I Giá trị sản xuất 150.000.000.00
2. Các khoản phải thu (khối lượng đã được nghiệm thu và chấp nhận
2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Từ năm 2001 đến năm tháng 6 năm 2004 tình hình tài chính của công ty là lành mạnh, công ty không có các khoản nợ quá hạn, tuy nhiên đến năm 2005, 2006 đã có nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đầu năm 2005 là 0,01 đến cuối năm 2006 là 0,03 điều này làm hạn chế hoạt động của công ty, ảnh hưởng đến mức độ an toàn và tình hình tài chính, mức độ rủi ro thực tế mà công ty phải đối mặt và thể hiện hoạt động tín dụng của công ty đã bắt đầu bộc lộ những rủi ro tiềm tàng.
Hạn chế
Chất lượng hoạt động phân tích tài chính khách hàng tại công ty Tài chính Dầu khí chưa cao, chưa hỗ trợ đắc lực cho hoạt động ra quyết định tài chính của công ty.
Mục đích của công tác phân tích tài chính
Công ty chưa thực sự sử dụng phân tích tài chính cho các mục tiêu kinh doanh dài hạn như ra các quyết định đầu tư, nhận dạng các khả năng rủi ro của doanh nghiệp trong tương lai…việc phân tích tài chính vẫn chỉ là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý, cân đối tài chính, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp được phân tích.
Độ chính xác của kết quả phân tích chưa cao
Kết quả và báo cáo phân tích tài chính không mang tính khách quna, vì các thông tin chủ yếu dùng trong phân tích tài chính là các thông tin kế toán; Một số trường hợp khi được vay vốn đã sử dụng sai mục đích hoặc kém hiệu quả… dẫn đến không trả được nợ, chây gì gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động và uy tín công ty tài chính dầu khí. Độ chính xác của thông tin rất quan trọng nó ảnh hưởng đến những quyết định kinh tế của PVFC, do đó tầm quan trọng
của thông tin kết luận này là rất lớn.
Trình độ của cán bộ phân tích chưa thực sự đáp ứng được với yêu cầu
của công việc do đó không phát hiện ra các sai phạm trong thông tin, dẫn đến kết quả phân tích không chính xác…
Quy trình phân tích
Quy trình phân tích tài chính khách hàng của PVFC tuy có đủ ba giai đoạn: trước, trong và sau cho vay nhưng hiện tại tập trung nhiều vào giai đoạn trước khi cho vay nên tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hai giai đoạn còn lại mà PVFC chưa phát hiện được.
Sau khi đã giải ngân thì định kỳ 6 tháng một lần doanh nghiệp nộp cho PVFC báo cáo tài chính nhưng ở giai đoạn này các báo cáo chưa được khai thác triệt để như ở giai đoạn trước. Việc giám sát sau khi giải ngân còn mang tính hình thức, xem nhẹ công tác kiểm tra sau khi cho vay: không thực hiện kiểm tra thực hiện vốn vay, hay kiểm tra phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích nhưng không xử lý, Cán bộ tín dụng chỉ xem xét và nắm tình hình chung mà chưa đi sâu phân tích các chỉ tiêu ấy, do đó việc nắm bắt tình hình hoạt động cũng như dự báo nhu cầu và khả năng tài chính của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
Chi phí phân tích còn cao
Do thời gian đi vào hoạt động mới được 7 năm, PVFC chưa có được kinh nghiệm cũng như công nghệ của một só ngân hàng khác. Số lượng khách hàng ngày một tăn vì thế nguồn thông tin mà công ty phải hỏi từ CIC cũng khá nhiều. Dẫn đến chi phí cho những cuộc hỏi tin tăng lên làm tăng chi phí cho công tác phân tích.
Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan
Sử dụng thông tin
khách hàng chủ yếu là báo cáo tài chính hai, ba năm gần nhất do khách hàng nộp, còn những thông tin thu thập được từ các tổ chức tín dụng khác, các cơ quan liên quan, từ trung tâm thông tin tín dụng không nhiều, chưa được khai thác triệt để, Cán bộ Tín dụng chưa biết cách khai thác, cập nhật theo khía cạnh phục vụ tốt nhất cho hoạt động công ty. Việc chưa khai thác các nguồn này một phần là do thói quen làm việc từ xa, rất ít khai thác các nguồn thông tin từ bên ngoài; chỉ chú trọng việc khai thác trong cùng hệ thống và bản thân Doanh nghiệp vay vốn. Thông tin thường gặp phải khó khăn khi thu thập vì nhiều lý do khác nhau: các tổ chức tín dụng thiếu tinh thần hợp tác với nhau, không cung cấp những thông tin quan trọng về khách hàng để đảm bảo quyền lợi riêng hoặc vì mục đích không lành mạnh.
Đối với thông tin thu được do tham quan trực tiếp nhà xưởng, kho hàng rất hữu ích, tuy nhiên có báo trước cho khách hàng hoặc mang tính định kỳ nên có thể xảy ra tình trạng dàn dựng dẫn đến sai lệch so với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Mặt khác, đối với những khách hàng ở xa trụ sở của PVFC, cán bộ tín dụng không thể thường xuyên xuống doanh nghiệp để kiểm tra được.
Tuy có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau nhưng độ tin cậy của các thông tin đó rất khó kiểm chứng, cần nhiều thời gian và công sức để xác minh tính chính xác các nguồn thông tin đó.
