Nhóm giải pháp giải quyết vấn đề về tài chính và tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trang thu hút và sử dụng vốn ODA ở tỉnh Nghệ An (Trang 64)

- Nhóm ngành y tế, giáo dục, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong vốn cam kết (13,2%), tuy

Bảng 3.1: Cơ cấu vốn ODA tỉnhNghệ An theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2011 –

3.2.6. Nhóm giải pháp giải quyết vấn đề về tài chính và tín dụng

Các dự án của tỉnh Nghệ An sử dụng nguồn vốn ODA đều mang tính công ích cao. Việc hoàn vốn của các dự án phụ thuộc không nhỏ vào điều kiện tín dụng của nguồn vốn dành cho dự án, do đó các cơ quan Nhà nước cần có các biện pháp nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về điều kiện tài chính tín dụng. Các biện pháp cần làm là:

- Giải quyết vốn đối ứng.

Vốn đối ứng trong các dự án ODA được hiểu là tổng giá trị các nguồn lực (tiền mặt, hiện vật, công lao động...) huy động trong nước để chuẩn bị và thực hiện chương trình, dự án ODA thường được sử dụng để đền bù vào giải phóng mặt bằng, thanh toán thuế xuất nhập khẩu, xây dựng một số cấu phần nhất định như : kho, bãi, chi lương cho cán bộ Việt Nam, thuê văn phòng... và thường chiếm tỷ trọng không lớn, chỉ vào khoảng 15 - 20% tổng vốn đầu tư của dự án ODA. Tuy nhiên các dự án ODA của tỉnh Nghệ An chỉ chiếm trên 10% tổng vốn đầu tư.

Vốn đối ứng là một khó khăn của ngành như đã trình bày trong phần tồn tại và nguyên nhân. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cũng như tiến độ thực hiện dự án, các cơ quan chức năng của nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để đăng ký vốn đối ứng, đơn giản hoá thủ tục xin vốn đối ứng cho các dự án.

- Các chính sách cho vay lại của Nhà nước cần có quy định rõ ràng, thể hiện sự minh bạch và công khai.

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

- Hài hoà thủ tục về tài chính với các Nhà tài trợ

Trong thời gian tới cần phải có giải pháp hỗ trợ xử lý nhanh các thủ tục liên quan đến phê duyệt thanh toán hợp đông khảo sát, cũng như phê duyệt hợp đồng thi công để đẩy nhanh tiến độ gói thầu. Giải quyết các thủ tục về kinh phí cho công tác giải phóng mặt bằng, chi trả tiền thuê đất và thuế sử dụng đất trong thời gian xây dựng công trình. Điều này góp phần quan trọng giảm thời gian giải ngân vốn và thời gian thực hiện dự án.

- Tỉnh Nghệ An cần có một bộ phận chức năng về tài chính để tổng hợp hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ các thủ tục về tài chính trong triển khai và thực hiện dự án.

- Để cải thiện và nâng cao tốc độ giải ngân vốn ODA,ngoài các giải pháp trên, còn có một số biện pháp hỗ trợ như tỉnh Nghệ An phải quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng đầu vào của nguồn vốn ODA. Phải lựa chọn các dự án phù hợp, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và trung hạn. Cần chú trọng tới cơ cấu và tính bền vững của các nguồn vốn ODA. Do đó, để có thể phối hợp trong quan hệ hợp tác phát triển nói chung và tạo điều kiện cho việc giải ngân đúng tiến độ các bên cần có thông tin chính xác và tôn trọng lợi ích của nhau.

Một phần của tài liệu Thực trang thu hút và sử dụng vốn ODA ở tỉnh Nghệ An (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)