Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã Hà Vị huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn. (Trang 28)

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, nước giếng trên địa bàn xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

3.1.2. Phm vi nghiên cu

- Đánh giá chất lượng nước mặt bằng cảm quan.

- Đánh giá chất lượng nước giếng tại xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn bằng cảm quan và lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu như màu sắc, mùi vị, pH, Fe, NH4+, coliform. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 3.2.1. Địa đim Xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. 3.2.2. Thi gian tiến hành Từ 15/01/2014 đến 30/04/2014. 3.3. Nội dung nghiên cứu

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

Nguồn nước và tình hình sử dụng nguồn nước tại xã Hà Vị.. Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại xã Hà Vị.

Đánh giá của người dân về chất lượng môi trường nước.

Nguyên nhân có thể gây ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn xã Hà Vị. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm nước mặt tại xã Hà Vị.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thp thông tin th cp

Thu thập thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hà Vị - huyện bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn.

Thu thập tài liệu, văn bản liên quan đến đề tài trên sách, báo, internet, các nghiên cứu khoa học,…

3.4.2. Phương pháp điu tra, phng vn

- Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn gồm hai phần chính. + Phần I: Những thông tin chung

+ Phần II: Nội dung phỏng vấn.

- Phỏng vấn người dân về chất lượng nước mặt, nước giếng bằng bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn.

- Đối tượng phỏng vấn: Người dân xã Hà Vị (chọn ngẫu nhiên 60 hộ trong toàn xã, không phân biệt tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo).

3.4.3. Phương pháp ly mu, phân tích mu

Lấy mẫu:

- Thu thập mẫu nước giếng điển hình tại một sốđiểm trên địa bàn - Chuẩn bị dụng cụ: đựng mẫu trong chai nhựa có nắp đậy kín - Địa điểm lấy mẫu

+ Mẫu 1: Nhà ông Chu Văn Trường (thôn Khuổi Thiêu): Giếng đào, cách suối Khuổi thiêu khoảng 75km, cách quốc lộ 3 khoảng 100m, cách chuồng trại khoảng 11m, độ cao miệng giếng so với mặt đất khoảng 0.8m. + Mẫu 2 : Nhà Nhà ông Đinh Ngọc Mau (thôn Nà Phả - Hà Vị). Giếng đào, cách chuồng trại khoảng 5m, cách mương dẫn nước khoảng 11m, sâu 8m độ cao miệng giếng so với mặt đất 0.6m.

+ Mẫu 3: Nhà ông Đinh Ngọc Thoán (thôn Nà Cà - Hà Vị). Giếng khoan, cách đường giao thông 5m, cách ao khoảng 10m, sâu 33m.

+Mẫu 4: Nhà ông Đinh Ngọc Dinh (thôn Lủng Kén - Hà Vị). Giếng đào, cách ao khoảng 15m, cách chuồng trại khảng 10m, sâu 13m, độ cao miệng giếng so với mặt đất khoảng 0,8m

- Tiến hành lấy mẫu. Phân tích mẫu:

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích STT Các chỉ tiêu

phân tích Phương pháp phân tích Bảo quản

1 Màu sắc Quan sát -

2 Mùi vị Cảm quan -

3 pH Máy đo pH Ở nhiệtđộ phòng, nên đo ngay

hoặc không để quá 24h. 4 Fe TCVN 6177:1996 chất lượng nước. Xác định Fe bằng phương pháp trắc phổ Ở nhiệt độ từ 0 - 4oC, bảo quản không quá 1 tuần. 5 NH4+ Xác định hàm lượng amoni bằng phương pháp so màu ở nhiệt độ từ 0-4oC, bảo quản không quá 1 tuần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Coliform Phương pháp màng lọc ở nhiệt độ từ 2-5oC, bảo quản

tối đa trong 8 giờ.

3.4.4. Phương pháp kho sát thc địa

- Quan sát màu sắc nước, mùi vị của nước

- Màu sắc nước được quan sát trực tiếp bằng mắt thường và đánh giá bằng cảm quan.

