Báo cáo môi trường làng nghề Việt Nam 2008 do BTNMT công bố ngày 20/4 cho biết, môi trường ở nhiều làng nghề đang suy thoái trầm trọng. Theo báo cáo này, ô nhiễm nước diễn ra đặc biệt nghiêm trọng tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ, tái chế giấy, dệt nhuộm, tái chế kim loại; ô nhiễm không khí diễn ra nặng nề tại các làng nghề gốm sứ, vật liệu xây dựng và khai thác đá, làng nghề tái chế phế thải. Một vấn đề chung nhất đối với các làng nghề là phần lớn chất thải rắn không được thu gom mà xả thẳng vào môi trường.
2.2.4. Khái quát thực trạng phát triển các làng nghề truyền thống của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Theo số liệu điều tra, đến hết năm 2013 số lượng làng nghề được UBND tỉnh Thái Bình công nhận gồm có 242 làng nghề trong đó huyện Thái Thụy có 28 làng nghề. Dựa trên các yếu tố tương đồng về loại hình sản xuất, sản phẩm, thị trường nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia thành các nhóm sau:
- Nhóm làng nghề mây tre đan, dệt chiếu:
Có 7/28 làng nghề mây tre đan, dệt chiếu (chiếm 25%) tổng số làng nghề của huyện. Đây là nhóm làng nghề có truyền thống lâu đời, sản phẩm của loại hình sản xuất này có giá trị cao, mang đậm nét văn hóa, dân tộc. - Nhóm làng nghềươm tơ, dệt vải:
23
Có 6/28 làng nghề ươm tơ, dệt vải (chiếm 21,43%) tổng số làng nghề của huyện. Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng sản phẩm của loại hình sản xuất này mang lại giá trị kinh tế cao cho đời sống của người dân.
- Nhóm làng nghề chế biến thủy hải sản:
Có 5/28 làng nghề chế biến thủy hải sản (chiếm 17,86%) tổng số làng nghề của huyện. Đây là nhóm làng nghề tuy chiếm tỉ lệ không lớn trong tổng số làng nghề của huyện nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhóm nghề này được hình thành từ xa xưa.
- Nhóm làng nghề rèn sắt:
Có 2/28 làng nghề rèn sắt trong tổng số làng nghề của huyện (chiếm 7,14%). Làng nghề rèn sắt đã hình thành từ thời xa xưa, tuy nhiên cho đến nay làng nghề này không còn được thịnh hành.
- Nhóm làng nghề làm nón:
Có 3/28 làng nghề làm nón (chiếm 10,71 %) tổng số làng nghề của huyện. Hiện nay số lao động trong làng nghề làng nón đã suy giảm do thu nhập từ hoạt động sản xuất này thấp, mất nhiều thời gian, đòi hỏi tính tỉ mỉ cao.
- Nhóm làng nghề sản xuất lương thực, thực phẩm
Là nhóm nghề đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân, với 5/28 tổng số làng nghề của huyện (chiếm 17,86%), chủ yếu sử dụng lao động lúc nông nhàn, không yêu cầu trình độ cao và hình thức sản xuất thủ công.
