Xử lý trong quá trình vận chuyển

Một phần của tài liệu giáo trình mo đun thu hoạch cua thị nghề nuôi cua biển (Trang 40)

3.1. Kiểm tra cua trong quá trình vận chuyển

3.1.1. Thời gian kiểm tra

Trong quá trình vận chuyển cua biển thường xuyên kiểm tra cua, sau thời gian 30 - 60 phút tiến hành kiểm tra cua một lần.

Nếu thấy cua không còn ẩm ướt hay nhiệt độ cao dùng vòi tưới giữ ẩm một lần tùy thuộc vào thời tiết mà thời gian ngắn hơn hoặc dài hơn.

Kiểm tra cua trong quá trình vận chuyển rất quan trọng nhằm nâng cao tỷ lệ sống, chất lượng của cua biển khi vận chuyển. Do vậy, trong quá trình vận chuyển nên xác định thời gian kiểm tra cua:

- Mở dụng cụ vận chuyển quan sát kiểm tra tình trạng của cua. - Cua không còn ẩm ướt thì tiến hành tưới nước cho cua.

- Hoặc tưới nước lên các vật dụng giữ ẩm như: rong, bèo, mùn cưa,...

3.2. Xử lý khi nhiệt độ tăng cao

3.2.1. Nhiệt độ vận chuyển

- Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của cua, tỷ lệ sống và thời gian vận chuyển cua biển.

- Nhiệt độ quá cao sẽ làm cho quá trình hô hấp cua cua tăng lên, làm cho cua yếu và có thể bị chết.

3.2.2. Biện pháp xử lý

- Thời tiết quá nóng phải tiến hành làm giảm nhiệt độ (làm mát) cho cua biển bằng cách dùng đá lạnh xay nhỏ trộn chung với mùn cưa làm vật liệu giữ ẩm cho cua biển hoặc tưới nước nước giữ ẩm cho cua biển với nhiệt độ nước thấp.

- Hoặc dùng nước biển tưới lên để làm mát cho cua.

3.3. Xử lý khi cua bò ra ngoài

- Trong quá trình vận chuyển cua biển, hiện tượng cua bò ra ngoài là do thao tác buộc cua không đúng kỹ thuật hoặc dụng cụ vận chuyển không đảm bảo an toàn.

- Thường xuyên kiểm tra dụng cụ vận chuyển nếu thấy cua bò ra ngoài thì tiến hành bắt lại, buộc cua cho chắc chắn và đậy nắp cẩn thận các dụng cụ vận chuyển.

* Thao tác xử lý: Bước 1: Kiểm tra cua

+ Mở khay nhựa, thùng xốp ra để kiểm tra

+ Nếu thấy cua bò ra ngoài có thể cua bị tuột dây buộc. Bước 2: Xử lý

+ Bắt cua lại

+ Dùng dây buộc lại số cua bị tuột dây. + Kiểm tra các khay, thùng chứa cua.

41

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập:

- Thao tác xác định mật độ vận chuyển. - Thao tác vận chuyển ẩm.

- Thao tác xử lý khi nhiệt độ cao - Thao tác xử lý cua bò ra ngoài

C. Ghi nhớ:

- Phương pháp xác định mật độ vận chuyển. - Phương pháp vận chuyển ẩm.

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun :

- Vị trí: Mô đun Thu hoạch cua thịt là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề nuôi cua biển; được giảng dạy sau mô đun Phòng và trị bệnh, cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Thu hoạch cua thịt là mô đun chuyên môn thực hành tích hợp một phần lý thuyết để giới thiệu và trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về xác định thời điểm, kích cỡ thu hoạch, thu hoạch và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

II. Mục tiêu:

- Trình bày được các bước xác định thời điểm, kích cỡ thu hoạch, chuẩn bị, thu hoạch và bảo quản sản phẩm.

- Thực hiện được qui trình kỹ thuật thu hoạch cua biển. - Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật thu hoạch cua biển.

