Khả năng sinh trưởng của cỏ Linh lăng trong các môi trường đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng, hấp thụ Asen (As) của cỏ Linh lăng (Medicago Sativa). (Trang 41)

nng độ pH khác nhau

Bảng 4.2 : Sự biến động về số cây cỏ Linh lăng trong thời gian nghiên cứu

(Đơn vị : cây)

Ghi chú: các số có cùng chỉ số a, b (theo cột) không có sự sai khác đáng kể ở mức ý nghĩa α = 0,05. Công thức 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng M ± SD M ± SD M ± SD M ± SD CT1 17,00±1,00b 16,67±0,58b 16,33±0,58b 16,00±1,00b CT2 19,33±0,58a 19,00±1,00a 18,67±0,58a 18,33±0,58a CT3 18,33±0,58ab 18,00±1,00ab 17,67±0,58a 17,33±0,58ab LSD0,05 1,49 1,76 1,15 1,49 CV% 4,09 4,93 3,29 4,33

0 5 10 15 20 25 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng

S cây c Linh lăng trong môi trường nhim As

CT1 CT2 CT3

Hình 4.1: Sự biến động về số cây trong thời gian nghiên cứu Nhận xét:

Qua số liệu ở bảng 4.2 và hình 4.1 ta thấy số lượng cây trong các chậu giảm không nhiều càng về sau số lượng cây càng ổn định, giữa các công thức có sự chênh lệch. Số lượng cây nhiều nhất ở CT2, tiếp theo là CT3 và ít nhất là CT1. Cụ thể:

+ Ở CT1 với số lượng cây ít nhất sau các giai đoạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng lần lượt là 17,00 cây; 16,67 cây; 16,33 cây và 16,00 cây.

+ Số lượng cây cao nhất ở CT2 với trung bình từng tháng lần lượt :19,33 cây; 19,00 cây; 18,67 cây và 18,33 cây.

+ CT3 có số lượng ở giữa 2 công thức trên với trung bình số cây lần lượt ở các giai đoạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng là: 18,33 cây; 18,00 cây; 17,67 cây và 17,33 cây.

Kết quả phân tích ANOVA cho thấy đối với chỉ tiêu số cây ở tất cả các công thức được xử lý không có sự sai khác với mức ý nghĩa α = 0,05. Từ đó, ta thấy được nồng độ pH chưa ảnh hưởng nhiều đến số lượng cây cỏ Linh Lăng.

Bảng 4.3: Sự biến động về chiều cao cây cỏ Linh lăng trong thời gian nghiên cứu

( Đơn vị: cm)

Ghi chú: các số có cùng chỉ số a, b, c (theo cột) không có sự sai khác đáng kể ở mức ý nghĩa α = 0,05. 0 5 10 15 20 25 30 35 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng cm tháng Chiều cao cỏ linh lăng trong môi trường nhiễm As

CT1 CT2 CT3

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện sự biến động về chiều cao cây theo thời gian nghiên cứu

Nhận xét:

Số liệu bảng 4.3 và hình 4.2 cho thấy với nồng độ pH khác nhau cỏ Linh lăng vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường và tăng theo từng tháng. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa tháng công thức. Cỏ linh lăng phát triển mạnh nhất ở CT2 (pH=6,9) sau 4 tháng tăng từ 6,81 cm đến 30,52 cm và phát triển chậm Công thức 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng M ± SD M ± SD M ± SD M ± SD CT1 4,46±0,23c 11,33±0,24c 19,93±0,18c 28,17±0,32c CT2 6,81±0,26a 13,87±0,22a 22,14±0,29a 30,52±0,20a CT3 5,63±0,19b 12,82±0,14b 21,41±0,19b 29,39±0,20b LSD0,05 0,27 0,35 0,25 0,16 CV 2,38 1,39 0,59 0,28

nhất ở CT1 (pH=4,8) sau 4 tháng tăng từ 4,46 cm đến 28,17 cm. Chiều cao cây tỷ lệ với nồng độ pH trong đất như sau:

+ CT1 (pH=4,8): sau 2 tháng cây có chiều cao là 11,33 cm, 4 tháng cỏ Linh lăng có chiều cao là 28,17 cm.

+ CT2 (pH= 6,9): sau 2 tháng cây có chiều cao là 13,87 cm, 4 tháng có chiều cao là 30,52 cm.

+ CT3 (pH=8,9): sau 2 tháng cỏ Linh lăng có chiều cao là 12,82 cm, 4 tháng cây có chiều cao là 29,39 cm.

