Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã Hà Vị huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn. (Trang 31)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Hà Vị nằm ở phía nam của huyện Bạch Thông, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 12 km, có diện tích tự nhiên 1.251,17 ha, chiếm 2,37% diện tích tự nhiên huyện Bạch Thông, bao gồm 9 thôn bản.

- Phía Bắc giáp xã Lục Bình.

- Phía Đông giáp xã Cẩm Giàng và xã Quân Bình. - Phía Tây giáp xã Đôn Phong

- Phía Nam giáp thị xã Bắc Kạn.

Với vị trí giáp với thị xã Bắc Kạn, thị tứ Cẩm Giàng, trung tâm cụm xã Lục Bình, có đường quốc lộ 3 chạy qua tạo tạo điều kiện cho việc giao lưu phát triển Kinh tế - Văn hoá - Xã hội với các xã trong huyện và thị xã Bắc Kạn - Trung tâm Kinh tế, Xã hội trong tỉnh.

4.1.1.2. Địa hình - địa mạo

Hà Vị nằm trong khu vực có vị trí phức tạp bị chia cắt bởi sông suối và núi đá với 2 dạng địa hình chính :

- Địa hình đồi núi chiếm diện diện tích của xã khá lớn phân bố ở khu vực phía tây của xã. Độ dốc trung bình phổ biến là 400 m - 600 m

- Địa hình thung lũng phân bố ở khu vực trung tâm xã theo tuyến đường liên huyện từ quốc lộ 3 giáp xã Lục Bình và dọc theo suối Tà Liềng tạo nên những cánh đồng bậc thang màu mỡ.

4.1.1.3. Khí hậu

Xã Hà Vị mang khí hậu đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng núi phía Bắc. Mùa đông khô lạnh, mùa hè nóng, mưa nhiều. Khí hậu ở xã chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm có từ tháng 5 đến tháng 9 và mùa đông hanh, khô từ tháng mười đến tháng bốn năm sau.

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm 20,20C; + Nhiệt độ cao tuyệt đối 38,5 0C; + Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 30C;

- Lượng mưa bình quân trong năm khoảng 1.410 mm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9.

- Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 82% tháng 7,8,9 có độ ẩm tương đối cao 84,85% và tháng 11,12,01 có độẩm tương đối thấp 78%

- Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 1.070 mm, biến động trong các tháng giới hạn 73,6 - 113,5 mm/ tháng. Lượng mưa bốc hơi vào các tháng 2, 8 và cao vào các tháng 5,10,11 với nhiệt độ cao.

4.1.1.4. Thủy văn

Xã Hà Vị có mạng lưới thuỷ văn gồm mạng lưới sông suối khá dày chảy trên địa bàn gồm: Suối Tà Liềng, suối Khau Mạ, suối Khuổi Thiêu, suối Cốc Xả chảy theo hướng Đông Tây chảy vào suối Hoa Sơn ở Lục Bình. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình phức tạp và lượng mưa phân bố không đều; hầu hết các sông, suối có độ dốc lớn, vào mùa khô một số khu vực thường bị thiếu nước, đặc biệt cho sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tài nguyên đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng. Thổ nhưỡng: Theo bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn xã đất được phân bố thành các loại đất chính sau đây:

- Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá phiến chất: Tầng đất dày, tơi xốp, tỷ lệ sét cao, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng. Mùn và đạm tổng số giàu, Kali và Phân lân nghèo, Cation trao đổi giảm dần theo chiều sâu, đất có phản ứng chua. Loại đất này phù hợp để phát triển trồng cây lâu năm và hoa màu.

- Đất Feralít màu vàng đỏ, phát triển trên đá phiến thạch sét: Thành

phần cơ giới nặng, đất phân bố tập trung, tỷ lệ mùn phụ thuộc vào độ che phủ rừng. Phần lớn diện tích loại đất này nằm trên địa hình hiểm trở chỉ phù hợp cho trồng cây lâu năm và trồng rừng.