24
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề TT Loại hình làng nghề Nước thải Khí thải Chất thải rắn Ô nhiễm khác 1 Chế biến lương thực, thực phẩm SS, BOD5, COD, Tổng N, Coliform Bụi, CO, SO2, NH3, H2S, CH4 Chất hữu cơ dễ phân hủy, phân súc vật Ô nhiễm nhiệt, độẩm. 2 Ươm tơ, dệt vải, thuộc da pH, COD, kim loại nặng, độ màu Bụi, SO2, Cl2, hơi axit, hơi kiềm, dung môi Xỉ than, bùn cặn, chất hữu cơ tổng hợp.. Ô nhiễm nhiệt, độẩm, tiếng ồn. 3 Tái chế giấy pH,SS, BOD5, COD, tổng N, tổng P, độ màu Bụi, SO2, H2S, hơi kiềm. Tạp chất, rỉ sắt, vụn kim loại, cặn sơn Ô nhiễm nhiệt 4 Tái chế kim loại SS, COD,dầu mỡ, kim loại nặng, CN-... Bụi, hơi kim loại, hơi axit, Pb, Zn.. Tạp chất từ nhựa, phế liệu, bao bì, hóa chất. Ô nhiễm nhiệt 5 Tái chế nhựa SS, BOD5, COD, tổng N, tổng P, độ màu, dầu mỡ.. Bụi, CO, Cl2, NH3, hơi dung môi Tạp chất từ nhựa phế liệu, bao bì, hóa chất... Ô nhiễm nhiệt 6 Sơn mài, gỗ mỹ nghệ SS, BOD5, COD, tổng N, độ màu, dầu mỡ Bụi, hơi xăng, dung môi, SO2... Cặn sơn, gỗ, phế thải... Ô nhiễm nhiệt 7 Vật liệu xây dựng, khai thác đá SS, COD, Cr, Si Bụi, CO, SO2, HF... Đá phế thải Ô nhiễm tiếng ồn, độ rung 8 Chế biến thủy hải sản SS, BOD5, COD, tổng N, tổng P, coliform Mùi, bụi, CO, SO2, H2S.. Cá phế thải, nội tạng động thực vật, thức ăn thừa, bao bì, túi nilon.. Ô nhiễm nhiệt, độẩm
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề Việt Nam năm 2008 của Bộ TN&MT)
25
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Các cơ sở sản xuất của làng nghề chế biến thủy hải sản ở xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
- Nước thải của làng nghề chế biến thủy hải sản ở xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
- Công tác bảo vệ môi trường của làng nghề.
3.1.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. - Địa điểm thu thập mẫu: Cống thải của các cơ sở sản xuất của làng nghề chế biến thủy hải sản ở xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
- Địa điểm phân tích mẫu: Phòng thí nghiệm khoa Môi trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Thời gianTừ 20/01/2014 đến 30/04/2013
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thụy Hải
3.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến thủy hải sản của xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
3.2.2.1. Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề truyền thống của xã Thụy Hải Thụy Hải
26
3.2.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của làng nghề chế biến thủy hải sản. thủy hải sản.
3.2.3.1. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của làng nghề chế biến thủy hải sản năm 2011. thủy hải sản năm 2011.
3.2.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của làng nghề chế biến thủy hải sản qua phân tích trong thòng thí nghiệm. thủy hải sản qua phân tích trong thòng thí nghiệm.
3.2.3.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của làng nghề chế biến thủy hải sản qua phiếu điều tra. thủy hải sản qua phiếu điều tra.
3.2.4. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý môi trường và đề
xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề chế
biến thủy hải sản.
3.2.4.1. Thuận lợi 3.2.4.2. Khó khăn 3.2.4.2. Khó khăn
3.2.4.3. Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề chế biến thủy hải sản. nghề chế biến thủy hải sản.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp là phương pháp phổ biến thường được dùng khi nghiên cứu đề tài của trong lĩnh vực tài nguyên môi trường. Đây là phương pháp tham khảo các tài liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu, là phương pháp truyền thống, nhanh và hiệu quả. Với phương pháp này có thể áp dụng nghiên cứu với các nội dung sau đây:
Thu thập các số liệu, tài liệu, văn bản pháp luật, có liên quan đến vấn đề môi trường làng nghề.
Thu thập các số liệu thứ cấp tại phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, phòng Công thương huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
27
3.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn
Lập mẫu câu hỏi trong đó liệt kê đầy đủ các thông tin cần khảo sát về hoạt động sản xuất làng nghề và hiện trạng nước thải khu vực nghiên cứu.
Đối tượng khảo sát: Các hộ dân sinh sống trong làng nghề
Số phiếu khảo sát: Đề tài được thực hiện thông qua việc phỏng vấn 30 hộ thuộc làng nghề chế biến thủy hải sản.
