Bảng 2.8: Tình hình giải ngân của tỉnhNghệ An theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2001-

Một phần của tài liệu Thực trang thu hút và sử dụng vốn ODA ở tỉnh Nghệ An (Trang 40)

- Nhóm ngành y tế, giáo dục, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong vốn cam kết (13,2%), tuy

Bảng 2.8: Tình hình giải ngân của tỉnhNghệ An theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2001-

Bảng 2.8: Tình hình giải ngân của tỉnh Nghệ An theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2001- 2005 giai đoạn 2001- 2005 Ngành, lĩnh vực Vốn ODA thu hút (tỷ đồng) Vốn ODA giải ngân (tỷ đồng) Tỷ lệ giải ngân (%) Nông nghiệp và PTNT 315,163 176,975 56%

Năng lượng và Công

nghiệp 216,464 109,823 50%

Giao thông, BCVT, cấp thoát nước và đô thị

324,135 156,076 48%

Y tế, giáo dục, môi

trường và KHCN 265,813 162,548 61%

Tổng 1187.102 605,422 51%

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An)

Có thể nhận thấy các dự án ở giai đoạn này tính đến thời điểm hiện nay thì đã được giải ngân vừa phải, tỷ lệ giải ngân là 51%. Trong đó, lĩnh vực Y tế - giáo dục có tỷ lệ giải ngân là cao nhất là 61% với số vốn giải ngân là 162,548 tỷ đồng, điều này có thể lý giải vì các dự án đầu tư trong lĩnh vực này thường có thời gian thực hiện nhanh nên tỷ lệ giải ngân cao. Các dự án ở lĩnh vực Nông nghiệp - PTNT cũng có đặc điểm là thời gian thực hiện dự án

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

không kéo dài, và các bước hoàn thành dự án đơn giản hơn các dự án đầu tư vào xây dựng các công trình nên tỷ lệ giải ngân khá cao là 56%. Lĩnh vực Giao thông, cấp thoát nước và đô thị, do đặc thù của lĩnh vực này là các dự án có thời gian triển khai và thực hiện tương đối dài nên thời gian giải ngân cho lĩnh vực này cũng mất nhiều năm, vì thế tỷ lệ giải ngân trong giai đoạn này là 48%. Có nhiều dự án năm 2005 mới bắt đầu triển khai thực hiện nên vẫn chưa được giải ngân ở giai đoạn này, do đó tỷ lệ giải ngân ở lĩnh vực này là thấp hơn các lĩnh vực khác.

Giai đoạn 2006 - 2011

Bảng 2.9: Tình hình giải ngân của tỉnhNghệ An theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2006- 2011 Ngành, lĩnh vực Vốn ODA thu hút (Tỷ Đ) Vốn ODA giải ngân (Tỷ Đ) Tỷ lệ giải ngân (%) Nông nghiệp và PTNT 540,914 270,449 50%

Năng lượng và Công nghiệp 399,277 179,674 45% Giao thông, BCVT, cấp thoát

nước và đô thị 2,501,360 644,032 26%

Y tế, GD, MT & KHCN 523,759 314,255 60%

Tổng 3.965,310 1.408,410 35,5%

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An)

Nói chung ở giai đoạn này tình hình giải ngân còn thấp, cũng do nhiều nguyên nhân, nhưng là phần lớn là do ở giai đoạn này có nhiều dự án mới bắt đầu đi vào triển khai, nhận vốn đầu tư nhưng chưa giải ngân được. Trong các lĩnh vực thì Y tế- giáo dục vẫn là lĩnh vực được giải ngân nhanh nhất vì các dự án thuộc lĩnh vực này có thời gian thực hiện cũng như triển khai là ngắn. Nhìn chung, các lĩnh vực đều có tỷ lệ giải ngân hợp lý, mặc dù đang còn thấp nhưng tỷ lệ này ở mức trung bình so với cả nước, tuy nhiên chỉ có lĩnh vực

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

giao thông và đô thị có dự án do WB tài trợ vừa mới được triển khai năm 2011, vì thế tỷ lệ giải ngân còn thấp, trong khi nguồn vốn của dự án đó lại rất lớn. Đó là lý do tỷ lệ giải ngân của toàn tỉnh bị kéo xuống thấp, chỉ còn 35,5%.

Vì vậy, khi chúng ta đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA, chúng ta cần xem xét cụ thể từng nhân tố và từng yếu tố cấu thành nên các con số để tránh đánh giá một cách sai lệch về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA.

Ngoài ra, tuỳ vào từng đặc trưng của từng lĩnh vực mà hình thức giải ngân tác động đến tỷ lệ giải ngân của từng dự án. Với các dự án ở lĩnh vực Y tế - giáo dục và lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT, các dự án có vốn ODA viện trợ tập trung nhiều hơn các lĩnh vực khác nên hình thức giải ngân không gây cản trở nhiều đến thời gian giải ngân và tỷ lệ giải ngân của các dự án. Hình thức được sử dụng chủ yếu với các dự án có vốn viện trợ không hoàn lại và nhà tài trợ chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản NSNN, từ đó chuyển về địa phương.

Với các dự án ở lĩnh vực Giao thông, BCVT, cấp thoát nước và đô thị thường có các dự án lớn và phải thành lập Ban quản lý dự án (BQLDA) hoặc có các dự án có hợp đồng xây lắp lớn, hợp đồng tư vấn,…. Các hình thức giải ngân được áp dụng đối với các dự án này thường là mở tài khoản đặc biệt hoặc mở tài khoản tạm ứng hoặc thanh toán trực tiếp (sau khi được cơ quan quản lý về ODA của Chính phủ chấp thuận đề nghị của BQLDA),.. Chính vì sự phức tạp của hình thức giải ngân đối với các dự án này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian giải ngân và tỷ lệ giải ngân của các dự án trong lĩnh vực này.

b) Sử dụng và quản lý ODA theo nhà tài trợ

Giai đoạn 2001 - 2005

Trong giai đoạn này,tỉnh Nghệ An đã vận động được tổng số 12 dự án với tổng số vốn là 1.187 tỷ đồng từ các nhà tài trợ song phương và đa phương.

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Số vốn mà các nhà tài trợ cam kết , ký kết viện trợ cho Việt Nam không ngừng gia tăng, tuy nhiên đó chỉ là những con số trên lý thuyết. So với những con số ký kết trên giấy tờ thì tỷ lệ giải ngân vốn vẫn ở dưới mức cam kết và thấp hơn mức trung bình của các nước khác trong khu vực. Nhật Bản là đối tác tài trợ nhiều nhất cho Việt Nam. Tuy nhiên so với số vốn hàng năm mà Nhật Bản cam kết viện trợ cho Việt Nam từng năm thì số vốn ký kết được giải ngân khá nhỏ. Chính vì thế mà vốn giải ngân về đến địa phương cũng nhỏ.

Một phần của tài liệu Thực trang thu hút và sử dụng vốn ODA ở tỉnh Nghệ An (Trang 40)