- Đất Feralit màu vàng đỏ trên núi cao: Là loại đất phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau, chủ yếu là Granít và biến chất, địa hình hiểm trở, độẩm

cao, tầng đất mỏng, tỷ lệ mùn cao, thành phần cơ giới thịt nặng. Phần lớn loại đất này phù hợp cho phát triển rừng.

- Đất Feralít biển đổi do trồng lúa: Là loại đất do san đồi thành ruộng bậc thang để trồng lúa. Tầng đất mỏng, đạm, mùn tổng số khá; Kali, lân tổng số trung bình; các chất dễ tiêu nghèo, đất rất chua, khả năng giữ nước kém. Loại đất này phù hợp cho trồng lúa, màu.

- Đất phù sa: Bao gồm 2 loại đất chính là đất phù sa không được bồi đắp và đất phù sa ít được bồi đắp hàng năm ở ven các suối. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, địa hình bậc thang, có hàm lượng mùn trong đất trung bình, đạm tổng số và đạm dễ tiêu khá, đất có phản ứng chua, chất dinh dưỡng trung bình, lượng sắt, nhôm di động cao. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa và rau màu.

Tài nguyên nước

- Nước mặt: Nguồn nước mặt của xã chủ yếu được sử dụng từ các sông, suối, ao, hồở trên địa bàn. Tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đều trong năm nên vào mùa khô thì bị thiếu nước, mùa mưa thì lũ.

- Nước ngầm: Hiện tại chưa có số liệu điều tra chính xác về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn xã, song qua điều tra khảo sát sơ bộ của cán bộ trưởng thôn ở một số khu vực người dân đã đào giếng và sử dụng nước ngầm phục vụ sinh hoạt, chất lượng khá tốt, trong và không mùi. Tuy nhiên do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế và ở tầng sâu, theo cấu trúc địa chất của toàn vùng cho thấy mức độ chứa nước ngầm không nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài nguyên rừng

Địa hình và thổ nhưỡng của xã rất thích hợp với phát triển Lâm nghiệp. Toàn xã hiện có 944,39 ha đất lâm nghiệp, chiếm 75,48% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng sản xuất với các cây nguyên liệu giấy như: Mỡ, Keo, Bạch đàn,...

Nhìn chung, rừng xã Hà Vị có trữ lượng gỗ ít, động thực vật quý hiếm gần như không có. Tuy nhiên với trữ lượng rừng hiện tại cùng với rừng non đang phát triển, nếu được đầu tư khai thác hợp lý cũng như nỗ lực, tích cực tham gia bảo vệ rừng của chính quyền địa phương và nhân dân thì đây là một thế mạnh của địa phương, do vậy cần chú trọng phát triển trong tương lai.

Tài nguyên nhân văn

Thôm Pá, Lủng Kén, Nà Cà, Nà Ngàng, Nà Phả, Khau Mạ, Pá Yếu. Hiện toàn xã có 1.704 người, gồm 2 dân tộc Tày và Kinh, trong đó chủ yếu là dân tộc Tày chiếm 95% tổng dân số của xã. Mối quan hệ giữa các dân tộc trên địa bàn có từ lâu đời và ngày càng khăng khít, những sinh hoạt văn hoá dân tộc độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc vẫn được gìn giữ.

Cảnh quan môi trường

Cảnh quan môi trường sinh thái trên địa bàn xã cơ bản vẫn đang giữ được trạng thái tự nhiên. Tuy nhiên trong quá trình khai thác sử dụng đất đai, phát triển sản xuất và tập quán sinh hoạt chưa hợp lý như: Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu không đúng quy trình, chất thải sinh hoạt, chăn nuôi,... đã ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí. Để đảm bảo phát triển bền vững cần thực hiện tốt Luật Bảo vệ Môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và khuyến khích người dân thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong gia đình và công cộng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã Hà Vị huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn. (Trang 31)