3.4.5. Phương pháp thng kê, x lý s liu

- Các số liệu nghiên cứu được thống kê, xử lý trên máy tính bằng phần mềm excel và biểu diễn trên bảng, biểu đồ.

3.4.6. Phương pháp tng hp, so sánh đối chiếu

Toàn bộ số liệu sau khi phân tích đánh giá sẽ được tổng hợp lại nhằm cho ra bức tranh về thực trạng chất lượng nước sinh hoạt nông thôn và nhận thức của người dân về tầm quan trọng của tài nguyên nước. Từ đó hỗ trợ đề ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt cho người dân.

So sánh với QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt đểđánh giá nồng độ chất ô nhiễm trong nước giếng.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Hà Vị nằm ở phía nam của huyện Bạch Thông, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 12 km, có diện tích tự nhiên 1.251,17 ha, chiếm 2,37% diện tích tự nhiên huyện Bạch Thông, bao gồm 9 thôn bản.

- Phía Bắc giáp xã Lục Bình.

- Phía Đông giáp xã Cẩm Giàng và xã Quân Bình. - Phía Tây giáp xã Đôn Phong

- Phía Nam giáp thị xã Bắc Kạn.

Với vị trí giáp với thị xã Bắc Kạn, thị tứ Cẩm Giàng, trung tâm cụm xã Lục Bình, có đường quốc lộ 3 chạy qua tạo tạo điều kiện cho việc giao lưu phát triển Kinh tế - Văn hoá - Xã hội với các xã trong huyện và thị xã Bắc Kạn - Trung tâm Kinh tế, Xã hội trong tỉnh.

4.1.1.2. Địa hình - địa mạo

Hà Vị nằm trong khu vực có vị trí phức tạp bị chia cắt bởi sông suối và núi đá với 2 dạng địa hình chính :

- Địa hình đồi núi chiếm diện diện tích của xã khá lớn phân bố ở khu vực phía tây của xã. Độ dốc trung bình phổ biến là 400 m - 600 m

- Địa hình thung lũng phân bố ở khu vực trung tâm xã theo tuyến đường liên huyện từ quốc lộ 3 giáp xã Lục Bình và dọc theo suối Tà Liềng tạo nên những cánh đồng bậc thang màu mỡ.

4.1.1.3. Khí hậu

Xã Hà Vị mang khí hậu đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng núi phía Bắc. Mùa đông khô lạnh, mùa hè nóng, mưa nhiều. Khí hậu ở xã chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm có từ tháng 5 đến tháng 9 và mùa đông hanh, khô từ tháng mười đến tháng bốn năm sau.

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm 20,20C; + Nhiệt độ cao tuyệt đối 38,5 0C; + Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 30C;

- Lượng mưa bình quân trong năm khoảng 1.410 mm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9.

- Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 82% tháng 7,8,9 có độ ẩm tương đối cao 84,85% và tháng 11,12,01 có độẩm tương đối thấp 78% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 1.070 mm, biến động trong các tháng giới hạn 73,6 - 113,5 mm/ tháng. Lượng mưa bốc hơi vào các tháng 2, 8 và cao vào các tháng 5,10,11 với nhiệt độ cao.

4.1.1.4. Thủy văn

Xã Hà Vị có mạng lưới thuỷ văn gồm mạng lưới sông suối khá dày chảy trên địa bàn gồm: Suối Tà Liềng, suối Khau Mạ, suối Khuổi Thiêu, suối Cốc Xả chảy theo hướng Đông Tây chảy vào suối Hoa Sơn ở Lục Bình. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình phức tạp và lượng mưa phân bố không đều; hầu hết các sông, suối có độ dốc lớn, vào mùa khô một số khu vực thường bị thiếu nước, đặc biệt cho sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tài nguyên đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng. Thổ nhưỡng: Theo bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn xã đất được phân bố thành các loại đất chính sau đây:

- Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá phiến chất: Tầng đất dày, tơi xốp, tỷ lệ sét cao, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng. Mùn và đạm tổng số giàu, Kali và Phân lân nghèo, Cation trao đổi giảm dần theo chiều sâu, đất có phản ứng chua. Loại đất này phù hợp để phát triển trồng cây lâu năm và hoa màu.