Kết quả phân tích ANOVA đối với chỉ tiêu là chiều cao cây ở các công thức xử lý có sự sai khác với độ tin cậy 95%, chứng tỏ ở các nồng độ pH nghiên cứu có ảnh hưởng đến chiều cao của cỏ Linh lăng. Điều này cho thấy, trong môi trường đất có chứa As với các môi trường pH khác nhau cỏ Linh lăng vẫn có thể sinh trưởng và phát triền bình thường.

Bảng 4.4: Sự biến động về chiều dài rễ cỏ Linh lăng trong thời gian nghiên cứu

(Đơn vị: cm)

Công thức Sau 2 tháng nghiên cứu Sau 4 tháng nghiên cứu

M ± SD M ± SD CT1 9,97±0,26c 16,66±0,17c CT2 11,92±0,32a 19,36±0,26a CT3 11,04±0,31b 17,94±0,17b LSD0,05 0,21 0,26 CV% 0,95 0,72

Ghi chú: các số có cùng chỉ số a, b, c (theo cột) không có sự sai khác đáng kể ở mức ý nghĩa α = 0,05. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0 5 10 15 20 25

Sau 2 tháng nghiên cứ u Sau 4 tháng nghiên cứ u

cm

tháng

CT1

CT2

CT3

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện sự biến động về chiều dài rễ trong thời gian thí nghiệm

Nhận xét: Ta thấy chiều dài rễ của cỏ Linh lăng phát triển đồng đều theo thời gian và có sự khác nhau giữa các công thức, rễ phát triền nhanh ở CT2, chậm lại ở CT3 và phát triển chậm nhất ở CT1.

Cụ thể:

+ CT1 (pH=4,8), sau 2 tháng có chiều dài rễ là 9,97 cm, 4 tháng có chiều dài là 16,66 cm.

+ CT2 (pH=6,9), sau 2 tháng cỏ linh lăng có chiều dài rễ là 11,92 cm, sau 4 tháng tăng lên đến 19,36 cm.

+ CT3 (pH=8,9), sau 2 tháng rễ cỏ linh lăng có chiều dài là 11,04 cm, sau 4 tháng có chiều dài là 17,94 cm.

Kết quả phân tích ANOVA cho thấy đối với chỉ tiêu số cây ở tất cả các công thức xử lý có sự sai khác đáng kể với mức ý nghĩa α = 0,05. Điều này chứng tỏ, trong môi trường đất chứa As với nồng độ pH khác nhau có dấu hiệu ảnh hưởng tới sự phát triển độ dài rễ của cỏ Linh lăng.

* Nhận xét chung: Theo kết quả theo dõi các chỉ tiêu về số cây, chiều cao cây, chiều dài rễ thì khả năng sinh trưởng của cỏ Linh lăng trong các công thức khác nhau là khác nhau. Trong đó, cỏ Linh lăng sinh trưởng tốt nhất ở

CT2 (pH=6,9), tiếp đó là CT3 (pH=8,9) và cây sinh trưởng thấp nhất ở CT1 (pH=4,8). Kết quả phân tích ANOVA cho thấy các chỉ tiêu sinh lý ở tất cả các công thức xử lý có sự sai khác ở độ tin cậy 95%, điều này chứng tỏ trong môi trường đất ô nhiễm As các mức pH nghiên cứu có dấu hiệu ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của cỏ linh lăng. Điều này chứng minh rằng trong môi trường có kim loại As và độ pH tăng thì cỏ linh lăng vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.

4.2.2.Kh năng hp th As ca C linh lăng trong thân lá và r

Tích lũy KLN trong cây đó là khả năng đặc biệt của một số thực vật nhất định. Một số loại thực vật được chọn làm đối tượng xử lý đất ô nhiễm, bên cạnh điều cần là phải sống được trong điều kiện đất bị ô nhiễm KLN cho sinh khối cao, thì điều kiện đủ là phải hút và tích lũy KLN trong thân và rễ với nồng độ cao. Như vậy kết quả trên đã cho thấy, cỏ Linh lăng đã thỏa mãn điều kiện cần, còn kết quả ở bảng 4.6 và hình 4.5, hình 4.6 sẽ kiểm tra điều kiện đủ đối với việc sử dụng cỏ linh lăng để xử lý đất bị ô nhiễm bởi As ở môi trường pH

khác nhau.

