Công tác giải phóng mặt bằng trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa xã Đồng Sơn - huyện Hoành Bồ - tỉnhQuảng Ninh. (Trang 26)

2.3.1. Công tác gii phóng mt bng mt s nước tư bn

Đối với các nước trên thế giới đất đai thuộc sở hữu tư nhân, thị trường đất đai phát triển theo thị trường hàng hoá và được mua bán tự do. Ở phương

tây giá đất biến động theo lô đất, còn ở những nước tư bản phát triển chế độ

sở hữu tư bản tư nhân về đất đai được xác định ổn định, quá trình tích luỹ về

đất đai lên tới đỉnh cao, thị trường đất đai mang tính độc quyền và các quốc gia thường áp dụng Luật thuế đối với việc mua bán đất đai, không áp đặt giới hạn hành chính đối với thị trường đất đai. Các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì đất đai được mua bán tự do và cho thuê một cách rộng rãi.

Việc chuyển nhượng và cho thuê ruộng đất được coi là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bởi vì đất đai khi thuộc sở hữu của các chủ sử dụng là tư nhân thì mới có khả năng sinh lời cao hơn so với chủ sử

dụng cũ. Nên việc GPMB thực chất là việc mua bán đất đai theo giá thoả

thuận giữa người mua và người bán. Cho nên việc GPMB chỉ mang tính chất

thủ tục vì đất đai thuộc sở hữu tư nhân do đó họ có quyền mang ra trao đổi

hay mua bán tự do. Ngoài ra đất đai còn tham gia vào thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán như một nguồn đầu tư ngoại tệ.

(Website http://VnExpress.net).

* Công tác giải phóng mặt bằng ở Trung Quốc

Với hình thức sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể về đất đai, mục tiêu bao trùm tái định cư ở Trung Quốc là hạn chế tối đa việc thu hồi đất cũng như số người chịu ảnh hưởng bởi dự án.

Trong trường hợp không thể tránh khỏi việc tái định cư sẽ được chuẩn

hưởng được bồi thường và hỗ trợ đầy đủ trong đó đã tính đến lợi ích của cả ba bên là nhà nước, tập thể, cá nhân. Tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Quảng Châu, Vũ Hán và một số tỉnh. Nhiệm vụ quy hoạch đất đai ở đô thị và nông thôn được Nhà nước Trung Quốc quan tâm và thực hiện triệt để.

Công tác bồi thường và tái định cư ở Trung Quốc những năm gần đây

đạt được kết quả đáng kể, nguyên nhân là do xây dựng các chính sách và thủ

tục rất chi tiết, ràng buộc các hoạt động tái định cư với nhiều lĩnh vực khác,

mục tiêu của các chính sách này là cung cấp cơ hội phát triển cho tái định cư, thông qua cách tiếp cận và tạo nơi ở mới ổn định, tạo nguồn lực sản xuất cho

người thuộc diện bồi thường, tái định cư. Đối với các dự án phải bồi thường

để giải phóng mặt bằng tái định cư chi tiết được chuẩn bị trước khi thông qua dự án, cùng với việc dàn xếp kinh tế khôi phục cho từng địa phương, từng gia đình và người bị ảnh hưởng.

Thành công của Chính phủ Trung Quốc trong việc bồi thường và tái định cư là do hệ thống pháp luật đồng bộ, pháp luật đất đai và chính sách đất đai đầy đủ, phù hợp, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rất năng động, khoa học cùng với một Nhà nước pháp quyền vững chắc, năng lực thể chế của

chính quyền địa phương theo thẩm quyền có hiệu lực cao, người dân có ý

thức pháp luật nghiêm minh, nhân dân tin tưởng vào chế độ tốt đẹp của Nhà

nước xã hội chủ nghĩa. (Viện nghiên cứu địa chính, 2002)[2].

2.3.2. Công tác bi thường GPMB ca Vit Nam

a. Công tác GPMB ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội là nơi có rất nhiều dự án liên quan đến việc GPMB.

Tính đến cuối tháng 5 năm 2003, toàn thành phố có khoảng 352 dự án liên

quan đến GPMB. Trong đó, các dự án có đủ điều kiện là 293. Để thực hiện

tích đất thu hồi của các dự án đủ điều kiện là 1.672 ha, số hộ liên quan của dự án đủ điều kiện là 32.510 hộ.