III. Nội dung chính của mô đun:

Mã bài Tên bài

Loại bài dạy Địa điểm Thời lƣợng Tổng số thuyết Lý Thực hành Kiểm tra Bài mở đầu Lý thuyết Lớp học 1 1 MĐ 05-01 Xác định thời điểm, kích cỡ thu hoạch Tích hợp Lớp học/Ao nuôi 8 2 6

MĐ 05-02 Chuẩn bị thu hoạch Tích

hợp Ao nuôi 5 1 4 MĐ 05-03 Thu hoạch Tích

hợp Ao nuôi 6 1 4 1 MĐ 05-04 Xử lý cua sau thu

hoạch Tích hợp Ao nuôi 9 2 6 1 MĐ 05-05 Đánh giá kết quả nuôi cua thịt Lý thuyết Lớp học 8 2 6 MĐ 05-06 Vận chuyển cua thịt Tích hợp Ao nuôi 5 1 4

Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4

Tổng cộng: 46 10 30 6

43

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

4.1. Bài học 1: 4.1.1. Bài tập 1: - Nguồn lực:

+ Đặc điểm sinh học của cua biển + Thời tiết

+ Báo chí

+ Nhu cầu thị trường

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được mùa vụ thu hoạch cua thịt. 4.1.2. Bài tập 2:

- Nguồn lực:

+ Thị trường xuất khẩu + Báo chí

+ Truyền hình

+ Tình hình nuôi cua thịt

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được nhu cầu thị trường về sản phẩm cua thịt.

4.1.3. Bài tập 3: - Nguồn lực:

+ Thước + Cân

+ Nhu cầu thị trường

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 2 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được kích thước cua có thể thu hoạch. 4.1.4. Bài tập thực hành:

Thao tác xác định mùa vụ thu hoạch, nhu cầu thị trường và kích cỡ cua thu hoạch

4.2. Bài học 2: 4.2.1. Bài tập 1: - Nguồn lực:

+ Nhu cầu thị trường + Kích cỡ cua nuôi + Cơ sở nuôi cua thịt

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được hình thức thu hoạch phù hợp 4.2.2. Bài tập 2:

- Nguồn lực:

+ Quần lội nước: 03 bộ + Lồng lưới: 03 chiếc + Lưới: 03 tay

+ Vó: 03 chiếc + Cân

+ Cơ sở nuôi cua thịt

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thu hoạch 4.2.3. Bài tập thực hành:

- Phương pháp thu tỉa và thu toàn bộ cua thịt. - Thao tác chuẩn bị dụng cụ thu hoạch cua thịt. 4.3. Bài học 3:

4.3.1. Bài tập 1: - Nguồn lực:

+ Quần lội nước: 03 bộ + Lồng lưới: 03 chiếc + Lưới: 03 tay

+ Vó: 03 chiếc + Cân

45

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Thu tỉa được cua thịt bằng lông lưới, lưới, vó. 4.3.2. Bài tập 2:

- Nguồn lực:

+ Quần lội nước: 03 bộ + Máy bơm

+ Khung lưới chắn + Cơ sở nuôi cua thịt

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Làm cạn được nước ao nuôi cua thịt 4.3.3. Bài tập thực hành:

- Thực hiện thao tác thu tỉa cua thịt bằng lồng lưới, vợt, vó. - Thao tác bắt cua thịt. 4.4. Bài học 4: 4.4.1. Bài tập 1: - Nguồn lực: + Xô nhựa + Khay nhựa + Thùng xốp + Cân 5kg + Cua thịt - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Phân loại được các nhóm cua. 4.4.2. Bài tập 2:

- Nguồn lực: + Dây buộc cua + Thùng xốp + Khay nhựa + Cua thịt

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Buộc cua chắc chắn 4.4.3. Bài tập 3: - Nguồn lực: + Khay nhựa + Thùng xốp + Dỏ + Cua thịt - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Bảo quản được cua sau thu hoạch 4.4.4. Bài tập thực hành:

- Thao tác phân loại cua thịt. - Thao tác buộc cua thịt.

- Thao tác hạ nhiệt độ cho cua. 4.5. Bài học 5: 4.5.1. Bài tập 1: - Nguồn lực: + Sổ ghi nhật ký + Máy tính - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 2 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Tính toán được chi phí sản xuất. 4.5.2. Bài tập thực hành:

Một hộ gia đình nuôi cua thịt trong ao, có diện tích 1.000m2, mật độ thả cua giống 3 con/m2, cỡ giống cua rận, thời gian nuôi 6 tháng.