- Đất Feralít màu vàng đỏ, phát triển trên đá phiến thạch sét: Thành

phần cơ giới nặng, đất phân bố tập trung, tỷ lệ mùn phụ thuộc vào độ che phủ rừng. Phần lớn diện tích loại đất này nằm trên địa hình hiểm trở chỉ phù hợp cho trồng cây lâu năm và trồng rừng.

- Đất Feralit màu vàng đỏ trên núi cao: Là loại đất phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau, chủ yếu là Granít và biến chất, địa hình hiểm trở, độẩm

cao, tầng đất mỏng, tỷ lệ mùn cao, thành phần cơ giới thịt nặng. Phần lớn loại đất này phù hợp cho phát triển rừng.

- Đất Feralít biển đổi do trồng lúa: Là loại đất do san đồi thành ruộng bậc thang để trồng lúa. Tầng đất mỏng, đạm, mùn tổng số khá; Kali, lân tổng số trung bình; các chất dễ tiêu nghèo, đất rất chua, khả năng giữ nước kém. Loại đất này phù hợp cho trồng lúa, màu.

- Đất phù sa: Bao gồm 2 loại đất chính là đất phù sa không được bồi đắp và đất phù sa ít được bồi đắp hàng năm ở ven các suối. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, địa hình bậc thang, có hàm lượng mùn trong đất trung bình, đạm tổng số và đạm dễ tiêu khá, đất có phản ứng chua, chất dinh dưỡng trung bình, lượng sắt, nhôm di động cao. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa và rau màu.

Tài nguyên nước

- Nước mặt: Nguồn nước mặt của xã chủ yếu được sử dụng từ các sông, suối, ao, hồở trên địa bàn. Tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đều trong năm nên vào mùa khô thì bị thiếu nước, mùa mưa thì lũ.

- Nước ngầm: Hiện tại chưa có số liệu điều tra chính xác về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn xã, song qua điều tra khảo sát sơ bộ của cán bộ trưởng thôn ở một số khu vực người dân đã đào giếng và sử dụng nước ngầm phục vụ sinh hoạt, chất lượng khá tốt, trong và không mùi. Tuy nhiên do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế và ở tầng sâu, theo cấu trúc địa chất của toàn vùng cho thấy mức độ chứa nước ngầm không nhiều.

Tài nguyên rừng

Địa hình và thổ nhưỡng của xã rất thích hợp với phát triển Lâm nghiệp. Toàn xã hiện có 944,39 ha đất lâm nghiệp, chiếm 75,48% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng sản xuất với các cây nguyên liệu giấy như: Mỡ, Keo, Bạch đàn,...

Nhìn chung, rừng xã Hà Vị có trữ lượng gỗ ít, động thực vật quý hiếm gần như không có. Tuy nhiên với trữ lượng rừng hiện tại cùng với rừng non đang phát triển, nếu được đầu tư khai thác hợp lý cũng như nỗ lực, tích cực tham gia bảo vệ rừng của chính quyền địa phương và nhân dân thì đây là một thế mạnh của địa phương, do vậy cần chú trọng phát triển trong tương lai.

Tài nguyên nhân văn

Thôm Pá, Lủng Kén, Nà Cà, Nà Ngàng, Nà Phả, Khau Mạ, Pá Yếu. Hiện toàn xã có 1.704 người, gồm 2 dân tộc Tày và Kinh, trong đó chủ yếu là dân tộc Tày chiếm 95% tổng dân số của xã. Mối quan hệ giữa các dân tộc trên địa bàn có từ lâu đời và ngày càng khăng khít, những sinh hoạt văn hoá dân tộc độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc vẫn được gìn giữ.

