0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tình hình sử dụng nguồn nước của người dân xung quanh mỏ đá cẩm thạch

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ TRẮNG CỦA MỎ ĐÁ CẨM THẠCH R.K VIỆT NAM TỚI CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN YÊN THẾ, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI. (Trang 56 -56 )

2010, 2011, 2012, 2013

4.5.4. Tình hình sử dụng nguồn nước của người dân xung quanh mỏ đá cẩm thạch

cm thch RK Vit Nam

4.5.4.1. Mục đích sử dụng nước ngầm

- Sử dụng cho chăn nuôi: Tuy diện tích đất nông nghiệp của thị trấn là lớn song số hộ chăn nuôi xung quanh mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam là tương đối ít, nên nguồn nước ngầm cung cấp cho chăn nuôi là không đáng kể.

- Sử dụng cho hoạt động nông nghiệp: Thị trấn Yên Thế là một thị trấn có diện tích đất nông nghiệp chiếm 76,52% tổng diện tích đất tự nhiên, nguồn nước sử dụng chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp là lấy từ các con suối, ao hồ xung quanh. Còn nước ngầm được sử dụng để tưới các cây trồng xung quanh nhà như: Vườn rau, cây trồng trong vườn …

- Sử dụng cho sinh hoạt: Nước ngầm là nước được khai thác sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân. Theo kết quả điều tra phỏng vấn tại các hộ gia đình xung quanh khu vực khai thác của mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam tại thị trấn Yên Thế thì các hộ sử dụng nước ngầm phục vụ cho sinh họat là 100%

4.4.5.2. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt

Khu vực xung quanh mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam là khu vực có hệ thống cung cấp nước sạch còn hạn chế, hầu như không có hộ gia đình nào được sử dụng nước sạch. Đa phần người dân sử dụng nguồn nước tự nhiên phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình mình. Cơ cấu các nguồn nước mà các hộ gia đình trong khu vực sử dụng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.18: Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân

STT Nguồn nước sử dụng Hộ gia đình Tỷ lệ (%)

1 Nước giếng đào 14 28 2 Nước giếng khoan 22 44 3 Nước giếng khoan + nguồn khác 7 14 4 Nước giếng đào + nguồn khác 7 14

Tổng 50 100

(Nguồn: Số liệu điều tra, phỏng vấn 4/2014)

Theo kết quả điều tra phỏng vấn, dựa vào bảng 4.18 ta thấy nguồn nước sinh hoạt của 50 hộ gia đình thì nguồn nước mà họ sử dụng nhiều nhất là nước giếng khoan chiếm 44% (22/50 hộ), còn số hộ sử dụng nước máy là không có.

4.4.5.3. Ảnh hưởng của nguồn nước sinh hoạt tới sức khỏe của cộng đồng

Các bệnh tật gây ra do hậu quả của việc sử dụng nước không sạch được hiểu là các bệnh do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng lan truyền theo nước gây ra các bệnh như tiêu chảy, bệnh về mắt, giun sán, bệnh ngoài da và các bệnh phụ khoa khác…

Bảng 4.19: Tỷ lệ các bệnh có liên quan tới nguồn nước sinh hoạt theo thống kê STT Số người mắc bệnh Các loại bệnh Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Bệnh về tiêu hóa Tả 0 0 Lỵ 105 3,44 Thương hàn 0 0 Tiêu chảy 157 5,14 Giun sán tại trường học 654 21,41 2 Bệnh ngoài da Đau mắt hột 130 4,26 Mắt đỏ 154 5,04 Ngứa 205 6,71 Nổi mẩn 230 7,53 Khô, nứt da 365 11,95 Trợt, loét da 179 5,86

Nước ăn chân tay 585 19,16

Bệnh phụ khoa 290 9,50

Dựa vào bảng số liệu 4.19 ta thấy, trẻ bị giun sán ở đây chiếm tỷ lệ cao nhất 21,41%. Tiếp đó ta thấy tỷ lệ các loại bệnh ngoài da cũng chiếm phần lớn, đặc biệt là nước ăn chân tay chiếm 19,16%, khô và nứt da 11,95%, bệnh phụ khoa chiếm 9,5%.

Nhận xét: Thông qua sự so sánh ô nhiễm của các năm của nước mặt nước ngầm , nước thải ta thấy tình hình khu vực khai thác của mỏ đá đang bắt đầu có xu hướng bị ô nhiễm. Xuất phát từ thực tiễn qua nhiều năm, tình hình ô nhiễm trong thời gian tới nếu không bắt đầu hành động thì nước khu vực sẽ ảnh hưởng tới người dân. Chính vì vậy tôi đã điều tra phỏng vấn đề bước đầu xác định các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường nước để có giải pháp.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ TRẮNG CỦA MỎ ĐÁ CẨM THẠCH R.K VIỆT NAM TỚI CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN YÊN THẾ, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI. (Trang 56 -56 )

×