Phương pháp phân tích
Tại PVFC chỉ mới sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ do đó kết quả của phân tích chưa thể hiện đầy đủ dẫn tới khó khăn cho việc ra quyết định. PVFC chưa sử dụng phương trình phân tích DuPont (do công ty DuPon đề xuất) - phương trình phân tích này dùng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu, việc áp dụng phương pháp này không phức tạp và đem lại kết luận chính xác, hiểu rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến hai chỉ tiêu
trên.
Chưa sử dụng chỉ tiêu trung bình ngành
Hiện nay việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành làm tiêu chuẩn chưa được cán bộ tín dụng sử dụng vào phân tích, hạn chế này có thể dẫn đến trường hợp đánh giá sai tình hình tài chính khách hàng bởi mỗi doanh nghiệp kinh doanh ở các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau có tiêu chuẩn tài chính khác nhau, do vậy không đánh giá, so sánh được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp so với những doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.
Nội dung phân tích
Nội dung phân tích tài chính tại PVFC chưa đầy đủ và còn thiếu sót. Trong quy trình phân tích chung của PVFC có yêu cầu cán bộ tín dụng phân tích các chỉ tiêu: Vốn lưu động thường xuyên, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, tuy nhiên khi phân tích cán bộ tín dụng đã không đề cập và phân tích các chỉ tiêu đó. Như vậy cán bộ tín dụng sẽ không biết doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn đầu tư cho tài sản cố định và tài sản lưu động thế nào? cơ cấu vốn của doanh nghiệp có mạo hiểm hay không? Tình hình luân chuyển hàng tồn kho, tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp như thế nào?
Hạn chế trong trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng
Công ty Tài chính Dầu khí do mới thành lập năm 200 nên các cán bộ làm công tác phân tích đánh giá khách hàng trong hoạt động tín dụng còn chưa có sự va chạm với thương trường và chưa có nhiều kinh nghiệm. Với một đội ngũ cán bộ trẻ, 95% tốt nghiệp bậc Đại học lý thuyết vững vàng nhưng kinh nghiệm thực tế chưa nhiều do đó việc liên hệ, khả năng phán đoán, phân tích tổng hợp, kiểm tra tính logíc của báo cáo tài chính chưa tốt vì vậy khó tránh khỏi những sai sót. Những cán bộ lâu năm thì có nhiều kinh nghiệm nhưng chưa được cập nhật với sự thay đổi của môi trường cho nên việc nắm bắt, cập nhật các thông tin mới bị hạn chế. Tại PVFC còn thiếu chuyên gia đầu ngành
về nghiệp vụ chuyên môn.
Chưa xây dựng mô hình chấm điểm và xếp loại tín dụng doanh nghiệp
Với tư cách là một tổ chức phi ngân hàng được thực hiện một số nghiệp vụ như ngân hàng. Tuy nhiên, PVFC chưa xây dựng được cho mình một mô hình chấm điểm và xếp loại doanh nghiệp thực sự hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của công ty. Đây có lẽ là một thiếu sót rất lớn nhất là trong giai đoạn hiện nay rất nhiều doanh nghiệp được thành lập mà tính minh bạch về tài chính lại chưa cao.
- Nguyên nhân khách quan
Tính chính xác của các thông tin tài chính chưa cao
Hiện tại, chỉ có các báo cáo tài chính của những doanh nghiệp nhà nước hoặc có quy mô hoạt động sản xuất lớn thì các báo cáo tài chính mới có được nội dung đầy đủ và chi tiết vì hoạt động của các doanh nghiệp này được quản lý chặt chẽ bởi hệ thống các quy chế quản lý của nhà nước. Còn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cơ chế quản lý vẫn còn lỏng lẻo do đó các báo cáo doanh nghiệp nộp cho các cơ quan chỉ là những bản báo cáo sao cho có lợi cho mục đích của doanh nghiệp nên các báo cáo đó thiếu độ tin cậy, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải xác minh lại số liệu và phân tích kỹ lưỡng mất nhiều chi phí và hiệu quả công việc vì thế còn nhiều hạn chế.
Sự phối hợp giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính, phi tài chính, các đối tác có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp vẫn chưa thực sự chặt chẽ, việc chia sẻ thông tin còn nhiều hạn chế do chưa có một ràng buộc về mặt pháp lý nào, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của người cung cấp thông tin do vậy các thông tin chưa cụ thể, chưa hỗ trợ nhiều cho công ty trong việc thu thập thông tin.
Chưa có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành chuẩn
kém, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không, cán bộ tín dụng dựa trên cảm tính, kinh nghiệm. Hiện nay chưa có chỉ tiêu định mức và tiêu chuẩn (số liệu phân tích ngành) để so sánh, những tiêu chuẩn xếp hạng này chưa được xây dựng thành hệ thống chuẩn do vậy cán bộ tín dụng gặp nhiều khó khăn khi phân tích tài chính của doanh nghiệp. Nguyên nhân của vấn đề này không phụ thuộc vào công ty mà chủ yếu do các cơ quan lãnh đạo quản lý hành chính chưa có những nghiên cứu tìm hiểu một cách chính thức, có hệ thống đối với toàn bộ lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế để đưa ra các tiêu chuẩn chung làm căn cứ không chỉ cho hoạt động cho vay của công ty mà cho rất nhiều đối tượng khác.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