Khai báo tải trọng

Một phần của tài liệu Mô hình hóa cầu dây văng bằng phần mềm midas civil (Trang 28)

Trọng lượng bản thân

Trọng lượng bản thân được khai báo bằng một trường hợp tải trọng với tên (Name) là “SWL” và kiểu (Type) là “Dead Load (D)”. Độ lớn của tải trọng bản thân được nhập tương tự nhưở các ví dụ khác: hệ số tải theo phương Z là –1.

Lực căng trong dây văng

Do cầu đối xứng theo phương dọc nên từng cặp cáp đối xứng qua tim cầu sẽ có nội lực bằng nhau. Như vậy, ứng với mỗi cặp cáp đối xứng sẽ có một trường hợp tải trọng cần khai báo. Do số lượng cáp là 124 nên số trường hợp tải trọng cần khai báo là 62. Các trường hợp tải trọng này được đặt tên là “TS1” đến “TS62” và kiểu tải trọng là “User Define Load (USER)”.

Lực căng trong các dây văng được khai báo là lực căng trước Pretension Loads

(menuLoad>Prestress Loads>Pretension Loads) và được gán giá trị bằng 1. Quá trình khai báo lực này như sau:

ƒ Chọn cặp dây cần được gán lực căng trước.

ƒ Nhập giá trị lực bằng 1 vào giao diện Pretension Loads (Hình 9.37)

Hình 9.37 Nhập lực căng đơn vị trong các dây văng

Xây dựng tổ hợp tải trọng điều chỉnh

Để thực hiện quá trình điều chỉnh, cần tạo ra một tổ hợp tải trọng điều chỉnh bao gồm các trường hợp tải nêu trên (menuResult>Combinations). Tổ hợp này được đặt

tên là “UKL” và kiểu là Add để cộng tác dụng của các trường hợp tải trọng đã khai báo, bao gồm trọng lượng bản thân kết cấu và các lực căng đơn vị trong các dây (Hình 9.38).

Hình 9.38 Tạo tổ hợp tải trọng điều chỉnh

9.3.4.2.3 Phân tích

Việc phân tích kết cấu ở giai đoạn này có tác dụng cung cấp nội lực và biến dạng trong kết cấu do trọng lượng bản thân kết cấu và dựứng lực đơn vị trong cáp văng làm cơ sở cho việc tính toán điều chỉnh nội lực cáp văng. Tương tự như các trường hợp khác, việc phân tích được thực hiện bằng cách gọi menu Analysis>Perform Analysis hay bấm F5.

Một phần của tài liệu Mô hình hóa cầu dây văng bằng phần mềm midas civil (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)