Công nghệ thực vật xử lý KLN trong đất là một dạng của công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm. Đây là loại công nghệ bao gồm phức hệ các cơ chế khác nhau của mối quan hệ giữa thực vật và môi trường đất
2.3.3.1. Cơ chế chiết tách chất ô nhiễm bằng thực vật
Quá trình tách chiết chất ô nhiễm bằng thực vật là quá trình xử lý chất độc đặc biệt là KLN, bằng cách sử dụng các loài thực vật hút chất ô nhiễm qua rễ sau đó chuyển hóa lên các cơ quan mặt đất của thực vật. Chất ô nhiễm tích lũy vào thân cây và lá, sau đó thu hoạch và loại bỏ khỏi môi trường
2.3.3.2. Cơ chế cố định chất ô nhiễm bằng thực vật
Quá trình xói mòn, rửa trôi và thẩm thấu có thể di chuyển chất ô nhiễm trong đất mặt, nước ngầm. Cơ chế cố định chất ô nhiễm nhờ thực vật là cách mà chất ô nhiễm tích lũy ở rễ cây và kết tủa trong đất. Quá trình diễn ra nhờ chất tiết ở rễ thực vật cốđịnh chất ô nhiễm và khả năng linh động của kim loại trong đất. Thực vật được trồng trên các vùng đất ô nhiễm cũng cố định được đất và có thể bao phủ bề mặt dẫn đến làm giảm xói mòn đất, ngăn chặn khả năng tiếp xúc trực tiếp giữa chất ô nhiễm và động vật (Võ Văn Minh, 2009) [12].
2.3.3.3. Cơ chế xử lý chất ô nhiễm nhờ quá trình thoát hơi nước ở thực vật
Thực vật có thể loại bỏ chất độc trong đất thông qua cơ chế thoát hơi nước. Đối với quá trình này, chất ô nhiễm hòa tan được hấp thụ cùng với nước vào rễ, chuyển hóa lên lá và bay hơi vào không khí thông qua khí khổng.