Hoàn thiện khung pháp lý

Một phần của tài liệu Thực trang thu hút và sử dụng vốn ODA ở tỉnh Nghệ An (Trang 59)

- Nhóm ngành y tế, giáo dục, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong vốn cam kết (13,2%), tuy

Bảng 3.1: Cơ cấu vốn ODA tỉnhNghệ An theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2011 –

3.2.2. Hoàn thiện khung pháp lý

Căn cứ vào hệ thống văn bản pháp quy của Chính phủ và các cơ quan TW như Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2006 về việc phân cấp, quản lý, sử dụng vốn ODA, Nghệ An cần ban hành quy chế quản lý thu hút và sử dụng ODA trên địa bàn tỉnh theo hướng:

- Quản lý minh bạch, có trách nhiệm đầu tư công theo các quy định trong nước và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế; thực hiện các chương trình và giải pháp cụ thể để phòng chống thất thoát và lãng phí.

- Bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán rõ ràng, minh bạch, đơn giản, dễ thực hiện và đúng quy định. Việc phân cấp quản lý phải rõ ràng minh bạch, tránh hiện tượng chồng chéo, làm dụng quyền lực. Thể hiện như sau: UBND tỉnh Nghệ An là cơ quan chủ quản trong thu hút, quản lý và sử dụng ODA còn Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An là cơ quan đầu mối về vận động, quản lý và sử dụng ODA.

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

- Tăng cường theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA; xây dựng cơ chế theo dõi và giám sát của cộng đồng, góp phần phòng chống thất thoát, lãng phí. Hiện nay tham nhũng đang là một căn bệnh trầm kha của nền kinh tế nước ta. Vì vậy việc tăng cường giám sát đánh giá tình hình hoạt động của các chương trình dự án ODA là điều tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA.

- Áp dụng các chế tài để các đơn vị thụ hưởng hiệu quả nguồn vốn, đồng thời phòng ngừa và xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng kém hiệu quả và vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng ODA.

Một phần của tài liệu Thực trang thu hút và sử dụng vốn ODA ở tỉnh Nghệ An (Trang 59)