Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa xã Đồng Sơn - huyện Hoành Bồ - tỉnhQuảng Ninh. (Trang 33)

3.4.1. Điu tra s liu th cp

- Thu thập tài liệu từ UBND xã Đồng Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoành Bồ, Trung tâm Phát triển quỹ đất và GPMB huyện Hoành Bồ.

- Các Nghị định, Thông tư, Quyết định, Công văn hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

3.4.2. Điu tra s liu sơ cp

Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình thuộc diện bị ảnh hưởng bởi giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án (bằng phiếu điều tra).

3.4.3. Phương pháp tng hp và x lí s liu

- Phương pháp thống kê: Tính toán và trình bày các số liệu đã thu thập được bằng số trung bình hoặc tổng trên phần mềm Word, Excel. Các số liệu được trình bày như diện tích, đơn giá, số tiền bồi thường…

- Phương pháp so sánh: Số liệu về trung bình và tổng diện tích, tổng số tiền bồi thường, đơn giá bồi thường đã thống kê và điều tra trong phạm vi của dự án được so sánh với giá thị trường, với khung giá của Chính phủ và quyết định bảng giá của xã Đồng Sơn,huyện Hoành Bồ.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đồng Sơn

4.1.1 Điu kin t nhiên

a. Vị trí địa lý

Xã Đồng Sơn nằm ở phía Bắc huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh cách Trung tâm huyện khoảng 30 km, xã có vị trí thuận lợi, xã có 4 thôn: Thôn Tân Ốc 1, Thôn Tân Ốc 2, Thôn Phủ Liễn, Thôn Khe Càn, vị trí giáp ranh của xã như sau:

- Phía Đông giáp xã Kỳ Thượng.

- Phía Tây giáp xã Dương Hưu( Sơn Động – Bắc Giang ). - Phía Nam giáp xã Đồng Lâm.

- Phía Bắc giáp xã Minh Cầm, Lương Mông

b. Địa hình, địa mạo

Địa hình Đồng Sơn tương đối đa dạng phân dị thuộc loại địa hình đồi

núi, đại bộ phận nằm trong hệ thống cánh cung bình phong Đông Triều -

Móng Cái. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích của xã có độ cao trung bình từ

150 - 250m sắp xếp theo dạng bát úp và cấu tạo bởi đá lục nguyên, có độ dốc

từ 12 - 35o. Địa hình đồi núi có mật độ chia cắt trung bình từ 1.5 – 2 km, quá

trình phong hóa xói mòn diễn ra mạnh. Đây là vùng có khả năng quy hoạch trồng rừng lẫy gỗ thuận lợi.

c. Khí hậu

Đồng Sơn là xã miền núi nên chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Đông Bắc tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp, là khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt.

* Nhit độ không khí:

Nhiệt độ trung bình năm là 23,70C. Nhiệt độ thấp thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, cao dần từ tháng 4 đến tháng 8. Hàng năm ở xã

có số ngày giá lạnh dưới 100C thường xuất hiện khoảng 2-3 ngày, số ngày

nóng trên 300C khoảng 6-7 ngày, nhiệt độ giao động từ 15-250C khoảng 170

ngày trong năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Độm không khí:

Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm trên 80%, cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 đạt tới 88%, thấp nhất vào tháng 10 và tháng 11 đạt tới 76%.

* Lượng mưa:

Là xã chịu ảnh hưởng của khí hậu đông bắc nên lượng mưa trung bình năm 1.786 mm, năm cao nhất khoảng 2.852 mm, năm thấp nhất khoảng 870 mm, lượng mưa ở đây phân theo 2 mùa rõ rệt, mùa mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9, tập trung chiếm từ 75-85% tổng lượng mưa hàng năm, mưa ít từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tổng lượng mưa chỉ đạt từ 15-25%/năm.

* Gió:

Có 2 loại gió chủ đạo thổi theo 2 mùa rõ rệt:

- Mùa hè: gió thổi theo hướng Đông Nam và hướng Nam từ tháng 5

đến tháng 9, gió thổi từ vịnh vào mang nhiều hơi nước gây ra mưa, tốc độ gió trung bình khoảng 3-3,4m/s tạo ra luồng không khí mát mẻ.

Mùa đông gió thổi theo hướng Bắc và Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió trung bình khoảng 2,98m/s, đặc biệt gió mùa Đông Bắc tràn về thường lạnh, giá rét, thời tiết hanh khô ảnh hưởng đến gia súc và sản xuất nông nghiệp.