Cảnh quan môi trường

Cảnh quan môi trường sinh thái trên địa bàn xã cơ bản vẫn đang giữ được trạng thái tự nhiên. Tuy nhiên trong quá trình khai thác sử dụng đất đai, phát triển sản xuất và tập quán sinh hoạt chưa hợp lý như: Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu không đúng quy trình, chất thải sinh hoạt, chăn nuôi,... đã ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí. Để đảm bảo phát triển bền vững cần thực hiện tốt Luật Bảo vệ Môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và khuyến khích người dân thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong gia đình và công cộng.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi. 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế. 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế. Sản xuất nông nghiệp: - Về trồng trọt. Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã Hà Vị huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn năm 2013. STT Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 Lúa 220 11.207 1120 2 Ngô 30.5 41 124 3 Sắn 20 86 17.2 4 Lạc 1.3 70 9.1 5 Rau các loại 13 68 8.84 6 Đậu tương 7.5 9.7 7.28 7 Khoai môn 1.7 78.33 1.33 (Nguồn: UBND xã Hà Vị, 2013)

- Về chăn nuôi.

Bảng 4.2: Một số giống vật nuôi chính của xã Hà Vị năm 2013 Giống vật nuôi Đơn vị Số lượng

I. Gia súc Con

- Trâu, bò Con 404

- Lợn Con 2.120

II. Gia cầm, thủy cầm Con 14.112

III. Thủy sản Ha 13.8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: UBND xã Hà Vị)

- Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật

Các lĩnh vực chuyển giao chủ yếu là kỹ thuật thâm canh trồng trọt, canh tác lúa đạt năng suất với kỹ thuật sử dụng phân bón, phòng trừ sâu bệnh hại.

- Công tác giao thông - thủy lợi và phòng chống thiên tai.

Xã có tuyến quốc lộ 3 chạy qua Hà Nội - Cao Bằng là tuyến giao thông quan trọng nhất trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của xã, đoạn chạy qua địa bàn xã dài (200 m, rộng 7,5 m) mặt đường rải nhựa.

Các tuyến đường liên xã dài khoảng 6 k0m, liên thôn có chiều dài 20 km. Giao thông nông thôn: Hệ thống giao thông nông thôn ở xã phần lớn là đường đất,chất lượng mặt đường còn xấu, mùa mưa đi lại khó khăn.

Được sự hỗ trợ của Nhà nước và huy động sức dân, các tuyến giao thông nông thôn đã được đầu tư, nâng cấp đáng kể... Nhìn chung mạng lưới đường khá dày, phân bố tương đối hợp lý, tuy nhiên một số tuyến nền hẹp, chất lượng đường kém gây khó khăn cho đi lại trong mùa mưa.

Thủy lợi: Thường xuyên vận động nhân dân nạo vét kênh mương, tu sửa các phai đảm bảm cung cấp đủ nước tưới tiêu phục vụ sản xuất. Tu sửa phai, khắc phục hậu quả mưa lũ 5/2013.

- Về xây dựng nông thôn mới.

HĐND-UBND xã tổ chức kỳ họp chuyên đề thông qua: Đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 và ra quyết định công bố Đề án xây dựng nông thôn mới xã Hà Vị giai đoạn 2011 - 2020 đã được UBND huyện phê duyệt.

Xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức truyên truyền, vận động nhân dân chỉnh trang nơi ở của gia đình như: Xây, nâng cấp nhà ở, nhà bếp; xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh; cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn nông thôn mới; sửa sang cổng ngõ, tường rào; đóng góp, xây dựng các công trình cộng cộng của làng xóm....

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ ngành nghề.

Ngành kinh doanh dịch vụ của xã đang trong giai đoạn phát triển. Tại các thôn gần trung tâm xã và dọc đường liên xã đã hình thành các loại hình hoạt động như: Vật tư xây dựng, xăng dầu, thu mua hàng nông sản, hàng tiêu dùng… đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.

Trong những năm tới, hoạt động thương mại - dịch vụ của xã sẽ có cơ hội phát triển mạnh.

4.1.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội.

Y tế.

- Y tế xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện tốt các mục tiêu chương trình y tế Quốc gia, khám chữa bệnh cho nhân dân và tiêm chủng mở rộng (100% trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm chủng). Thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh, trong năm qua không xảy ra dịch bệnh nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã Hà Vị huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn. (Trang 28)