Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ xử lý KLN trong đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng, hấp thụ Asen (As) của cỏ Linh lăng (Medicago Sativa). (Trang 29)

Biện pháp sử dụng thực vật để xử lý đất ô nhiễm KLN được coi là một phương pháp kinh tế đặc biệt. Năm 1998, Cục môi trường Châu Âu (EEA) đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương pháp xử lý KLN trong đất bằng phương pháp truyền thống và phương pháp sử dụng thực vật tại 1.400.000 vị trí bị ô nhiễm ở Tây Âu, kết quả cho thấy chi phí trung bình của phương pháp truyền thống trên 1 hecta đất từ 0,27 đến 1,6 triệu USD, trong khi phương pháp sử dụng thực vật chi phí thấp hơn 10 đến 1000 lần.

Một ưu điểm rất thiết thực của việc sử dụng thực vật so với các phương pháp hóa lý ở chỗ, sau khi xử lý bằng các phương pháp hóa lý, đất thu hồi thường không thể trồng cây lại vì các phương pháp này khi xử lý chất ô nhiễm thường cũng loại bỏ luôn các hoạt động sống của các sinh vật bao gồm cả các vi sinh vật có lợi như vi khuẩn cố định đạm, nấm cũng như hệ động vật trong đó. Còn với công nghệ sử dụng thực vật thì đất sau khi được cải tạo vẫn có thể trồng cây hoàn toàn bình thường.

Trong thực tế, biện pháp xử lý ô nhiễm bằng thực vật đòi hỏi phải đáp ứng một số điều kiện cơ bản như dễ trồng, có khả năng vận chuyển nhanh các chất ô nhiễm từ đất lên thân, chống chịu được với nồng độ các chất ô nhiễm cao và cho sinh khối lớn. Tuy nhiên, hầu hết các loài thực vật có khả năng tích lũy KLN cao là những loài phát triển chậm và có sinh khối nhỏ, trong khi các loài thực vật cho sinh khối lớn thường rất mẫn cảm với nồng độ có KLN cao

Bảng 2.9. Ưu điểm và hạn chế của công nghệ sử dụng thực vật xử lý KLN

Ưu điểm Hạn chế

Dùng ánh sáng mặt trời Sinh khối giới hạn

Xử lý tại chỗ và chuyển chỗ Chỉ giới hạn cho tầng đất nông, nước chảy và nước ngầm

Được chấp nhận rộng rãi và thân thiện với môi trường

Tích lũy nhiều chất ô nhiễm độc hại sẽ gây độc cho cây

Chi phí thấp: 10 – 20% so với các phương pháp truyền thống Khả năng hấp thụ sinh học và độc tính của các sản phẩm phân hủy chưa được xác định Ít chất thải thứ cấp hơn Chậm hơn các phương pháp truyền thống

Không có mùi hôi thối

Chất ô nhiễm có khả năng đi vào chuỗi thức ăn thông qua động vật ăn cây cỏ

Đất sau xử lý có thể tiếp tục sử dụng Các chất ô nhiễm có khả năng ngấm sâu hơn vào nước ngầm theo rễ cây

(Nguồn: Jeanna R.Henry, 2000)

Mặc dù biện pháp này vẫn còn một số tồn tại, nhưng hiện nay nó vẫn là biện pháp hứa hẹn có hiệu quả cao về khía cạnh kinh tế, môi trường và đang trở

thành biện pháp đầy triển vọng của thế kỷ 21 ở cả các nước phát triển và đang phát triển (Ghosh, M., Singh, S.P., 2005).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng, hấp thụ Asen (As) của cỏ Linh lăng (Medicago Sativa). (Trang 29)