Tích ôn hữu hiệu là 8.0000C. Khí hậu xã có nhiều thuận lợi cho phát triển nông – lâm nghiệp.

d. Thủy văn

Nguồn nước mặt là lượng nước ở các con sông suối ở xã Đồng Sơn

phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian phụ thuộc vào địa hình, nên các nhánh khe suối có lưu lượng nhỏ lại chia thành 2 mùa rõ rệt. Cần đầu

tư hồ đập để tích nước cho sinh hoạt công nghiệp dịch vụ và sản xuất nông

nghiệp.

Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn nếu sử dụng phương pháp đào giếng hoặc giếng khoan thì rất khó khăn trong việc sử dụng.

4.1.2. Đặc đim kinh tế xã hi

Nhìn chung ngành nông nghiệp phát triển mạnh nhất nhưng có xu hướng giảm.

Trong ngành nông - lâm - thuỷ sản phát triển với nhịp độ tương đối

nhanh và còn có khả năng phát triển nhanh hơn để cung cấp thực phẩm cho xã, phục vụ du lịch và xuất khẩu.

* Trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây hằng năm 122 ha, dạt 97% kế

hoạch năm. Trong đó, Lúa vụ Chiêm và vụ Mùa diện tích gieo cấy 97,1 ha,

đạt 98% kế hoạch, năng suất bình quân ước đạt 35,1 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha so với năm 2012. Các cây trồng cạn như: Ngô với diện tích là 18 ha, năng suất 37 tạ/ha, Lạc 08 ha, năng suất 14,2 tạ/ha, đạt 78% kế hoạch. Tổng giá trị sản lượng lương thực là 1,7 tỷ đồng trên 100% kế hoạch năm.

* Chăn nuôi: Kết quả chăn nuôi tại thời điểm ngày 25/11/2013: Đàn

trâu, bò có 355 con giảm 31 con so với năm 2012, đàn lợn là 1.017 con giảm 200 con so với năm 2012, đang gia cầm, thủy cầm có 1981 con giảm 250 c0n so với năm 2012. Từ cuối tháng 2, đầu tháng 3 do ảnh hưởng của dịch bệnh “ dịch cúm gia cầm H5N7” làm cho ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng rất lớn đặc biệt là gia cầm, thủy cầm hầu như không chưa kịp thời. Ngoài gia một số hộ gia đình duy trì và phát triển tốt đàn nhím như: Ông Bàn Ban Thành, Bàn Ban Cao thôn Phủ Liễn, ông Đặng Văn Thành, thôn Tân Ôc II, Linh Qúy Phiếu, Bàn Văn Thành thôn Khe Càn tổng đàn Nhím trong xã là 400 con tăng 30 con

so với năm 2012. Xã tích cực thực hiện nhiều biện pháp phòng chống như

khử trùng, tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại để phòng và ngăn chặn kịp thời

các loại dịch bệnh nguy hiểm có thể xảy ra.

* Lâm Nghiệp: Công tác chuẩn bị cây giống, rà soát quỹ đất, thiết kế

trồng rừng niên vụ 2013 được triển khai thực hiện theo kế hoạch. Khai thác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trên 65 ha rừng trồng, chủ yếu từ cây keo, sản lượng đạt trên 850 m3

, đạt trên 100% kế hoạch năm. Triển khai trồng mới trên 240 ha keo tăng 40% so với năm 2012, trong đó diện tích trồng mới trên 140 ha, tái trồng lại trên 78 ha số còn lại trồng trên diện tích khác. Triển khai kế hoạch phòng cháy và chữa cháy rừng năm 2013 đạt hiệu quả. Tăng cường kiểm tra quản lý bảo vệ rừng, phát hiện xử lý 7 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng trong đó có 3 vụ vận chuyển lâm sản gỗ trái phép, 04 vụ tự ý phát nương lấn chiếm trái phép đất rừng thuộc UBND xã quản lý.

