Do hoạt động chăn nuôi

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã Hà Vị huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn. (Trang 54)

Hoạt động chăn nuôi của xã chủ yếu là chăn nuôi lợn, vịt. Hoạt động chăn nuôi có xu hướng tăng số lượng so với năm 2012 và chỉ là chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình. Hoạt động chăn nuôi thải ra một lượng lớn chất thải như phân, nước tiểu, thức ăn thừa, nước cọ rửa chuồng, tắm rửa cho vật nuôi. Chất thải từ hoạt động chăn nuôi có đặc thù là chứa nhiều chất hữu cơ và có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao,… Hiện nay chất thải này vẫn chưa có biện pháp thu gom và xử lý hợp lý nên đã và đang là nguồn gây ô nhiễm không những gây ảnh hưởng đến con người mà góp phần làm tăng ô nhiễm nước. Việc kiểm soát nguồn ô nhiễm này rất khó khăn do quy mô nhỏ lẻ và phân tán theo hộ gia đình.

Bảng 4.15: Nguồn tiếp nhận nước thải chăn nuôi của các hộ gia đình Nguồn tiếp nhận Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

Ao, hồ, sông, kênh, mương 18 30

Hố phân 11 18,3

Thải trực tiếp ra vườn, ruộng 24 40

Biogas 7 11,7

Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện nguồn tiếp nhận nước thải chăn nuôi của các hộ gia đình

Nhận xét: Qua biểu đồ trên ta thấy, phần lớn nước thải chăn nuôi của các hộ gia đình không qua xử lý mà được thải trực tiếp ra vườn, ruộng (chiếm 40%), thải ra ao, hồ, sông, kênh, mương (chiếm 30%), hay thải trực tiếp ra hố phân (18,3%), chỉ có 11,7% các hộ gia đình có hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi (bể Biogas) trước khi thải ra môi trường. Có 18,3% số hộ đã tiến hành thu gom nước thải chăn nuôi (thải vào hố phân) nhưng các hộ chỉ dừng lại ở việc thu gom mà không hề có biện pháp xử lý nguồn gây ô nhiễm môi trường nước này. Bởi lẽ các hộ chỉ tiến hành thu gom nhưng sau đó lại sử dụng nước thải chăn nuôi để tưới cho lúa, rau màu. Đây chính là nguồn xâm nhập các chất ô nhiễm cùng với 40% thải trực tiếp ra vườn ruộng vào các thủy vực, đồng thời sẽ ngấm vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã Hà Vị huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn. (Trang 54)