Biện pháp tuyên truyền, giáo dụ c

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. (Trang 65)

Ngoài các biện pháp được đề xuất trên, tuyên truyền, giáo dục là một trong những biện pháp quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm tại làng nghề. Tuyên truyền, giáo dục dưới mọi hình thức: Đưa lên loa thông báo, tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường ở địa phương; đưa vào các chương trình học của các cấp để tăng hiểu biết của học sinh về vấn đề môi trường hiện nay; nâng cao nhận thức của người dân về môi trường thông qua các cuộc họp với dân tại địa phương.

56 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Các cơ sở sản xuất trong làng nghề chủ yếu vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải, chỉ có một số rất ít cơ sở có hệ thống xử lý nước thải.

- Các mẫu nước thải được lấy từ một số cơ sở sản xuất khi phân tích cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều: thông số COD ( hàm lượng COD trong mẫu nước thải phân tích được vượt quá so với QCVN 5,36 – 7,31 lần); thông số BOD (hàm lượng BOD trong mẫu nước thải phân tích được vượt quá so với QCVN 6,04 – 7,97 lần); thông số N tổng số (hàm lượng N tổng số trong mẫu nước thải phân tích được vượt quá so với QCVN 2,1 – 2,6 lần).

- Ô nhiễm môi trường làng nghề không chỉ ảnh hưởng đến những người dân sống trong trong khu vực mà những người dân sống xung quanh khu vực làng nghề cũng bịảnh hưởng.

5.2. Kiến nghị

* Đối với các cấp chính quyền:

- Tổ chức quy hoạch làng nghề cho phù hợp , khoa học với điều kiện của địa phương.

- Tổ chức các chương trình về bảo vệ môi trường và phát động người dân tham gia vào các phong trào về môi trường.

* Đối với cơ sở sản xuất

- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về xả thải nước thải, không xả thải trực tiếp nước thải chưa được xử lý và nước thải chưa đảm bảo đầu ra ra môi trường xung quanh.

- Nghiên cứu, tìm hiểu thường xuyên về các công nghệ sản xuất sạch hơn, các dây chuyền sản xuất theo công nghệ mới tìm ra công nghệ phù hợp để hạn chế lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất.

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo môi trường làng nghề Việt Nam năm 2008: Ba xu thế ô nhiễm môi trường làng nghề.

2. Bộ Tài nguyên Môi trường, 2009, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2008: Môi trường làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng.

3. Chu Văn Cường, 2008, Các giải pháp phát triển Việt Nam thời hội nhập, Tạp chí công nghiệp.

4. Đặng Kim Chi, 2005, Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật.

5. Lê Hải, 2006, Môi trường làng nghề với sự phát triển du lịch bền vững

6. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, 2008, Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Đỗ Thị Hảo, 1987, Làng Đại Bái – Gò đồng Bắc Ninh, Nơi xuất bản: Hội văn nghệ dân gian Việt Nam

8. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ, 2004, Đánh giá tác động môi trường,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Liên Hương, 2006, Nghiên cứu nguy cơ sức khỏe ở các làng nghề tại một số tỉnh phía Bắc và giải pháp can thiệp, Luận văn Thạc sĩ Y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

10. Bạch Quốc Khang, Bùi Đình Toái, Nguyễn Thị Thu Quế, 2005, Sổ tay hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề sử dụng phương pháp có sự tham gia của cộng đồng.

11. Đặng Đình Long, Đinh Thị Bích Thủy, 2005, Tính cộng đồng và xung đột môi trường tại khu vực làng nghề ởđồng bằng sông Hồng, thực trạng và xu hướng biến đổi, NXB Nông nghiệp.

58

12. Ngô Trà Mai, 2008, Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường một số làng nghề tỉnh Hà Tây, Luận án TS, Đại học Khoa học Tự nhiên.

13. Dương Bà Phượng, 2001, Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH – HĐH, NXB Khoa học xã hội.

14. Vũ Quyết Thắng, 2007, Quy hoạch môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Bùi Thị Tân, 1999, Về hai làng nghề truyền thống Phú Bài và Hiền Lương.

16. Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên Hương, Lê Văn Trình, 2005,

Những vấn đề về sức khỏe và an toàn trong các làng nghề Việt Nam,

NXB Y học.

17. Bùi Văn Vượng, 1998, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB

Văn hóa dân tộc.

18. Môi trường và phát triển bền vững: Chất lượng môi trường ở hầu hết các làng nghềđều không đạt tiêu chuẩn, 2008.

19. Minh Yến, 2003, Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH – HĐH, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện kinh tế học kinh tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)