Trong 6 tháng đầu năm 2003, UBND thành phố đã tổ chức hội nghị

giao ban với các quận, huyện về công tác GPMB. Hầu hết các ý kiến của hội đồng GPMB các quận, huyện và chủ đầu tư đều khẳng định rằng công tác GPMB ngày càng phức tạp và có rất nhiều những vướng mắc xung quanh vấn đề về cơ chế chính sách, quỹ nhà tái định cư, giá cả đền bù của các dự án.

Kế hoạch GPMB năm 2003 của thành phố Hà Nội so với thực hiện năm 2002 về số lượng dự án không tăng nhưng về khối lượng thu hồi đất và liên quan đến số hộ đền bù và bố trí tái định cư tăng gần 2 lần. Quy mô của các dự án lớn, có dự án diện tích đất thu hồi lên đến hàng trăm hécta như dự án thoát nước giai đoạn I, hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây, công viên Yên Sở, cầu

Thanh Trì. Bên cạnh đó các dự án liên quan đến công tác GPMB có nhiều

công trình phục vụ Sea Game 22 và 9 cụm công trình trọng điểm và nhiều dự án quan trọng của Trung Ương đồng loạt triển khai trên địa bàn thành phố. Do

vậy yêu cầu cấp bách đặt ra cho thành phố là cần GPMB sớm để triển khai

đảm bảo tiến độ của các dự án.

Trong việc GPMB của thành phố khâu điều tra, khảo sát gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Tính đến đầu tháng 6 năm 2003, trong tổng số 293 dự án đã đủ điều kiện để triển khai GPMB hiện đã điều tra, khảo sát xong

20.000/32.500 hộ, tỷ lệ đạt 60%. Trong đó, số lượng dự án, hạng mục dự án

đã GPMB xong, bàn giao đưa vào thi công được gần 30 dự án. Tuy nhiên theo ý kiến của các chủ đầu tư, một trong những khó khăn vướng mắc của công tác

GPMB hiện được xác định là do công tác tổ chức, điều tra nguồn gốc, quá

trình sử dụng để làm căn cứ lập phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB. Bởi

công tác GPMB hiện nay chỗ nào cũng vướng mắc, không vướng về vấn đề quy hoạch thì vướng về xác định nguồn gốc đất đai và quá trình sử dụng. Rất

nhiều dự án không thể triển khai được vì người dân không đồng ý để cán bộ vào điều tra, khảo sát lập phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB.

Một khó khăn không nhỏ, làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án là nhu

cầu tái định cư. Qua kết quả điều tra, rà soát mới nhất về nhu cầu tái định cư

của tổ công tác quỹ đất thành phố cho thấy, hiện có 120 dự án có nhu cầu bố trí tái định cư với số lượng gần 9.000 căn hộ, lô đất. Trong đó các dự án có đủ điều kiện như có vốn đền bù, chuẩn bị trước quỹ nhà, quỹ đất tái định cư cần cho năm 2003 là 7.000 căn hộ, lô đất. Hiện nay việc chuẩn bị quỹ nhà, đất tái định cư so với nhu cầu chưa đáp ứng được, mới đạt tỷ lệ khoảng 50%. Nguyên

nhân của tình trạng này là do trước đây việc xây dựng trước quỹ nhà, quỹ đất

không được bố trí vốn trước mà chỉ khi nào dự án đầu tư được duyệt thì mới

bắt đầu triển khai, một số nơi có xây dựng xong nhà lại thiếu điều kiện để ở như không có nước, nhà để lâu bị lún, nứt hoặc chưa hoàn thiện xong.

Trong thời gian tới Ban chỉ đạo GPMB thành phố sẽ phối hợp, kết hợp chặt chẽ hơn với các quận, huyện, chủ đầu tư để giải quyết những vướng mắc trong việc GPMB, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Cầu Giấy là quận có tốc độ đô thị hoá mạnh. Số lượng các dự án cần

GPMB là rất lớn. Tuy nhiên công tác GPMB trên địa bàn quận diễn ra rất

chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đô thị hoá ngày một cao của quận. Nguyên nhân chính là người có đất bị thu hồi không chịu nhận tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB và bàn giao mặt bằng cho dự án. Điều này do chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB của Nhà nước chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa thoả thỏa đáng, gây khiếu kiện kéo dài.