3.3.3. Phương pháp tổng hợp so sánh với QCVN 11/2008 - BTNMT
Từ các số liệu thứ cấp cùng với số liệu đo đạc, khảo sát thực tế, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm so sánh với Quy chuẩn Việt Nam để đưa ra được mức độ ô nhiễm môi trường do nước thải của làng nghề gây ra, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.
Phân tích các mẫu nước thải bằng các thiết bị cần thiết và so sánh với QCVN tương ứng như sau:
Bảng 3.1.Giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy hải sản (QCVN 11/2008 – BTNMT)
TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B 1. pH − 6 − 9 5,5 − 9 2. BOD5ở 20 0C mg/l 30 50 3. COD mg/l 50 80 4. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100 5. Amoni (tính theo N) mg/l 10 20 6. Tổng N mg/l 30 60 7. Tổng dầu, mỡđộng thực vật mg/l 10 20 8. Clo dư mg/l 1 2 9. Tổng Coliforms MPN/ 100 ml 3.000 5.000
28
3.3.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
- Việc lấy mẫu phân tích được tiến hành theo kế hoạch với số mẫu được lấy để phân tích gồm 3 mẫu tương ứng với các vị trí sau:
+ Mẫu 1: Mẫu nước thải được lấy tại cống thải của cơ sở chế biến cá Biển Đông + Mẫu 2: Mẫu nước thải được lấy tại cống thải của cơ sở chế biến cá nhà ông Tạ Đình Hon + Mẫu 3: Mẫu nước thải được lấy tại cống thải của cơ sở chế biến cá nhà bà Hoàng Thị Mai
-Các chỉ tiêu phân tích: BOD5, COD, TSS, Nitơ tổng số, Phốtpho... -Thời gian lấy mẫu: tháng 4 năm 2014
-Nơi phân tích mẫu: Phòng thí nghiệm khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
-Phương pháp phân tích các chỉ tiêu:
Bảng 3.2. Phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm STT Thông số Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp
1 pH TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994) 2 BOD5 TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989) 3 COD TCVN 6491: 1999 4 TSS TCVN 6053–1995 (ISO 9696-1992) 5 Phosphat TCVN 6202: 2008 6 Nitrat TCVN 6180-1996 (ISO 7890-3-1988)
29
PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thụy Hải
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thụy Hải giáp trung tâm thị trấn Diêm Điền về phía đông, diện tích tự nhiên 690.73 ha, có vị trí địa lý:
-Phía Bắc giáp xã Thụy Xuân. -Phía Nam giáp thị trấn Diêm Điền. -Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. -Phía Tây giáp xã Thụy Lương.
4.1.1.2. Địa hình
Thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng có địa hình tương đối bằng phẳng, với độ dốc < 1, chỉ bị chia cắt bởi hệ thống sông, ngòi, kênh, mương và một số gò nằm rải rác. Độ cao bề mặt hầu hết từ 0,7 m đến 1,25 m so với mực nước biển, độ lệch địa hình không quá 1 m. Địa hình xã Thụy Hải bằng phẳng với độ cao giảm dần theo hướng từ Bắc xuống Đông nam.
4.1.1.3. Khí hậu
Thụy Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm của vùng ven biển nên khí hậu mang nét đặc trưng của vùng khí hậu duyên hải được điều hòa bởi khí hậu của vùng biển với đặc điểm mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, thường có bão, mùa đông lạnh, khô hanh nhưng không kéo dài liên tục mà xen kẽ những ngày nắng ấm hoặc mưa ẩm.
+ Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 240 C, nhiệt độ cao nhất lên tới 38 – 390 C và thấp nhất là 5 – 90 C.
30
+ Lượng mưa trung bình hàng năm là 1788 mm, tập trung chủ yếu vào mùa hè ( từ tháng 4 đến tháng 10 lượng mưa chiếm tới 80% lượng mưa cả năm ).
+ Gió: hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam mang theo không khí ẩm với tốc độ gió trung bình từ 2 – 3 m/s. Mùa hè thường hay có gió bão kèm theo mưa to gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 11.
