- WC19: 2 … … … … … … CS30.1 2 CS_Seg30 – A – 4 Activation: - FT30: First - Prestress30: Last Deactivation: - FT29: First - WC29: First CS30.2 6 1: 1 2: 2 CS_Ecable30 – A - 0 CS_Icable30 – A - 0 Activation: - TS31, TS62: 1 - WC30: 2 CS31 10000 CS_Seg31 – A – 4 CS_Pier31 – A - 20 CS31 Activation: - Prestress31: First Mô hình kết cấu, sau quá trình mô hình hoá các giai đoạn thi công như trên, cần
được kiểm tra. Việc kiểm tra có thể được thực hiện trên môi trường đồ hoạ của MIDAS/Civil hoặc ở dạng văn bản trong giao diện Compose Construction Stage hoặc có thể xuất ra file text (*.mct). Khi từng giai đoạn thi công lần lượt được chọn, màn hình đồ hoạ của MIDAS/Civil sẽ thể hiện các bộ phận kết cấu, liên kết cũng như tải trọng đã gán cho giai đoạn thi công đó. Hình 9.55 thể hiện cấu trúc kết cấu ở giai đoạn thi công CS4.1 và Hình 9.56 ứng với giai đoạn thi công 30.2.
Hình 9.56 Giai đoạn thi công CS18.2
9.3.5.3 Thiết lập các lựa chọn cho quá trình phân tích
Các thông số của quá trình phân tích được thiết lập trong giao diện Construction Stage Analysis Control Data (Hình 9.57). Giao diện này được gọi từ menu
Analysis>Construction Stage Analysis Control.
Hình 9.57 Thiết lập cho quá trình phân tích Một số thông số phân tích quan trọng cần được xác lập là:
• Trong mục Analysis Option: chọn Include Time Dependent Effectđể xét tới ảnh hưởng của thời gian đến các thuộc tính vật liệu.
• Trong mục Time Dependent Effect chọn Creep & Shrinkage để xét tới cả từ
• Chọn mục Initial Tangent Displacement for Erected Structures, trong mục đó chọn All để yêu cầu chương trình sử dụng chuyển vị thực để tính toán độ vồng chế tạo cho tất cả các giai đoạn thi công. Chọn Lack – of – fit – Force Control, trong Group (nhóm) chọn nhóm LOF đã định nghĩa để yêu cầu chương trình tính toán “lực bù thiếu” cho các phần tử trong nhóm kết cấu này.
9.3.5.4 Phân tích và xử lý kết quả
Việc phân tích mô hình được thực hiện bằng cách bấm nút F5 hoặc gọi menu
Analysis>Perform Analysis.
Các kết quả phân tích được quan tâm trong tính toán cầu dây văng trong giai đoạn thi công là nội lực và chuyển vị trong từng giai đoạn thi công, nội lực trong dây văng, v.v.
Hình 9.58 thể hiện biểu đồ mô men cùng hình dạng chuyển vị của dầm, trụ và tháp
ở giai đoạn thi công CS30.2. Có thể thấy trên Hình 9.59 là ở giai đoạn CS31 – giai
đoạn hoàn thành cầu, biểu đồ mô men phân bố khá đồng đều. Ngoài ra, biểu đồ
chuyển vị trên Hình 9.60 cũng cho thấy, ở giai đoạn hoàn thành cầu, chuyển vị của các bộ phận kết cấu cũng không quá lớn so với trạng thái thiết kế mong muốn. Điều này chứng tỏ quá trình thi công đã được thực hiện khá hợp lý.
Hình 9.58 Biểu đồ mômen ở giai đoạn CS30.2
Hình 9.60 Biểu đồ chuyển vịở giai đoạn CS31 (giai đoạn hoàn thành cầu)
Hình 9.61 thể hiện lực căng trong dây văng ở giai đoạn thi công CS30.2. Bảng nội lực này được thể hiện bằng cách gọi menuResults>Result Tables>Truss>Force…
Lực căng trong từng cáp văng lúc lắp đặt được tính toán như là tổng của dựứng lực và lực bù thiếu được thể hiện trên Hình 9.62. Bảng cung cấp thông tin này được gọi từ
menu Results>Result Tables>Construction Stage>Lack-of-Fit Force>Truss…
Hình 9.61 Bảng lực căng trong dây văng
Để hiển thị độ vồng thi công và độ vồng chế tạo cho các phần tử dầm, cần tạo ra một nhóm kết cấu có tên là “Beam”, chứa tất cả các phần tử dầm và gán nhóm này trong giao diện. Nhóm này, sau đó, được gán để tính toán độ vồng trong giao diện
General Camber Control (gọi từ menu Results>General Camber>General Camber Control) (Hình 9.63). Độ vồng chế tạo và độ vồng thi công của các phần tử
dầm sẽ được tính toán và thể hiện ở dạng biểu đồ (menu Results>General Camber>General Camber Graph View) (Hình 9.64 và Hình 9.65).
Hình 9.63 Gán nhóm Beam để tính toán độ vồng
Hình 9.64 Độ vồng chế tạo của các phần tử dầm