Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá trắng của mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam tới chất lượng nước sinh hoạt tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. (Trang 27)

2010, 2011, 2012, 2013

3.3.Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thp tài liu, s liu, thông tin th cp

Tiến hành thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu sau:

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội (dân số, việc làm, cơ sở hạ tầng vv…) của thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

- Tài liệu về báo cáo hiện trạng môi trường địa phương và kết quả quan trắc môi trường hàng năm tại địa bàn nghiên cứu.

- Tài liệu về công tác quản lý chất lượng môi trường tại địa bàn nghiên cứu. - Tài liệu về các văn bản pháp quy về khai thác khoáng sản, về bảo vệ môi trường, về quản lý tài nguyên nước, các tiêu chuẩn Việt Nam v.v… và các tài liệu có liên quan khác.

- Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn người dân về mục đích sử dụng nước ngầm và đánh giá của người dân về chất lượng nước ngầm. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá tới môi trường nước và đời sống của hộ gia đình, địa phương.

- Đối tượng phỏng vấn: Hộ gia đình, phỏng vấn 50 hộ gia đình chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá và xung quanh khu vực mỏ đá cẩm thạch RK Việt Nam.

- Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp bằng các câu hỏi trong phiếu điều tra.

3.3.3. Phương pháp kho sát thc địa

- Điều tra về nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của người dân khu vực nghiên cứu.

3.3.4. Phương pháp tng hp so sánh và d báo da trên s liu thu thp được

Dựa vào số liệu, báo cáo, thông tin thu thập được tiến hành tổng hợp số liệu, lập bảng so sánh giữa các năm để có thể thấy được tổng quan hiện trạng môi trường khu vực, và có những dự báo dựa vào kết quả đó.

3.3.5. Phương pháp ly mu và phân tích trong phòng thí nghim

* Lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu theo quy định của TCVN 6663 - 11: 2011 - Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm

- Thu thập mẫu nước khu vực xung quanh khai thác của mỏ tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái .

- Chuẩn bị dụng cụ: Đựng mẫu trong chai nhựa có nắp đậy kín. Chai nhựa được rửa bằng chất tẩy rửa, tráng bằng nước sạch, tráng bằng cồn 90o

sau đó tráng lại bằng nước cất. - Tiến hành lấy mẫu:

+ Tháo hết các ống dẫn và vật liệu nhựa, cao su khỏi ống dẫn sao cho khoảng cách từ mạch nước ngầm đến vị trí miệng ống lấy nước là ngắn nhất.

+ Dùng khăn giấy lau sạch miệng ống lấy nước.

+ Bật bơm giếng cho nước chảy bỏ từ 3 - 5 phút để loại bỏ phần nước lưu trữ ở đường ống.

+ Quan sát các yếu tố màu nước, tốc độ chảy đến khi diễn biến khá đều đặn thì bắt đầu hứng chai lấy mẫu vào dòng chảy từ đầu vòi để tránh sai số

trong quá trình lấy mẫu. Lấy đầy mẫu từ từ để tránh xuất hiện bọt khí trong bình chứa.

+ Đối với mẫu lấy để phân tích hóa lý thì cho nước vào đầy chai và đậy nắp kín. Đối với mẫu để phân tích vi sinh thì lấy gần đầy chai (chừa một khoảng không khí) và đậy nắp kín.

- Bảo quản mẫu: Bảo quản mẫu trong túi đen, nhanh chóng chuyển về phòng phân tích.

3.3.6. Phương pháp x lí s liu

Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp số liệu, sử dụng phần mềm PRIMER 5.0 để phân tích số liệu, sử dụng phần mềm Sigmaplot 10.0 để vẽ đồ thị v.v…

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên của thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

4.1.1. V trí địa lý

Thị trấn Yên Thế nằm ở trung tâm huyện Lục Yên, với tổng diện tích tự nhiên 1.513,47 ha (gồm 17 Tổ dân phố và 3 thôn), mật độ dân số trung bình 621 người/km2, ranh giới hành chính thị trấn được xác định như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phía Bắc giáp xã Yên Thắng và xã Minh Xuân. - Phía Nam giáp xã Tân Lập.

- Phía Đông giáp xã Liễu Đô. - Phía Tây giáp xã Tân Lĩnh.

Thị trấn Yên Thế là thị trấn huyện lỵ, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện. Được hình thành từ năm 1987, với vị trí địa lý nằm trên giao điểm của đường quốc lộ 70-2, đi từ km 89 quốc Lộ 70 đến huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang và đường Đông Hồ Thác Bà từ Vĩnh Kiên đến Thị trấn Yên Thế[10].

4.1.2. Địa hình

Thị trấn Yên Thế nằm ở phía tả ngạn sông Chảy có dãy núi đá lớn chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Phía Bắc là vùng tương đối bằng phẳng nơi tập trung chủ yếu dân cư của thị trấn, còn phía Nam thị trấn chủ yếu là địa hình đồi núi cao, diện tích đất lâm nghiệp được tập trung ở vùng này. Độ cao trung bình từ 450 – 500m, đỉnh thấp nhất có độ cao là 86,4m, còn đỉnh cao nhất là 872,6m, độ dốc trung bình 400

[10].