Bảng 4.5: Hàm lượng As tích lũy trong thân lá và rễ của cỏ Linh lăng sau 2 tháng và 4 tháng trồng trong môi trường pH khác nhau (n=3, Mean±Sd)

(Đơn vị : mg/kg)

CT

Sau 2 tháng nghiên cứu Sau 4 tháng nghiên cứu Hàm lượng As trong thân lá Hàm lượng As trong rễ Hàm lượng As trong thân lá Hàm lượng As trong rễ CT1 (pH=4,8) 10,78±0,89 a 15,90±0,62a 19,08±0,39a 36,38±0,76a CT2 (pH=6,9) 8,08±0,94 b 14,30±0,46b 10,65±0,36b 30,75±0,61b CT3 (pH=8,9) 5,92±0.82 c 12,09±0,83c 8,78±0,21c 27,44±0,68c LSD0,05 1,77 1,30 0,66 1,37

Ghi chú: các số có cùng chỉ số a, b, c (theo cột) không có sự sai khác đáng kể ở mức ý nghĩa α = 0,05.

Qua bảng 4.5 ta thấy sau 4 tháng thí nghiệm, ở tất cả các chậu thí nghiệm, cỏ linh lăng đều có khả năng tích lũy As. Theo kết quả phân tích ANOVA, hàm lượng As tích lũy trong thân lá và rễ của cỏ Linh lăng ở các công thức khác nhau có sự sai khác ởđộ tin cậy 99%.

10,78 8,08 5,92 15,9 14,3 12,09 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 CT1 CT2 CT3 cm CT Hàm lượng As tích lũy trong cỏ Linh lăng sau 2 tháng nghiên cứu

Hàm lượng As trong thân lá (mg/kg) Hàm lượng As trong rễ (mg/kg)

Hình 4.4: Hàm lượng As trong thân lá và rễ của cỏ Linh lăng sau 2 tháng nghiên cứu

Nhận xét:

Từ bảng 4.5 và hình 4.4, ta thấy sau 2 tháng thí nghiệm trong 3 công thức với các môi trường pH khác nhau của cùng một nồng độ As được chọn làm thí nghiệm, cỏ Linh lăng có khả năng tích lũy trong thân lá và rễ. Nồng độ tích lũy As trong thân lá và trong rễ cao nhất ở CT1 (pH=4,9) lần lượt là 10,78 mg/kg và 15,9 mg/kg và thấp nhất ở CT3 (pH= 8,9) lần lượt là 5,92 mg/kg và 12,09 mg/kg. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.5: Hàm lượng As trong thân lá và rễ của cỏ linh lăng sau 4 tháng nghiên cứu

Nhận xét:

Kết quả ở bảng 4.5 và hình 4.5 cho thấy, sau 4 tháng nghiên cứu với cùng một nồng độ As được chọn làm thí nghiệm trong 3 công thức với môi trường pH khác nhau, cỏ linh lăng đều tích lũy As trong thân lá và rễ với hàm lượng tương đối lớn.

Nồng độ tích lũy As trong thân lá và rễ cao nhất ở CT1 (pH=4,8) lần lượt là 19,08 mg/kg và 36,38 mg/kg và thấp nhất ở CT3 (pH=8,9) lần lượt là 8,78 mg/kg và 27,44 mg/kg.

•Nhận xét chung:

Qua kết quả nghiên cứu ta thấy, hàm lương As tích lũy trong rễ của cỏ Linh lăng cao hơn rất nhiều so với thân lá xảy ra ở tất cả các công thức.

Mặc dù khả năng sinh trưởng của cỏ linh lăng ở CT2 (pH=6,9) cao hơn ở CT1( pH=4,8), nhưng khả năng tích lũy As trong cỏ linh lăng ở CT1 lại cao hơn CT2.

Kết quả trên cho thấy trong môi trường có pH cao (ở CT3 với pH = 8,9) thì khả năng di động của As thấp nên khả năng hút As của cỏ linh lăng là kém

nhất. Còn ở môi trường có pH thấp (ở CT1 với pH = 4,8) thì khả năng linh động của As cao nên hút được nhiều nhất.

Nhìn chung, qua 4 tháng nghiên cứu thì khả năng tích lũy As trong thân lá và rễ từ trong môi trường đất có chứa As ở CT1 là cao nhất và thấp nhất ở CT3.

Điều này chứng tỏ khả năng hấp thụ As trong đất không có quan hệ mật thiết đến khả năng sinh trưởng của cây vì ở CT2 khả năng sinh trưởng cao nhưng khả năng tích lũy lại không bằng CT1, còn ở CT1 khả năng sinh trưởng kém nhất nhưng lại tích lũy As trong thân lá và rễ cao nhất

Như vậy ở môi trường pH khác nhau thì khả năng tích lũy As trong thân lá và rễ là khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng, hấp thụ Asen (As) của cỏ Linh lăng (Medicago Sativa). (Trang 41)