Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác xây dựng khu tái định cư thủy điện Na Hang tại xã Khuôn Hà - huyện Lâm Bình - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 28)

3.3.2. Kết qu xây dng khu tái định cư

3.3.2.1. Kết quả di chuyển dân, Kết quả xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu tái

định cư của dự án thủy điện Na Hang trên địa bàn xã Khuôn Hà

3.3.2.2. Kết quả thực hiện hỗ trợ sản xuất, giao đất tái định cư; khả năng sử dụng vốn và tình hình sản xuất của các hộ tái định cư trên địa bàn xã Khuôn Hà

3.3.3. Đánh giá thc trng công tác xây dng khu tái định cư ti xã Khuôn Hà

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thp s liu

Phương pháp thu thập tài liệu số liệu thứ cấp: thu thập số liệu từ sách báo, báo cáo kinh tế xã hội của xã Khuôn Hà. Thu thập từ các cơ quan ban nghành có liên quan, Ban di dân tái định cư huyện Lâm Bình các tài liệu số

liệu về kinh tế xã hội, đời sống, việc làm của các hộ tái định cư trong khu vực xã Khuôn Hà.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Dựa vào bảng hỏi đã thiết lập, tiến hành điều tra phỏng vấn các hộ gia đình, cá nhân tại các khu tái định cư

của xã Khuôn Hà.

3.4.2. Phương pháp thng kê, tng hp s liu điu tra

Thống kê các số liệu về kết quả đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ

thuật các khu tái định cư; kết quả hỗ trợđất ở, đất sản xuất cho các hộ tái định cư; tổng hợp, so sánh các thông tin, số liệu điều tra thu thập được phục vụ

mục đích nghiên cứu.

Từ các số liệu đã thu thập được tiến hành phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp với các mục tiêu của đề tài.

3.4.3. Phương pháp phân tích và x lý s liu

Phân tích đánh giá kết quả xây dựng khu tái định cư trên cơ sở các số

PHẦN 4

KẾT QỦA NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Khuôn Hà

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Khuôn Hà là xã miền núi của huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, có tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính là: 14.545,33 ha (Đất nông nghiệp là 12.649,70 ha; Đất rừng sản xuất và đất rừng tự nhiên là: 1791,13 ha; còn lại 104,5 ha là mặt hồ thủy điện).

Có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp xã Thượng Tân và Phiên Luông (Bắc Mê, Hà Giang). - Phía Đông giáp xã Sinh Long (Na Hang), xã Thượng Lâm.

- Phía Nam giáp xã Thượng Lâm, xã Lăng Can.

- Phía Tây giáp xã Phúc Yên

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

- Đất đai: Xã Khuôn Hà có tổng diện tích là 14.545,33 ha phân thành nhiều loại đất khác nhau nhưng chủ yếu gồm các loại đất:

Đất feralit, đất mùn trên núi, đất đỏ vàng, đất nâu đỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung đất trên địa bàn xã đã được khai thác sử dụng có hiệu quả, các thế mạnh về phát triển kinh tế cây trồng vật nuôi từng bước được khai thác và phát huy hiệu quả, phong trào làm kinh tế VAC theo mô hình trang trại phát triển khá nhanh.

- Địa hình: Xã Khuôn Hà là một xã có nhiều đồi núi cao, độ cao trung bình 910 m so với mực nước biển.

Xã có nhiều đồi núi nên tạo điều kiện để sản xuất lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, xây dựng mô hình kinh tế nông lâm kết hợp.

4.1.1.3. Khí hậu

Xã Khuôn Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt gió mùa, hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng (mùa mưa) từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh (mùa khô) từ tháng 11 đến tháng 4, có nhiều sương muối cục bộ.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 26ºC, cao nhất 40°C và thấp nhất 0°C. Có sự chênh lệch giữa các mùa trong năm, mùa hè có đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ

cao trung bình từ 32 - 370C và thấp trung bình từ 20 - 250C. Vào mùa đông do địa hình đón gió có kiểu khí hậu gần giống với ôn đới nhiệt độ trung bình thấp từ 4 - 80C và cao từ 18 - 220C, vào những tháng 12, 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống từ 00C,

độ ẩm thấp trời hanh khô. Mùa xuân và mùa thu không rõ rệt, thời tiết thất thường; mùa xuân thường có thời tiết nồm, trời mát dễ chịu.