Về công tác tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém biểu hiện cụ thể như sau: - Tuỳ tiện quy định hạn mức đất đối với các trường hợp sử dụng đất trước khi có Luật Đất đai năm 1993, nhân dân không đồng tình dẫn đến khiếu kiện, chậm GPMB, triển khai dự án.

- Tuỳ tiện áp đặt người sử dụng đất vi phạm hành lang bảo vệ công trình để không đền bù cho người bị thu hồi.

- Một số địa phương tự đặt ra cho các chủ dự án các khoản đóng góp

xây dựng cơ sở hạ tầng và đóng góp khác cho xã, phường nơi có đất bị thu

hồi đã dẫn đến hiện tượng là có chủ nhiệm hợp tác xã không ký vào phương

án bồi thường, hỗ trợ GPMB, đòi chủ dự án phải chi phí cho địa phương

khoản hỗ trợ, mà có trường hợp khoản hỗ trợ này còn cao hơn tổng chi phí đền bù đất cho dân. Đó là việc làm phi lý gây bất bình cho dân (Đỗ Thị Lan và cs, 2007) [9]

b. Công tác GPMB ở TP Hồ Chí Minh

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện có nhiều dự án giao thông

trọng điểm như mở rộng xa lộ Hà Nội, tỉnh lộ 10, đường vành đai 2, … Theo báo cáo tiến độ dự án trọng điểm của sở giao thông vận tải thành phố Hồ Chí

Minh trong quý 1 năm 2012, nhiều dự án đang thi công dở dang nằm ở cửa

ngõ thành phố bị vướng mặt bằng.

Công tác bồi thường GPMB tuyến đường mở rộng xa lộ Hà Nội , thành phố Hồ Chí Minh:

- Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội do Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật thành phố Hồ Chí minh làm chủ đầu tư. Xa lộ mở rộng có tổng chiều dài

là 15,7 km và tổng mức đầu tư là 2.268 tỷ đồng, với điểm đầu nối với dự án

cầu Sài Gòn 2, điểm cuối tại nút giao thông Tân Vạn, kết nối với dự án cầu

Đồng Nai mới. (nguồn:trang thông tin moitruongxanhhcm.org.vn).

- Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội đang gặp rất nhiều vướng mắc về

GPMB, tại phần mở rộng và cải tạo trục đường chính đoạn trong phạm vi nút giao Cát Lái đến tiếp giáp cầu Rạch Chiếc (dài 1,2 km, rộng 44m - 54m) vẫn chưa thể thi công do Sở giao thông vận tải chưa bàn giao mặt bằng từ ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây; đoạn từ cuối nút giao ngã tư Thủ Đức đến cầu

vượt Trạm 2 (dài 2,7 km, rộng 24m - 41m) nhánh bên trái bế tắc do vướng

tuyến ống nước D1000. (nguồn: trang thông tin Dothi.net)

Về giải phóng và bàn giao mặt bằng, hầu hết các đơn vị GPMB cho

rằng công việc này gặp khá nhiều khó khăn và kéo dài do các khâu thủ tục, áp giá đền bù và địa điểm tái định cư. Ðể giải quyết khó khăn này, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra văn bản chỉ đạo UBND các quận, huyện chủ động chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái định cư trước khi thực hiện thu hồi đất sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai dự án.

c. Công tác GPMB ở Hoành Bồ - Quảng Ninh

Năm 2013, huyện Hoành Bồ thực hiện Giải phóng mặt bằng tổng số 16

dự án với tổng diện tích thu hồi trên 1674545,5 m2. Trong đó có 13 dự án

thực hiện chuyển tiếp và 3 dự án mới triển khai. Đến nay đã thực hiện giải

phóng hoàn toàn bàn giao cho chủ đầu tư 13 dự án với diện tích

1374037,1m2. 02 dự án đã bàn giao một phần mặt bằng cho chủ đầu tư với

diện tích 294241.5/6266,9 m2. Có 01 dự án chưa thực hiện với nhiều lý do như: Dự án An Lạc đợt 6 (6266,9 m2), do chưa thống nhất được phương án. Tuy nhiên, vẫn còn một số dự án thực hiện chậm, chưa bảo đảm tiến độ so với

kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do công tác bố trí khu tái định cư thiếu chủ

