Tương ứng với các tải trọng tham gia vào quá trình thi công, các trường hợp tải trọng sau sẽđược khởi tạo (Bảng 9-5):
Bảng 9-5 Tải trọng thi công Tên Kiểu tải trọng Ý nghĩa
SWL Construction Load Trọng lượng bản thân TS1 đến TS62 Construction Load Lực căng trong dây văng WC Construction Load Trọng lượng bê tông ướt
FT Construction Load Trọng lượng xe đúc và ván khuôn
Prestress Construction Load Tải trọng dựứng lực trong cáp dựứng lực
Ứng với các trường hợp tải trọng nêu trên và các giai đoạn thi công, các nhóm tải trọng sau sẽđược định nghĩa:
Bảng 9-6 Các nhóm tải trọng
Tên Ý nghĩa
SWL Nhóm tải trọng ứng với trọng lượng bản thân TS1 đến TS62 Nhóm tải trọng ứng với lực căng trong dây văng
FT0 đến FT30 Nhóm tải trọng ứng với trọng lượng xe đúc và ván khuôn từ khối K0 đến khối K30 Prestress0 đến Prestress31 Nhóm tải trọng ứng với tải trọng dựứng lực trong cáp dựứng lực của các đốt K0 đến K30 và các đốt hợp long 9.3.5.1.5 Khai báo tải trọng
Cách nhập các tải trọng thi công này đã được trình bày trong các ví dụ ở các chương trước. Phần này chỉ tập trung giới thiệu một sốđặc điểm của chúng.
• Tải trọng xe đúc: Trọng lượng của xe đúc và ván khuôn được giả thiết là nặng 130 T và được mô tả thành một tải trọng tập trung cách đầu đốt đúc 1 m. Do vậy, tải trọng này có thể quy thành một tải trọng tập trung 130 T và một mômen tập trung 130 Tm đặt ởđầu mỗi đốt dầm.
• Trọng lượng bê tông ướt: Trọng lượng bê tông ướt được tính và mô tả theo trọng lượng của từng đốt đúc. MIDAS/Civil hỗ trợ tính tải trọng này thông qua công cụBOM (Bill Of Material) – xem giới thiệu chi tiết việc tính và nhập tải trọng theo phương pháp này ở ví dụ của chương 8.
• Tải trọng DƯL: các thanh D32 được căng kéo với ứng suất 120000 T/m2, các cáp 12 tao 12,7mm được căng kéo hai đầu với ứng suất 130000 T/m2. Chi tiết về cách nhập tải trọng DƯL (Tendon Prestress Loads) xin xem chi tiết ở
chương 8.
• Tải trọng lực căng trong các dây văng: Lực căng trong các dây văng được
được coi như là một dạng dựứng lực. Độ lớn của các lực này chính là các hệ số
lực được xác định từ phương pháp Unknown Load Factor đã nêu ở trên. Lực căng trong dây có thể được nhập một cách thuận tiện nhất theo dạng bảng (được gọi từ menu Load>Load Tables>Pretension Loads…) như được thể
hiện trên Hình 9.52.