* Dịch vụ: Ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương mại chiếm tỷ lệ 7.55%. Thương mại, dịch vụ: Chủ yếu là các ngành dịch vụ nhỏ lẻ như bán buôn bán lẻ, các dịch vụ xã hội năm 2012 đạt trên 3 tỷ đồng trên một năm tăng 1,82 % so với năm 2011. Các dịch vụ: vận tải, bảo hiểm, tín dụng ngân hàng .. tiếp tục được đẩy mạnh phát triển. Công tác bảo đảm lưu thông hàng hóa, kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, chất lượng hàng hóa, chống buôn bán hàng hóa kém chất lượng, góp phần ổn định giá cả thị trường trên địa bàn xã được quan tâm thực hiện. Năm 2013 ngành thương mại dịch vụ tăng lên 1,1% so

với năm 2012.

a. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo số liệu thống kê, năm 2013 dân số xã có 2610 người với 560 hộ, tỷ lệ phát triển dân số là 0,7% (tăng tự nhiên 0,53%),được phân bố ở 4 thôn. Trong đó 99.9% là dân tộc Dao, hộ nghèo còn cao, đầu năm 2013 xã có 235 hộ nghèo và 163 hộ cận nghèo, đến cuối năm 2013 giảm xuống còn 143 hộ nghèo chiếm 24.7%, cận nghèo là 210 hộ chiếm 34.7%.

4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Sơn năm 2013 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Sơn năm 2013 ĐVT: ha TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 12702.76 100 1 Đất nông nghiệp NNP 12023.41 94.65 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 608.08 4.79 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 150.70 1.18 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 96.62 0.76 1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 86.41 0.68 1.1.1.1.2 Đất chuyên trồng lúa nước còn lại LUK 10.21 0.08 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 54.08 0.42 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 457.38 3.60 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 11415.33 89.86 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 7678.72 60.45 1.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 7068.36 55.64 1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST 540.24 4.25 1.2.1.3 Đất khoanh nuôi khôi phục rừng sản xuất RSK 9.72 0.07 1.2.1.4 Đất trồng rừng sản xuất RSM 60.40 0.47 1.2.2 Đất rừng đặc dụng RDD 3736.61 29.41 1.2.2.1 Đất có rừng tự nhiên đặc dụng RDN 3659.93 28.81 1.2.2.2 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng RDK 76.68 0.61

2 Đất phi nông nghiệp PNN 178.85 1.41

2.1 Đất ở nông thôn OTC 16.64 0.13 2.2 Đất chuyên dùng CDG 31.54 0.25 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0.22 0.002 2.2.2 Đất phát triển hạ tầng DHT 10.32 0.08

2.2.3 Đất giao thông DGT 18.67 0.15 2.2.4 Đất thuỷ lợi DTL 2.33 0.02 2.2.4.1 Đất bưu chính viễn thông DBV 0.05 0.0003 2.2.4.2 Đất cơ sở văn hoá DVH 0.19 0.001 2.2.4.3 Đất cơ sở y tế DYT 0.07 0.0005 2.2.4.4 Đất cơ sở giáo dục, đào tạo DGD 1.84 0.01 2.2.4.5 Đất chợ DCH 0.18 0.001 2.3 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 130.067 1.03

3 Đất chưa sử dụng CSD 500.50 3.94

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 15.07 0.12 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 485.43 3.82

( Nguồn: tài liệu UBND xã Đồng Sơn)

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2013, tổng diện tích tự nhiên xã Đồng Sơn là 12702.76 ha. Gồm :

a. Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp 12023.41 chiếm 94.65 % tổng diện tích tự nhiên toàn xã trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 608.08 ha chiếm 4.79 % tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất trồng cây hàng năm: 150.70 ha. (đất trồng lúa 96.62 ha, đất cây

hàng năm khác 54.08 ha).

+ Đất trồng cây lâu năm khác: 457.38 ha .

- Đất lâm nghiệp: 11415.33 ha, chiếm 89,86 % (đất rừng sản xuất 7678.72 ha, đất rừng đặc dụng 3736.61 ha).

Đây là các loại đất tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, làm ra của

cải vật chất để nuôi sống con người, giữ ổn định nền kinh tế của địa phương

đưa vào sử dụng triệt để nhưng năng suất, hiệu quả chưa cao, do bố trí cây trồng chưa được phù hợp, cả cây trồng trên đất lâm nghiệp.

b. Đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp là 178.85 ha chiếm 1.41 % so với tổng diện tích tự nhiên toàn xã, trong đó:

- Đất ở nông thôn: 16.64 ha. - Đất chuyên dùng: 31.54 ha. - Đất sông suối: 130,067 ha. c. Đất chưa sử dụng

Chiếm 500.50 ha, chiếm 3.94 % tổng diện tích tự nhiên toàn xã, trong đó:

- Đất đồi núi chưa sử dụng: 485.43 ha. - Đất bằng chưa sử dụng: 15.07 ha

4.3. Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. trên địa xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.1. Khái quát v 2 d án

a. Dự án xây dựng đường giao thông Tân Ốc – Khe Càn trên địa bàn xã

Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ,tỉnh Quảng Ninh.