Nhìn chung khí hậu ảnh hưởng rõ rệt tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của địa phương.

4.1.1.4. Thủy văn

- Tầng nước mặt: Trong địa bàn xã có nhiều suối chảy qua cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã, ngoài ra xã còn có diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện Tuyên Quang là nơi nuôi trồng thủy sản và săn bắt các loài cá quý hiếm như: cá Dầm xanh, cá Anh vũ, cá Triên, cá Bống… và phát triển du lịch sinh thái.

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm rất phong phú với trữ lượng lớn phân bốđều trong toàn xã.

Tuy trong xã phân bố hệ thống suối rải rác và có mặt nước lòng hồ thủy

điện nhưng một số nơi vẫn thiếu nước sinh hoạt và sản xuất do địa hình xã phức tạp.

4.1.1.5. Sinh Vật

Xã có diện tích rộng lớn nên rất nên phong phú đa dạng về các loài sinh vật cả về động và thực vật:

- Động vật: có nhiều loài động vật về các thể loại như thú, chim, cá, bò sát và lưỡng cư. Đặc biệt có các loài động vật quý hiếm trong sách đỏ như voọc, hươu, nai, rắn hổ mang chúa,… đang có nguy cơ tuyệt chủng.

- Thực vật: Khuôn Hà có nhiều kiểu rừng khác nhau: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bốở độ cao dưới 800 m; Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới trên núi từ độ cao 800 m trở lên; rừng lùn trên đỉnh núi là kiểu phụ rừng đặc thù của kiểu rừng kín thường xanh; Rừng tre, nứa là rừng phục hồi sau nương rẫy; Rừng phục hồi sau nương rẫy,… Trong rừng có nhiều loại thảo dược, gỗ quý hiếm như:

+ Thảo dược: Tam thất, Hoàng tinh…. + Gỗ: Nghiến, Đinh, Lim, Lát hoa…

Đây cũng là một thuận lợi không nhỏ góp phần trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

4.1.1.6. Các nguồn tài nguyên

Địa bàn xã có các loại tài nguyên khoáng sản như: vàng, quặng… Tuy nhiên, trữ lượng không nhiều nên chưa được chú trọng đầu tư khai thác với quy mô lớn. Ngoài ra xã còn có trữ lượng đá vôi dồi dào đây là nguồn cung cấp cho xây dựng (Nguồn: UBND xã Khuôn Hà)[13].

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản:

+ Sản xuất nông nghiệp: cây lúa năng suất đạt 52,20 tạ/ha, với diện tích 363 ha. Cây ngô năng suất đạt 36,50 tạ/ha, với diện tích 123 ha. Tổng đàn gia súc đạt 4.765 con, đàn gia cầm 12.263 con.

+ Lâm nghiệp: Thực hiện trồng mới được 40,78 ha rừng trong năm 2013, Trong đó: rừng phòng hộ 5,40 ha; rừng sản xuất 27,38 ha; rừng phân tán 8 ha.

8 tấn/năm.

Về thương mại: Trong thời gian mấy năm trở lại đây việc mua bán, kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Trong địa bàn xã có 47 hộ cá thể kinh doanh bán lẻ hàng tạp hóa, 03 hợp tác xã sản xuất và kinh doanh dịch vụ, 01 hợp tác xã sản xuất khai thác đá xây dựng,…

Thu ngân sách trên địa bàn năm 2013 được: 2,9 tỷđồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

- Về giao thông: Trên địa bàn xã có 1 tuyến đường chính đi qua, được giải nhựa hoàn toàn. Ngoài ra còn các tuyến đường liên thôn hiện các tuyến

đường này đang được bê tông hóa.

- Về thủy lợi: Hệ thống thủy lợi đảm bảo nước tưới tiêu cho các ruộng lúa trong toàn xã. Có một đập chứa nước và có một đập đang xây dựng nhằm cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân vào mùa khô. Tuy nhiên các công trình chất lượng chưa cao, chưa kiên cố.

- Các công trình văn hóa phúc lợi: Xã có trụ sở UBND xã, Trạm Y Tế, Trường Mẫu Giáo Khuôn Hà đạt chuẩn quốc gia, trường Tiểu Học Khuôn Hà, trường THCS Khuôn Hà, Bưu điện, ngoài ra còn các trường tiểu học và nhà trẻ phân trường trong thôn xóm. Nhìn chung các công trình chất lượng tương

đối tốt, đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa xã hội của cán bộ và nhân dân.