Tính toán hiệu quả kinh tế của một đợt nuôi thịt của một hộ gia đình trên theo thời điểm hiện tại.

47 4.6. Bài học 6:

4.6.1. Bài tập 1: - Nguồn lực:

+ Loại hình vận chuyển + Thời gian vận chuyển + Kích cỡ cua vận chuyển + Cua thịt

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được mật độ vận chuyển 4.6.2. Bài tập 2: - Nguồn lực: + Thùng xốp + Khay nhựa + Bèo + Rong + Mùn cưa + Cua thịt - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Thực hiện được thao tác vận chuyển ẩm 4.6.3. Bài tập 3: - Nguồn lực: + Nước biển sạch + Bèo + Mùn cưa + Nước đá + Xô nhựa + Cua thịt - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ

4.6.4. Bài tập 4: - Nguồn lực:

+ Dây buộc cua + Cua thịt

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Buộc cua chắc chắn

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài học 1:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Hiểu được phương pháp xác định mùa vụ thu hoạch, nhu cầu thị trường và kích cỡ cua thu hoạch.

Mức độ hiểu biết

Thực hiện thao tác xác định mùa vụ thu hoạch, nhu cầu thị trường và kích cỡ cua thu hoạch.

Quan sát

5.2. Bài học 2:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Hiểu được phương pháp thu tỉa, thu toàn bộ cua thịt và chuẩn bị dụng cụ thu hoạch cua thịt.

Mức độ hiểu biết

Thực hiện được thao tác thu tỉa, thu toàn bộ cua thịt và chuẩn bị dụng cụ thu hoạch cua thịt.

Quan sát

5.3. Bài học 3:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Hiểu được phương pháp thu tỉa cua thịt bằng lồng lưới, vợt, vó và bắt cua thịt.

Mức độ hiểu biết

Thực hiện được thao tác thu tỉa cua thịt bằng lồng lưới, vợt, vó và bắt cua thịt.

49

5.4. Bài học 4:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Hiểu được phương pháp phân loại cua thịt, buộc cua thịt và hạ nhiệt độ cho cua.

Mức độ hiểu biết

Thực hiện được thao tác phân loại cua thịt, buộc cua thịt và hạ nhiệt độ cho cua.

Quan sát

5.5. Bài học 5:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Hiểu được phương pháp xác định chi phí sản xuất cho 1 ao nuôi cua thịt

Mức độ hiểu biết

Thực hiện được thao tác xác định chi phí sản xuất cho 1 ao nuôi cua thịt.

Hiểu biết

5.6. Bài học 6:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Hiểu được phương pháp xác định mật độ vận chuyển, vận chuyển ẩm, xử lý khi nhiệt độ cao và xử lý cua bò ra ngoài

Mức độ hiểu biết

Thực hiện được thao tác xác định mật độ vận chuyển, vận chuyển ẩm, xử lý khi nhiệt độ cao.

Quan sát

VI. Tài liệu tham khảo

1. www.vietlinh.com.vn/kythuat/kythuatthuysan.html

2. Hội thảo kỹ thuật nuôi cua - Bộ thuỷ sản, Sầm Sơn, 10/1991

3. Cẩm nang "Kỹ thuật nuôi tôm thuỷ sản nước lợ" - Nguyễn Anh Tuấn - Nguyễn Thanh Phương và CTV, 1994. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1994

4. Kỹ thuật nuôi thuỷ đặc sản, tập 2 - Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1994

5. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cua biển - Th.S Nguyễn Văn Việt - NXB Nông nghiệp, 2000.

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản

2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản

4. Các ủy viên:

- Ông Thái Thanh Bình, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Giảng viên Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Bùi Quang Tề, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I

- Ông Đoàn Quang Chiến, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Bà Lê Thị Minh Nguyệt - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản

2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Các ủy viên:

- Ông Lê Tiến Dũng - Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản - Ông Ngô Thế Anh - Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Hà Thanh Tùng - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.

Một phần của tài liệu giáo trình mo đun thu hoạch cua thị nghề nuôi cua biển (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)