4.1.1.1. Vị trí địa lý
Khuôn Hà là xã miền núi của huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, có tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính là: 14.545,33 ha (Đất nông nghiệp là 12.649,70 ha; Đất rừng sản xuất và đất rừng tự nhiên là: 1791,13 ha; còn lại 104,5 ha là mặt hồ thủy điện).
Có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp xã Thượng Tân và Phiên Luông (Bắc Mê, Hà Giang). - Phía Đông giáp xã Sinh Long (Na Hang), xã Thượng Lâm.
- Phía Nam giáp xã Thượng Lâm, xã Lăng Can.
- Phía Tây giáp xã Phúc Yên
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
- Đất đai: Xã Khuôn Hà có tổng diện tích là 14.545,33 ha phân thành nhiều loại đất khác nhau nhưng chủ yếu gồm các loại đất:
Đất feralit, đất mùn trên núi, đất đỏ vàng, đất nâu đỏ.
Nhìn chung đất trên địa bàn xã đã được khai thác sử dụng có hiệu quả, các thế mạnh về phát triển kinh tế cây trồng vật nuôi từng bước được khai thác và phát huy hiệu quả, phong trào làm kinh tế VAC theo mô hình trang trại phát triển khá nhanh.
- Địa hình: Xã Khuôn Hà là một xã có nhiều đồi núi cao, độ cao trung bình 910 m so với mực nước biển.
Xã có nhiều đồi núi nên tạo điều kiện để sản xuất lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, xây dựng mô hình kinh tế nông lâm kết hợp.
4.1.1.3. Khí hậu
Xã Khuôn Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt gió mùa, hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng (mùa mưa) từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh (mùa khô) từ tháng 11 đến tháng 4, có nhiều sương muối cục bộ.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 26ºC, cao nhất 40°C và thấp nhất 0°C. Có sự chênh lệch giữa các mùa trong năm, mùa hè có đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ
cao trung bình từ 32 - 370C và thấp trung bình từ 20 - 250C. Vào mùa đông do địa hình đón gió có kiểu khí hậu gần giống với ôn đới nhiệt độ trung bình thấp từ 4 - 80C và cao từ 18 - 220C, vào những tháng 12, 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống từ 00C,
độ ẩm thấp trời hanh khô. Mùa xuân và mùa thu không rõ rệt, thời tiết thất thường; mùa xuân thường có thời tiết nồm, trời mát dễ chịu.
Nhìn chung khí hậu ảnh hưởng rõ rệt tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của địa phương.
4.1.1.4. Thủy văn
- Tầng nước mặt: Trong địa bàn xã có nhiều suối chảy qua cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã, ngoài ra xã còn có diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện Tuyên Quang là nơi nuôi trồng thủy sản và săn bắt các loài cá quý hiếm như: cá Dầm xanh, cá Anh vũ, cá Triên, cá Bống… và phát triển du lịch sinh thái.
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm rất phong phú với trữ lượng lớn phân bốđều trong toàn xã.
Tuy trong xã phân bố hệ thống suối rải rác và có mặt nước lòng hồ thủy
điện nhưng một số nơi vẫn thiếu nước sinh hoạt và sản xuất do địa hình xã phức tạp.
4.1.1.5. Sinh Vật
Xã có diện tích rộng lớn nên rất nên phong phú đa dạng về các loài sinh vật cả về động và thực vật:
- Động vật: có nhiều loài động vật về các thể loại như thú, chim, cá, bò sát và lưỡng cư. Đặc biệt có các loài động vật quý hiếm trong sách đỏ như voọc, hươu, nai, rắn hổ mang chúa,… đang có nguy cơ tuyệt chủng.
- Thực vật: Khuôn Hà có nhiều kiểu rừng khác nhau: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bốở độ cao dưới 800 m; Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới trên núi từ độ cao 800 m trở lên; rừng lùn trên đỉnh núi là kiểu phụ rừng đặc thù của kiểu rừng kín thường xanh; Rừng tre, nứa là rừng phục hồi sau nương rẫy; Rừng phục hồi sau nương rẫy,… Trong rừng có nhiều loại thảo dược, gỗ quý hiếm như:
+ Thảo dược: Tam thất, Hoàng tinh…. + Gỗ: Nghiến, Đinh, Lim, Lát hoa…
Đây cũng là một thuận lợi không nhỏ góp phần trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
4.1.1.6. Các nguồn tài nguyên
Địa bàn xã có các loại tài nguyên khoáng sản như: vàng, quặng… Tuy nhiên, trữ lượng không nhiều nên chưa được chú trọng đầu tư khai thác với quy mô lớn. Ngoài ra xã còn có trữ lượng đá vôi dồi dào đây là nguồn cung cấp cho xây dựng (Nguồn: UBND xã Khuôn Hà)[13].