động, chưa kịp thời gây khó khăn cho việc di chuyển của các tổ chức và hộ gia đình. Bên cạnh đó một số dự án đã được GPMB nhưng tiến độ triển khai đầu tư chậm.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Kết quả công tác bồi thường GPMB tại một số dự án trên địa xã

Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

- Thực trạng đời sống người dân sau khi bị thu hồi đất tại tại một số dự án trên địa xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

3.1.2. Phm vi nghiên cu

Đề tài nghiên cứu 2 dự án:

Dự án 1: “ Dự án xây dựng đường giao thông Tân Ốc – Khe Càn trên địa bàn xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh”.

Dự án 2: “Dự án xây dựng một số công trình hạ tầng kỹ thuật nông

thôn phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn năm 2012 –

2015, trên địa bàn xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh”.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

3.2.1. Địa đim

UBND xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ,tỉnh Quảng Ninh.

3.2.2. Thi gian

Bắt đầu: từ ngày 8 / 02 / 2014 Kết thúc: ngày 30 / 04 /2014

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Đánh tình hình cơ bn xã Đồng Sơn.

- Đánh giá điều kiện tự nhiên. - Đánh giá điều kiện kinh tế, xã hội.

3.3.2. Hin trng s dng đất và tình hình qun lý đất đai

3.3.3. Đánh giá kết qu công tác bi thường gii phóng mt bng

- Khái quát tình hình công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án. - Đánh giá công tác thống kê đất đai trong khu vực dự án.

- Đánh giá về kinh phí BTGPMB của dự án.

- Đánh giá công tác thống kê về tài sản, cây cối hoa màu trong khu vực dự án.

3.3.4. Đánh giá thực trạng đời sống người dân sau khi bị Nhà nước thu hồi đất tại dự án đất tại dự án

- Đánh giá ảnh hưởng tới đời sống người dân sau khi bị Nhà nước thu

hồi đất.

- Đánh giá ảnh hưởng tới thu nhập.

- Đánh giá ảnh hưởng đến lao động và việc làm

3.3.5. Nhng thun li, khó khăn trong công tác gii phóng mt bng và đề

xut phương án gii quyết

- Những thuận lợi, khó khăn.

- Các giải pháp khắc phục và bài học kinh nghiệm.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Điu tra s liu th cp

- Thu thập tài liệu từ UBND xã Đồng Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoành Bồ, Trung tâm Phát triển quỹ đất và GPMB huyện Hoành Bồ.

- Các Nghị định, Thông tư, Quyết định, Công văn hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

3.4.2. Điu tra s liu sơ cp

Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình thuộc diện bị ảnh hưởng bởi giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án (bằng phiếu điều tra).

3.4.3. Phương pháp tng hp và x lí s liu

- Phương pháp thống kê: Tính toán và trình bày các số liệu đã thu thập được bằng số trung bình hoặc tổng trên phần mềm Word, Excel. Các số liệu được trình bày như diện tích, đơn giá, số tiền bồi thường…

- Phương pháp so sánh: Số liệu về trung bình và tổng diện tích, tổng số tiền bồi thường, đơn giá bồi thường đã thống kê và điều tra trong phạm vi của dự án được so sánh với giá thị trường, với khung giá của Chính phủ và quyết định bảng giá của xã Đồng Sơn,huyện Hoành Bồ.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đồng Sơn

4.1.1 Điu kin t nhiên

a. Vị trí địa lý

Xã Đồng Sơn nằm ở phía Bắc huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh cách Trung tâm huyện khoảng 30 km, xã có vị trí thuận lợi, xã có 4 thôn: Thôn Tân

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa xã Đồng Sơn - huyện Hoành Bồ - tỉnhQuảng Ninh. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)