L 0: giá trị điện cảm ban đầu của cảm biến δ= δ0; S= S0.
4. Kết cấu và nguyên lí làm việc
Khởi động từ thường được phân chia:
+ Theo điện áp định mức của cuộn dây hút : 36V, 127V, 220V, 380V, và 500V.
+ Theo kết cấu bảo vệ chống tác động bởi môi trường xung quanh có các loại: hở, bảo vệ, chống bụi, chống nổ,...
+ Theo khả năng làm biến đổi chiều quay động cơ điện: có loại không đảo chiều và đảo chiều. + Theo số lượng và loại tiếp điểm : có loại thường mở và thường đóng.
Căn cứ vào điều kiện làm việc của khởi động từ như đã nêu ở trên, trong chế tạo khởi động từ, người ta thường dùng kết cấu tiếp điểm bắc cầu (có hai chỗ ngắt mạch ở mỗi pha) do đó đối với cỡ nhỏ dướí 25A không cần dùng thiết bị dập hồ quang cồng kềnh dưới dạng lưới hoặc hộp thổi từ.
Kết cấu khởi động từ nói chung đều bao gồm các bộ phận có hình dáng tương tự như hình 8-5. Tiếp điểm động 1 được chế tạo kiểu bắc cầu có lò xo nén tiếp điểm để tăng lực tiếp xúc và tự phục hồi trạng thái ban đầu.
Giá đỡ tiếp điểm 3 làm bằng đồng thanh mạ kền hoặc kẽm trên đó có hàn viên tiếp điểm tĩnh 4 thường làm bằng bột gốm kim loại.
Nam châm điện chuyển động có hệ thống mạch từ hình E gồm lõi thép tĩnh 5 và lõi thép phần động 6 nhờ lò xo 7, khởi động từ tự trở về vị trí ban đầu. Vòng chập mạch 8 được đặt ở đầu mút hai mạch rẽ của lõi thép động.
Hình 8-5: Khởi động từ đơn
Lõi thép phần ứng 6 của nam châm điện được lắp ghép liền với hai giá đỡ cách điện 9, trên đó có mang các tiếp điểm động1 và các lò xo tiếp điểm 2. Giá đỡ cách điện 9 (thường làm bằng bakêlit) chuyển động trong các rãnh dẫn hướng 10 ở trên thanh nhựa đúc của khởi động từ. Các tiếp điểm chính có nắp đậy kín làm nhiệm vụ hộp dập hồ quang và bình thường làm bằng vật liệu chịu hồ quang.
Hình 8-6: Sơ đồ dùng khởi động từ mở máy và đảo chiều động cơ không đồng bộ lồng sóc.
T N T N N RN RN T N KN T D KT 97
Khởi động từ cũng còn có các cụm tiếp điểm phụ kiểu bắc cầu (12), số lượng tùy thuộc từng kiểu cụ thể.
Để bảo vệ động cơ điện khỏi bị qúa tải, khởi động từ thường có lắp kèm theo rơle nhiệt ở hai pha và lắp cùng một giá với khởi động từ.
Khởi động từ đảo chiều (gọi là khởi động từ kép) gồm hai khởi động từ đơn có cấu tạo như trên, lắp trên cùng một giá, có thêm khóa liên động về cơ khí kiểu đòn bẩy( 2) để đề phòng cả hai khởi động từ cùng đóng đồng thời. Cơ cấu này được bố trí ở dưới chân đế. Khởi động từ kép cũng có kiểu lắp kèm theo cả rơle nhiệt trên cùng một giá.
Hình 8-6 là sơ đồ mắc khởi động từ kép điều khiển đảo chiều động cơ không đồng bộ ba pha lồng sóc.
8.3. CẦU CHẢY(Cầu chì)
1. Khái quát và công dụng
Cầu chảy là loại thiết bịû điện dùng để bảo vệ thiết bị điện và lưới điện tránh quá (dòng chủ yếu là dòng ngắn mạch) thường dùng bảo vệ cho đường dây, máy biến áp, động cơ,... Hình 8-7: Đặc tính dây chảy I/Iđm 2 1 3 6 5 3 4 B A 2 1,2 1 t[s] 2. Đặc điểm
Cầu chảy cấu tạo đơn giản, kích thước bé khả năng cắt lớn, giá thành hạ nên ứng dụng rộng rãi.
3.Các phần từ cơ bản của cầu chảy
+Dây chảy : là phần tử cơ bản của cầu chảy, để cắt một cách tin cậy cho mạch điện cần bảo vệ yêu cầu dây chảy thỏa mãn:
- Không bị ô xy hóa. - Dẫn điện tốt.
- Điện trở không thay đổi theo nhiệt độ. - Nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp.
+Thiết bị dập hồ quang: hồ quang phát sinh sau khi dây chảy bị đứt cầu chảy cắt mạch (không có ở mạch hạ áp mà chỉ có ở cầu chảy cao áp).