4.1.2.3. Văn hóa xã hội

Tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của địa phương qua hệ thống loa tuyên truyền xã đặc biệt cán bộ văn hoá xã đi tuyên truyền tận nơi thôn xóm.

Phối hợp với các xóm và nhà trường tổ chức các hoạt động văn hóa thể

thao cho các em học sinh.

Công tác tôn giáo hoạt động bình thường theo nghị định số

Đã tổ chức tiến hành xét gia đình văn hóa cho các hộ trong khu vực xã.

4.1.2.4. Y tế và giáo dục

Về y tế: Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia theo 10 tiêu chuẩn y tế quốc gia. Việc khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được nâng cao và chú trọng.

Về giáo dục: Cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu dạy và học từ bậc mầm non đến THCS, tỷ lệ trẻđi học mẫu giáo từ 5 tuổi đạt 100%. Duy trì phổ

cập giáo dục Tiểu học và THCS tương đối tốt.

4.1.2.5. Dân số và lao động

Xã Khuôn Hà có 12 thôn bản, có 791 hộ; 3.602 khẩu; 1.789 khẩu nữ; 1.813 khẩutừ 14 tuổi trở lên (tính đến tháng 12/2013), gồm 8 dân tộc anh em sinh sống: Tày, Dao, Kinh, Mông, Thái, La Chí, Mường, Hán sống xen kẽ với nhau. Dân cư trong xã sống đa số làm nghề nông và chăn nuôi, số nhỏ còn lại là kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ và công nhân viên chức Nhà nước. Chất lượng lao động của xã chưa cao hơn mặt bằng chung của toàn huyện song vẫn cần

đào tạo nguồn lao động có trình độ để đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ (Nguồn: UBND xã Khuôn Hà)[13].

Bảng 4.1. Tình hình dân số và lao động tại xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2013

Năm Dân số (người) Tổng số người trong độ tuổi lao động Tổng số người ngoài độ tuổi lao động 2011 3.470 2.301 1.169 2012 3.528 2.348 1.180 2013 3.602 2.172 1.430

Qua bảng 3.1 ta có nhận xét như sau: Xã có cơ cấu dân số trẻ tổng số người trong độ tuổi lao động tương đối cao, Tổng số người ngoài độ tuổi lao động thấp.

Tổng số dân của toàn xã năm 2011 là 3.470 người tăng 59 người (tăng 1,73%) so với năm 2010. Đến năm 2012 dân số là 3.528 người tăng 58 người (tăng 1,67%). Đến năm 2013 là 3602 người tăng 74 người (tăng 20,98%).

4.1.2.6. Thực trạng đời sống, sản xuất của người dân bị thu hồi đất trước khi thực hiện dự án

* Thực trạng về sản xuất và thu nhập của hộ dân vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang a. Về sản xuất của các hộ dân bị thu hồi đất

Các hộ dân vùng lòng hồ dự án thủy điện Tuyên Quang sống chủ yếu bằng sản xuất nông - lâm nghiệp, bình quân một hộ có từ 8.400 m2đến 8.700 m2

đất nông nghiệp; trong đó: Đất 1 vụ lúa từ 1.100 m2đến 1.200 m2; đất 2 vụ lúa từ 1.500 m2đến 1.600 m2; đất màu từ 4.800 m2đến 4.900 m2; đất vườn 800 m2;

đất cây lâu năm 200 m2. Một số còn có thêm diện tích ao cá, ngoài ra các hộ dân còn tham gia các dự án khoanh nuôi, trồng và bảo vệ rừng.

b. Về thu nhập các hộ dân bị thu hồi đất

Kết quả điều tra bình quân của 1 hộ dân vùng lòng hồ năm 2003 khoảng 7.000.000 đồng/năm (khoảng 1.400.000 đồng/người/năm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nhập của các hộ dân vùng lòng hồ từ sản xuất nông nghiệp tới 90%, các nghề khác chiếm khoảng 10%, giá trị sản xuất nông nghiệp gồm trồng trọt (chủ yếu là cây trồng hàng năm) chiếm tới 80%; chăn nuôi chiếm 20% (chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò và lợn thịt).

