BÀI 7: SẢN XUẤT NƯỚC TRÀ XANH, NHA ĐAM, MẬT ONG 7.1 Cơ sở lý thuyết

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC HÀNH RƯỢU, BIA, NƯỚC GIẢI KHÁT (Trang 44)

7.1. Cơ sở lý thuyết

- Trà xanh có nhiều tác dụng tốt như đào thải độc tố, lợi tiểu, giảm huyết áp, giảm tress, chống lão hóa…

- Nha đam là một loại cây thần dược có rất nhiều tác dụng hữu ích cho con người. Nha Đam còn có nhiều tên gọi khác như Lô Hội, Long Tu… Thân cây nha đam chứa một lượng nước lớn, bao gồm các chất dinh dưỡng như A, C, E, B1 cùng nhiều khoáng chất như can-xi, natri, kẽm…Nha đam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ chăm sóc da…

Hình 3. Mật ong

- Mật ong là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu cacbohydrate, protein,

vitamin và khoáng chất, là một loại dược liệu thiên nhiên trị nhiều loại bệnh. Kết hợp ba loại nguyên liệu thiên nhiên tuyệt vời này để tạo nên một loại thức uống bổ dưỡng, ngon miệng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm đẹp cho mọi lứa tuổi.

7.2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị:

7.1.1. Nguyên liệu:

- Trà xanh 300g

- Nha đam 1 lá lớn khoảng 200g - Mật ong

- Đường 100g

7.1.2. Dụng cụ và thiết bị:

- Dao: 1 cái/1 nhóm

- Thau nhựa: 2 cái/1 nhóm - Rổ: 1 cái/1 nhóm - Đũa: 1 đôi/1 nhóm - Vá: 1 cái/1 nhóm - Nồi: 1 cái/1 nhóm - Bếp điện: 1 cái/1 nhóm - Brix kế: 1 cái/lớp 7.3. Cách thực hiện:

Bước 1: Xử lý nha đam

- Rửa sạch nha đam, gọt vỏ. Lưu ý: gọt thật sạch vỏ xanh.

- Rửa thêm lần nữa (dùng tay chà xát nhẹ các miếng nha đam trong thau nước để nha đam sạch nhớt).

Hình 4. Nha đam được thái nhỏ

Hình 5.Trà xanh sau khi đượcchọn lựa

- Ngâm trong nước muối lợ khoảng 5 phút (không nên bỏ quá nhiều muối vì sẽ làm nha đam ngấm vị mặn).

- Rửa lại rồi cắt nhỏ như hạt lựu.

- Để tăng độ giòn cho nha đam, nha đam sẽ được ngâm trong dung dịch CaCl2 2%. Nước có chứa canxi làm cho rau quả và các sản phẩm thực phẩm tăng độ rắn chắc, tránh bị dập nát và giữ được độ giòn của sản phẩm. Lưu ý: tránh ngâm quá lâu, vì như vậy nha đam sẽ có mùi hăng do dung dịch CaCl2. - Sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi để ráo. - Trần sơ nha đam với nước ở nhiệt độ khoảng

900C trong vài giây rồi vớt ngay vào thau đá

lạnh. Mục đích của công đoạn này nhằm giản độ nhớt, giảm vị đắng, mùi hăng ngái của nha đam và cho ngay vào đá để cho nha đam giữ được cấu trúc giòn.

Bước 2: Nấu nước trà xanh

- Lặt bỏ những phần không sử dụng được, rửa sạch, để ráo.

- Trần sơ trà xanh thật nhanh với với nước đang thật sôi giúp cho nước nấu trà xanh được xanh. Việc trần nhanh trà xanh với nước đầu nhằm mục đích làm sạch tạp chất còn sót, giảm vị chát. Bỏ phần nước trần đi.

- Sau đó, cho nhanh trà xanh vào một nồi khác cũng đang sôi để bắt đầu nấu trà xanh để hạn chế hiện tượng oxi hóa lá trà do enzyme khi nhiệt độ giảm. Nấu trà xanh với nước sôi trong vòng vài phút đến khi nước trà có màu xanh trong và vị hơi chát dịu.

- Giảm độ lửa

- Thêm đường và một ít mật ong đến khi nước trà có vị ngọt dịu.

- Tắt bếp, để nguội

- Tiến hành đo độ brix của sản phẩm, độ brix đạt được là 7 brix, tiếp tục cho thêm mật ong vào sản phẩm nhằm mục đích tăng độ brix lên đến 10. Ở nồng độ này sản phẩm có vị ngọt nhẹ.

Hình 6. Nước giải khát trà xanh nha đam thành phẩm

Bước 3: Phối trộn nha đam vào nước trà

- Khi nước trà đã hơi nguội, cho nha đam vào trong nước trà, khuấy đều.

Bước 4: Đóng chai và làm lạnh

- Cho sản phẩm sau khi phối trộn với nha đam vào chai. Đóng nắp và làm lạnh.

7.4. Đánh giá sản phẩm:

Sản phẩm có màu xanh hơi vàng, nha đam giòn, vị ngot dịu, chát dịu, có mùi thơm đặc trưng của trà, dễ uống.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC HÀNH RƯỢU, BIA, NƯỚC GIẢI KHÁT (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w