Dự án xây dựng tuyến đường giao thông Tân Ốc – Khe Càn có tổng chiều dài là 15km (Thuộc địa bàn xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ,tỉnh Quảng Ninh), với tổng diện tích thu hồi là 108610.1 m2 , số hộ bị thu hồi la 126 hộ, trong đó có 11 hộ phải di chuyển nhà ở.

* Kết quả:

- Tuyến đường giao thông Tân Ốc – Khe Càn thuộc địa bàn xã Đồng

Sơn, huyện Hoành: Đã GPMB xong 15km. Chia làm hai giai đoạn thực hiện

và thu hồi giai đoan 1 từ ngày 13 tháng 9 năm 2011 đến ngày 24 tháng 11

m2. Giai đoan 2 từ 13 tháng 2 năm 2012 đến 31 tháng 12 năm 2012, thực hiện

thu hồi giải phóng mặt bằng với diện tích là 2957.4 m2. Tổng diện tích đất

thu hồi khu vực dự án là 108725.4 m2, với tổng kinh phí cho dự án đường xã Đồng Sơn là 3.237.500,031 tỷ.Dự án đã hoàn thành từ ngày 20 tháng 2 năm 2014.

b. Dự án xây dựng một số công trình hạ tầng kỹ thuật nông thôn phục vụ

chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn năm 2012 – 2015, trên địa bàn xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

Trong dự án 2 đánh giá về 2 công trình: Công trình xây dựng đường

trục thôn Tân Ốc II và công trinh kênh Khe Mùi thôn Phủ Liễn.

Tổng tuyến đường trục thôn Tân Ốc II là 300m, còn kênh Khe Mùi,

thôn Phủ Liễn (thuộc địa bàn xã Đồng Sơn,huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng

Ninh) có tổng tuyến dài là 1.200m. Tổng diện tích đất thu hồi cả 2 công

trình là 10.300m2, số hộ dân bị thu hồi là 15 hộ với tổng diện tích là

10.300 m2, còn lại là đất do xã quản lý sử dụng vào mục đích công.

* Kết quả:

- Đoạn đường trục thôn Tân Ốc II, xã Đông Sơn, huyện Hoành Bồ,

đã GPMB xong 300m và kênh Khe Mùi thôn Phủ Liễn đã GPMB xong 1.200m, thực hiện và thu hồi từ 29 tháng 11 năm 2012 với tổng diện tích thu hồi là 10.300m2, tổng kinh phí cho dự án này là 1.514.482.800 đồng. Dự án đã hoàn thành từ ngày 29 tháng 4 năm 2013.

4.3.2. Đánh giá công tác bi thường GPMB.

a. Dự án xây dựng đường giao thông Tân Ốc – Khe Càn trên địa bàn xã

Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ,tỉnh Quảng Ninh * Diện tích đất bị thu hồi thực hiện dự án

Tổng diện tích đất của xã Đồng Sơn là: 12702.76 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp là: 12023.41 ha

- Đất phi nông nghiệp là: 178.85 ha - Đất chưa sử dụng là: 500.50 ha

Để thực hiện dự án thu hồi đất xây dựng công trình Ban bồi thường giải

phóng mặt bằng đã tiến hành thu hồi tổng cộng: 108.610.1m2 đất. Kết quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thống kê chi tiết được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2: Kết quả thống kê diện tích đất đai bị thu hồi STT Các loại đất thu hồi Diện tích

(m2)

Tỷ lệ

(%)

Tổng diện tích đất bị thu hồi 108610.1 100,00

1 Đất nông nghiệp 94224.6 86,75

2 Đất phi nông nghiệp 2957.4 2,75

3 Đất chưa sửa dụng 11428.1 10,50

(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất và GPMB huyện Hoành Bồ năm 2012)

Từ số liệu thống kê tại bảng 4.2 cho thấy:

- Diện tích đất nông nghiệp Nhà nước thu hồi để thực hiện dự án là:

105652.7 m2 chiếm 97.3 % tổng diện tích đất bị thu hồi.

- Diện tích đất phi nông nghiệp Nhà nước thu hồi để thực hiện dự án là:

2957.4 m2 chiếm 2.7 % tổng diện tích đất bị thu hồi.

Diện tích Nhà nước thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp. Mặt khác các hộ nằm trong khu vực giải tỏa đa số là sản xuất nông nghiệp. Nguồn thu nhập

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa xã Đồng Sơn - huyện Hoành Bồ - tỉnhQuảng Ninh. (Trang 33)