c. Kết quảđiều tra phân loại hộ giàu, nghèo của các hộ dân bị thu hồi đất

Theo kết quả phân loại hộđến cuối năm 2003 của huyện Na Hang cho thấy trên địa bàn 11 xã của vùng lòng hồ (gồm: Vĩnh Yên, Sơn Phú, Khau Tinh, Đà Vị, Yên Hoa, Trùng Khánh, Phúc Yên, Khuôn Hà, Thúy Loa, Xuân Tân, Xuân Tiến) như sau: Hộ giàu chiếm 1,2%; Hộ khá chiếm 10,04%; hộ

trung bình chiếm 80,03% và hộ nghèo chiếm 8,1%. Nguyên nhân chính dẫn

đến nghèo hầu hết là các hộ được hỏi cho rằng thiếu kinh nghiệm sản xuất (chiếm khoảng 46,5% số hộ); có 15,9% thiếu đất canh tác; 12% cho rằng thiếu vốn sản xuất; 8% là do đông khẩu; 5% do thiếu lao động và tàn tật; các nguyên nhân khác chiếm 7,6%.

Do đó, trong quá trình tổ chức tái định cư cho nhân dân vùng lòng hồ

cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề như: đảm bảo đủ diện tích đất canh tác, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất cho các hộ tái định cư.

d. Cơ cấu về dân tộc và nghề nghiệp các hộ di dân bị thu hồi đất

Về cơ cấu dân tộc: đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ rất cao (89,9%); cụ thể: Tày (54,8%); Dao (29,2%); H Mông (5,8%); Kinh (10,2%); mỗi dân tộc có những đặc điểm về văn hóa tập quán định cư và canh tác rất khác nhau.

Người tày sống định canh, định cư thành từng bản ở vùng thấp ven các thung lũng gần sông, suối, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu trồng lúa nước chiếm vị trí quan trọng.

Người dao và H’mông thường cư trú trên các sườn núi cao, canh tác ruộng nước, nương rẫy. Cây lương thực chính là lúa và ngô; ngoài việc làm ruộng và nương rẫy tùy theo điều kiện cụ thể và tập quán canh tác của từng dân tộc mà đồng bào còn trồng hoa màu, cây ăn quả, cây lấy sợi dệt vải, chăn nuôi gia súc, thả cá... và làm các nghề thủ công như thêu, dệt, đan lát, rèn.

Về nghề nghiệp: Hộ nông nghiệp là chủ yếu chiếm 92%, kỹ thuật canh tác của các hộ thuộc đối tượng di chuyển đã được hướng dẫn về khuyến nông, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sản xuất theo kinh nghiệm; hộ phi nông nghiệp chỉ chiếm 8% tập chung chủ yếu ở thị trấn Na Hang, các trung tâm xã, cụm xã, nghề nghiệp chính là thương nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các cán bộ công chức.

4.2. Thực trạng về việc triển khai công tác di dân tái định cư của thủy

điện Na Hang tại xã Khuôn Hà

4.2.1. Xây dng khu tái định cư

4.2.1.1. Tiêu chí lựa chọn khu tái định cư

Có đủ đất ở và đất sản xuất cho dân tái định cư theo Quyết định 937/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nguồn đất để bố trí cho dân tái định cư có thể bằng hình thức khai hoang, cải tạo hoặc nhận chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất của các hộ dân sở tại.

Việc thu hồi đất để lập khu tái định cư phải dựa trên nguyên tắc: tự

nguyện, công bằng và cùng có lợi, đảm bảo người nhượng quyền sử dụng đất vẫn còn đủ đất sản xuất, tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất

đầu tư vào thâm canh hoặc chuyển đổi nghề nghiệp.

Có đủ nguồn nước đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Khả năng quan hệ liên vùng thuận lợi; dễ tiếp cận được hệ thống dịch vụ công cộng: y tế, giáo dục, thị trường,... Được sự nhất trí cao của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương.

4.2.1.2. Phương án bố trí tái định cư trên địa bàn xã Khuôn Hà

Căn cứ vào Quyết định số 61/QĐ-UBND ngày 21 tháng 2 năm 2005 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân hyện Na Hang di chuyển 55 hộ dân thôn Thôm Côông xã Khuôn Hà huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang. Với 5 điểm tái định cư, đã tiếp nhận 55 hộ, 315 khẩu. Đến năm 2007 tiếp nhận bổ sung cho 11

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác xây dựng khu tái định cư thủy điện Na Hang tại xã Khuôn Hà - huyện Lâm Bình - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 28)