L 0: giá trị điện cảm ban đầu của cảm biến δ= δ0; S= S0.
7. Nguyên lí làm việc của công tắc tơ kiểu điện từ
Hình 8-2 là kiểu nguyên lí chung của công tắc tơ kiểu điện từ.
Hình 8-2: Các sơ đồ truyền động của công tắc tơ điện xoay chiều
Trên hình 8-2 ta thấy cơ cấu điện từ của công tắc tơ gồm các bộ phận cơ bản:
+ Mạch từ: là các lõi thép có dạng chữ E hoặc chữ U được ghép bằng các lá tôn silíc có chiều dày 0,35mm hoặc 0,5mm để giảm tổn hao sắt từ do dòng điện xoáy. Mạch từ thường chia làm hai phần, một phần được kẹp chặt cố định (phần tĩnh), phần còn lại là nắp (gọi là phần ứng hay phần động) được nối với hệ thống tiếp điểm qua hệ thống tay đòn.
+ Cuộn dây hút : cuộn dây có điện trở rất bé so với điện kháng. Dòng điện trong cuộn dây phụ thuộc vào khe hở không khí giữa nắp và lõi thép cố định. Kết quả là không được phép cho điện áp vào cuộn dây khi nếu vì lí do nào đấy mà nắp bị giữ ở vị trí mở (dòng lúc đó sẽ rất lớn do tổng trở vào công tắc tơ nhỏ).
+ Các cuộn dây của phần lớn các công tắc tơ được tính toán sao cho phép đóng ngắt với tần số 600 lần trong một giờ, ứng với hệ số thông điện ĐL = 40%.
+ Cuộn dây của công tắc tơ xoay chiều cũng có thể được cung cấp từ lưới điện một chiều. Cuộn dây có thể làm việc tin cậy (hút phần ứng), khi điện áp cung cấp cho nó nằm trong phạm vi (85 110)% U
÷
đm. Nếu ta gọi tỉ số giữa trị số điện áp nhả và điện áp hút của cuộn dây là hệ số trở về, thì hệ số này có thể đạt tới (0,6 0,7). Điều đó có nghĩa là khi điện áp cuộn dây sụt xuống còn (0,6 0,7) trị số điện áp
hút thì nắp sẽ bị nhả và ngắt mạch điện. ÷ ÷
+ Cơ cấu truyền động: phải có kết cấu sao cho giảm được thời gian thao tác đóng ngắt tiếp điểm, nâng cao lực ép các tiếp điểm và giảm được tiếng kêu va đập.
+ Nắp chuyển động xoay chiều bản lêö: tiếp điểm chuyển động thẳng có tay đòn truyền chuyển động (hình 8-2a).
+ Nắp và tiếp điểm: chuyển động thẳng theo hai phương vuông góc với nhau (hình 8-2b). + Nắp chuyển động thẳng, tiếp điểm
chuyển động xoay quanh bản lề (hình 8-2c).
Hình 8-3: Công tắc tơ một chiều
+ Nắp và tiếp điểm đều chuyển động xoay quanh một bản lề có một hệ thống tay đòn chung (hình 8-2d), trường hợp này lực ép trên tiếp điểm lớn.
Nguyên lí làm việc của công tắc tơ điện một chiều kiểu điện từ cũng tương tự như trên, thường chỉ khác ở hình dáng kết cấu truyền động của mạch từ tới tiếp điểm. Cụ thể là công tắc tơ điện một chiều hầu hết sử dụng mạch từ kiểu supáp có tiếp điểm động bắt chặt ngay vào nắp. Ngoài ra, vì là điện một chiều nên mạch từ thường làm bằng sắt từ mềm, cuộn dây thường có hình trụ tròn, có thể quấn sát vào lõi vì lõi thép ít nóng hơn trường hợp điện xoay chiều. Hình dạng chung của công tắc tơ một chiều như hình 8-4.
Trong đó: 1. là tiếp điểm tĩnh được bắt chặt vào quai 2; 3 cuộn dập hồ quang; 4. dây dẫn; 5. đế cách điện; 6. móc thép;
7. tiếp điểm động; 8. giá đỡ;9. cọc dẫn dây ra; 10. dây mềm; 11. sừng bảo vệ tiếp điểm động ; 12. lò xo.