Đánh giá thực trạng phát triển các làng nghề truyền thống của xã Thụy

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. (Trang 46)

xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

4.2.1. Đánh giá thc trng phát trin các làng ngh truyn thng ca xã Thy Hi. Thy Hi.

Là một trong các xã thuộc huyện Thái Thụy, cách trung tâm thị trấn Diêm Điền 10 km về phía nam, xã Thụy Hải là một trong những xã phát triển về kinh tế nhanh so với các xã khác ở trong huyện. Trên địa bàn xã hiện nay có hai làng nghề đang hoạt động bao gồm làng nghề chế biến thủy hải sản và làng nghề sản xuất muối. Hai làng nghề trên đã được hình thành từ lâu, gắn liền với lịch sử phát triển của địa phương. Đồng thời sự phát triển của hai làng nghề này đã giúp nền kinh tế của xã cũng như đời sống của người dân nơi đây được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế mà làng nghề đem lại, làng nghề cũng đem lại không ít khó khăn. Làng nghề càng phát triển, sự ô nhiễm môi trường do làng nghề gây ra càng nghiêm trọng. Mặc dù đã được hình thành từ lâu nhưng các cơ sở sản xuất trong hai làng nghề đều manh tính chất phân tán, nhỏ lẻ, hầu hết chưa có hệ thống xử lý nước thải. Các cơ sở hoạt động không tập trung, trình độ sản xuất thấp, công nghệ lạc hậu, lực lượng lao động chủ yếu là người dân trong làng nghề. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đang ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động và cộng đồng dân cư trong làng nghề.

4.2.2. Gii thiu v làng ngh chế biến thy hi sn.

Làng nghề chế biến thủy hải sản thuộc xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, cách trung tâm thị trấn Diêm Điền 15 km về phía nam. Trong làng nghề hiện có 25 cơ sở sản xuất đang hoạt động. Toàn xã có 1224 hộ dân thì có 60% số hộ dân làm nghề đánh bắt cá và chế biến thủy hải sản. Làng nghề hình thành và phát triển đã thu hút hàng nghìn lao động trong khu vực, giải quyết được vấn đề lao động và tăng thu nhập cho người dân. Do gần biển, có nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú nên nghề này được phát triển mạnh. Các sản phẩm của làng nghề rất đa dạng bao gồm: cá khô, mực khô, tôm khô, cá đông lạnh, chế biến sứa, tôm, nước mắm.... Các sản phẩm trên không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước mà hiện nay có mặt ở hầu hết các tỉnh

37

thành trên cả nước, một số sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản như: sứa muối, tôm đông lạnh, mực đông lạnh, cá mai tẩm gia vị....

4.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của làng nghề chế biến thủy hải sản.

Hoạt động sản xuất chế biến thủy hải sản trong làng nghề diễn ra rất phong phú và đa dạng bao gồm: cá, sứa, tôm, mực....Tuy nhiên, trong làng nghề hoạt động đánh bắt và chế biến cá diễn ra gần như quanh năm với số lượng lớn tạo nên một lượng chất thải lớn gây ô nhiễm môi trường. Các công đoạn sản xuất, chế biến và chất thải phát sinh bao gồm:

Hình 4.1. Các công đon ca qui trình chế biến cá

Việc thải bỏ bừa bãi với một khối lượng liên tục và lớn, không có qui hoạch đã làm mất khả năng đồng hóa tự nhiên của môi trường đối với các chất thải sinh học và hóa học. Hiện nay, rất ít có cơ sở sản xuất nào tại làng nghề chế biến cá xã Thụy Hải đảm bảo được tốt các điều kiện về môi trường. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường làng nghề và khu vực xung quanh. Gia công thành phẩm Phân loại cá Rửa cá Tẩy trắng Sấy cá Chất thải rắn: Cá, nilon

Nước thải, mùi tanh

Nước thải chứa vẩy cá, hóa chất tẩy trắng

38

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. (Trang 46)