4.1.1.4. Thủy văn
Nhìn chung hệ thống kênh mương của xã có nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc thau chua rửa mặn đáp ứng tốt cho việc nuôi trồng thủy sản.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
*Thuận lợi:
- Xã có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên phong phú, là điều kiện thuận lợi tạo đà cho việc phát triển một nền kinh tếđa dạng và bền vững
- Có cảng cá, là một điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, khai thác đánh bắt xa bờ, vận tải đường thủy.
- Điều kiện đất đai thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển, hình thành các vùng sản xuất muối, nuôi trồng, chế biển thủy sản.
* Khó khăn:
- Mặt khác đặc điểm khí hậu theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của nhân dân trong xã. Mùa mưa lượng mưa lớn, mực nước dâng cao không chỉ gây ngập úng cục bộ một phần diện tích nông nghiệp, ngoài ra vào mùa mưa thường có giông bão, gây nhiều thiệt hại cho nhân dân trong xã. Mùa khô lượng mưa ít, mực nước sông xuống thấp xảy ra tình trạng hạn hán thiếu nước cục bộ, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
31
- Là địa bàn duy nhất trong toàn huyện không có đất sản xuất nông nghiệp, nguồn nước sinh hoạt của nhân dân phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước mưa tự nhiên.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Năm 2012 tổng giá trị sản xuất đạt 28 tỷ đồng. Trong đó: kinh tế biển đạt 11 tỷ đồng ( gồm có sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản ); kinh doanh, chế biến, xuất khẩu thủy hải sản đạt khoảng 6 tỷđồng; dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp 11 tỷđồng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 12%, bình quân thu nhập trên đầu người đạt tren 5,2 triệu đồng/năm.
Cơ cấu GDP:
- Ngành kinh tế biển chiếm 38,5%;
- Ngành kinh doanh, chế biến xuất khẩu thủy hải sản chiếm 19,2%; - Ngành thương mại – dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp chiếm đến 43,2%.
4.1.2.2. Chuyển dịch kinh tế
Cơ cấu kinh tế của xã đã chuyển biến tích cực phù hợp với điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Ngành kinh tế biển chiếm tỉ trọng cơ bản, trong đó khai thác thủy sản tăng 80% so với năm 2000; sản xuất muối tăng 29,2 % so với năm 2000. Ngoài ra, các ngành kinh tế khác cũng có sự tăng trưởng vượt bậc.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a, Ngành kinh tế biển .Khai thác thủy sản
Ngư dân đã ứng dụng khoa học kỹ thuật, tu sửa tàu để nâng cao hiệu quả khai thác trên biển. Từ 2 đôi phương tiện khai thác xa bờ đến nay lực lượng khai thác xa bờ của bà con ngư dân đã có 6 đôi phương tiện khai thác
32
xa bờ và 44 tàu vừa và nhỏ, bước đầu sang cơ chế tư nhân hóa đội tàu khai thác xa bờ đã đạt hiệu quả cao. Năm 2012 ước đạt tổng sản lượng 2100 tấn tôm cá các loại, giá trị thu nhập thực tế ước đạt 15 tỷđồng.
.Nuôi trồng thủy sản
Ước tính năm 2012 đạt 45 tấn tôm, cua, cá các loại và 300 tấn rong câu khô giá trị doanh thu đạt 3,5 tỷđồng, ước tính phần thu nhập còn lại là 1,2 tỷ đồng. Đầu năm 2012 Đảng bộ đã có chủ trương nghị quyết triển khai quy hoạch vùng bãi triều nuôi ngao và đã được UBND huyện phê duyệt.
.Sản xuất muối
Trong 5 năm qua, nghề sản xuất muối được củng cố và đầu tư cơ bản về hệ thống giao thông thủy lợi, xây dựng làng nghề truyền thống nên năng suất muối tăng, nâng cao mức thu nhập của người lao động. Ước tính tổng thu