. Tỉ lệ phần trăm (%) xuất hiện lông nách của học sinh nam, nữ theo tuổi và giới tính
Tuổi Nam Nữ n Tỉ lệ (%) Tăng n Tỉ lệ (%) Tăng 12 65 0.00 - 80 13,75 - 13 79 10,12 10,12 70 38,57 24,82 14 81 32,09 21,97 70 64,28 25,71 15 83 68,67 36,58 77 80,51 16,23
Hình 3.35. Biểu đồ thể hiện phần trăm tuổi xuất hiện lông nách của nam và nữ
Bảng 3.43 và hình 3.35 cho thấy:
Tuổi xuất hiện lông nách của nam và nữ không giống nhau. Thời điểm xuất hiện lông nách tăng dần theo tuổi, tuổi xuất hiện lông nách ở nam bắt đầu từ 13, ở nữ bắt đầu từ 12.Trong cùng độ tuổi từ 12 đến 15 thì tỉ lệ mọc lông nách của nữ lớn hơn của nam.
Trong cùng độ tuổi học sinh nữ mọc lông nách sớm hơn học sinh nam, tỉ lệ mọc lông nách ở nữ cũng lớn hơn nam. Tốc độ mọc lông nách của học sinh theo tuổi không đều, thời điểm xuất hiện lông nách nhiều nhất ở nam là năm 15 tuổi (36,58%),còn ở nữ là năm 14 tuổi (25,71%).
So sánh kết quả với nghiên cứu của Đào Huy Khuê [23] (bảng 4.21) thì tuổi xuất hiện lông nách của các em học sinh nam và nữ trường THCS Minh trí tương đương với kết quả nghiên cứu của Đào Huy Khuê, nhưng tỉ lệ phần trăm xuất hiện lông nách của học sinh trường THCS Minh Trí lớn hơn nhiều so với [23].
Bảng 3.44. Tỉ lệ phần trăm (%) xuất hiện lông nách của học sinh theo nghiên cứu của một số tác giả khác nhau
Giới tính Tuổi Đào Huy Khuê (1991) Nguyễn Ngọc Thùy (2012)
Nam 12 - - 13 1,20 10,12 14 10,90 32,09 15 50,00 68,67 Nữ 12 6,10 13,75 13 25,00 38,75 14 48,7 64,28 15 61,7 80,51
+ Xuất hiện lông mu
Kết quả nghiên cứu tỉ lệ phần trăm (%) xuất hiện lông mu của học sinh nam nữ trường THCS Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội được thể hiện ở bảng 3.45 và hình 3.36.
Bảng 3.45. Tỉ lệ phần trăm (%) xuất hiện lông mu của học sinh theo tuổi và giới tính Tuổi Nam Nữ n Tỉ lệ (%) Tăng n Tỉ lệ (%) Tăng 12 65 0.00 - 80 6,25 - 13 79 13,84 13,84 70 62,85 56,60 14 81 59,25 45,41 70 84,28 21,43 15 83 77,10 17,85 77 92,20 7,92
Hình 3.36. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm xuất hiện lông mu ở học sinh nam và nữ
Bảng 3.45 và hình 3.35 cho thấy:
Tuổi xuất hiện lông mu của nam và nữ tăng dần theo tuổi. Cụ thể, ở nam tuổi bắt đầu thấy có lông mu năm 13 tuổi 13,84 % tăng 77,10 % năm 15 tuổi. Còn ở nữ, năm 12 tuổi 6,25 % tăng lên 92,20 % năm 15 tuổi. Trong cùng độ tuổi của nam và nữ lông mu xuất hiện cũng có sự chênh lệch, tỉ lệ lông mu ở nữ cao hơn ở nam.
Trong cùng một độ tuổi tỉ lệ xuất hiện lông mu của nữ sớm hơn nam. Tốc độ xuất hiện lông mu của học sinh nam và nữ cũng không đều theo tuổi, ở học sinh nam tỉ lệ xuất hiện lông mu lớn nhất là năm 14 tuổi (45,41%), còn ở học