L 0: giá trị điện cảm ban đầu của cảm biến δ= δ0; S= S0.
6. Nguyên lí làm việc của hệ thống dập hồ quang
Theo lí thuyết có các nguyên tắc cơ bản đã được nêu trong chương 1. Ta xét ở đây một vài kết cấu dập hồ quang đang phổ biến:
a) Thiết bị dập hồ quang trong công tắc tơ một chiều
Trong công tắc tơ một chiều thường dùng phương pháp dập hồ quang bằng từ trường ngoài. Hệ thống này được chia ra làm ba loại :
+Hệ thống có cuộn dây dập hồ quang nối nối tiếp (thường được sử dụng do có nhiều ưu điểm như: chiều thổi từ không đổi vì khi dòng điện thay đổi chiều thì chiều từ trường cũng thay đổi theo. Ngoài ra có sụt áp trên cuộn dây dập hồ quang nhỏ).
+Hệ thống có cuộn dây dập hồ quang nối song song (loại này ít được dùng do nhiều nhược điểm như: chiều lực tác dụng vào hồ quang phụ thuộc chiều dòng tải, cách điện cuộn dập lớn do đấu song song với nguồn, khi sự cố ngắn mạch gây sụt áp thì hiệu quả dập giảm nhiều).
+Hệ thống dùng nam châm điện vĩnh cửu (về bản chất gần giống cuộn dây mắc song song nhưng có những ưu điểm sau: không tiêu hao năng lượng để tạo từ trường, giảm được tổn hao cho công tắc tơ, không gây phát nóng cho công tắc tơ, vì vậy khi dòng điện bé loại này được sử dụng rộng rãi).
Hình 8-1 là kết cấu thiết bị dập hồ quang điện một chiều trong công tắc tơ.
b) Thiết bị dập hồ quang trong công tắc tơ xoay chiều
Các công tắc tơ xoay chiều thông dụng dùng trong công nghiệp thường bố trí chế tạo có hai điểm ngắt trên một pha (dùng tiếp điểm kiểu bắc cầu).
Để nâng cao độ tin cậy làm việc của bộ phận dập hồ quang và để bảo vệ tiếp điểm thường bố trí bổ xung các các biện pháp như:
Hình 8-1: Kết cấu thiết bị dập hồ quang một chiều:1.Các tiếp điểm;2.Sừng dập hồ quang;3.cuộn dây dập hồ quang;4.Mạch từ dập;5.Má hộp;6.Khe hở hộp;7.Phiến của lưới dập.
+Dập hồ quang bằng cuộn dây thổi từ nối tiếp kèm hộp dập hồ quang có khe hẹp.
+ Chia hồ quang ra làm nhiều hồ quang ngắn, hồ quang bị thổi vào hộp cấu trúc bằng nhiều tấm thép ghép song song.