4.1.3. Điu kin khí tượng thy văn Khí tượng Khí tượng

Thị trấn Yên Thế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình từ 22 – 240C, nhiệt độ cao nhất 39 – 410C, nhiệt độ thấp nhất từ 1 – 20

- Thời gian chiếu sáng trong ngày từ 10 – 12 giờ, tổng nhiệt độ năm 7.500 – 8.000 giờ.

- Lượng mưa trung bình năm đạt từ 1.500 – 2200 mm/năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10.

- Lượng bốc hơi cả năm là 692 mm.

- Gió chủ yếu thổi theo hướng Đông Nam – Tây Bắc với vận tốc trung bình là 1,2 m/s.

- Với đặc điểm khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, lượng bức xạ cao nên thời tiết của thị trấn khá thuận tiện cho phát triển nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2013 tại Yên Bái Nhiệt độ trung bình tháng (0

C)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

15 16,5 19 23,3 26,7 27,8 28 27,5 26,4 23,9 20 17

• Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí là một trong các yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác động tới môi trường không khí của dự án. Đây là tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới độ phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm môi trường

Tại khu vực có độ ẩm tương đối trung bình năm dao động trong phạm vi từ 84 đến 90%. Sự chênh lệch giữa các vùng về độ ẩm tương đối lớn hơn nhiều so với độ ẩm tuyệt đối.

+ Độ ẩm trung bình năm: 86%

+ Độ ẩm tháng thấp nhất: 84% (tháng 5) + Độ ẩm tháng cao nhất: 90% (tháng 3) [15]

Bảng 4.2: Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm 2013 tại Yên Bái Độ ẩm không khí trung bình tháng (%)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

• Lượng mưa

Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bố theo 2 mùa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa đến giữa mùa, đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô ít mưa từ tháng 4 đến tháng 11 năm sau.

- Lượng mưa trung bình hàng tháng trong năm: 2000 – 2200 mm - Lượng mưa tháng lớn nhất: 399,8 mm

- Lượng mưa tháng nhỏ nhất: 26,3 mm - Lượng mưa ngày lớn nhất: 190,9 mm • Tốc độ gió và hướng gió

Tại khu vực nghiên cứu, trong năm có 2 hướng gió chính là: + Gió Đông Bắc: Thổi từ tháng 11 đến cuối tháng 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Gió Tây Bắc: Thổi từ tháng 04 đến tháng 10 năm sau. + Tốc độ gió trung bình trong năm: 1,2 – 1,7 m/s

+ Tốc độ gió lớn nhất: 1,7 m/s • Nắng và bức xạ

Chế độ nắng và bức xạ như sau: + Số giờ nắng trong năm: 1407,9 giờ

+ Số giờ nắng trung bình lớn nhất trong tháng: 175,6 (tháng 7) + Số giờ nắng trung bình nhỏ nhất trong tháng: 42,1 giờ (tháng 3) + Lượng bức xạ tổng cộng trung bình trong năm: 86 kcal/cm2

[15].

4.1.4. Các ngun tài nguyên Tài nguyên đất: Tài nguyên đất:

Thị trấn Yên Thế có nguồn tài nguyên đất khá phong phú bao gồm các nhóm đất sau:

- Nhóm đất đỏ vàng: Chiếm 62,78% diện tích đất của thị trấn, đặc điểm loại đất này là hàm lượng mùn và đạm thấp, chủ yếu tập trung ở những địa hình cao.

- Đất đỏ vàng trên đá biến chất và sét: Diện tích chiếm khoảng 15,12%, loại đất này có tỷ lệ đạm và mùn trung bình, môi trường có phản ứng chua, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình và nặng, có khả năng phát

triển cây công nghiệp: chè, cây ăn quả, sở, trẩu, quế và phát triển đồng cỏ chăn nuôi đại gia súc.

- Đất feralit ( biến đổi cho canh tác): Loại đất này chiếm khoảng 6,32% có thành phần cơ giới nhẹ dễ bị rửa trôi, đất chua tỷ lệ mùn ít, nghèo đạm, loại đất này tập trung ở những sườn dốc do đó khi canh tác phải cải tạo tăng cường các chất dinh dưỡng cho đất theo yêu cầu của từng loại cây trồng.

- Các loại đất khác: Chiếm khoảng 15,78%, có tầng dày trung bình. Tập trung chủ yếu ở phía bắc thị trấn và là nhóm đất quan trọng để phát triển cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày của thị trấn.[14]

Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất tại thị trấn Yên Thế năm 2013 STT Mục đích sử dụng Mã đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Đất nông nghiệp NNP 1.158,18 76,52

2 Đất phi nông nghiệp PNN 282,20 18,65

3 Đất chưa sử dụng CSD 73,09 4,83

Tổng 1.513,47 100

(Nguồn: UBND thị trấn Yên Thế năm 2013)

Đất nông nghiệp NNP

Đất phi nông nghiệp PNN

Đất chưa sử dụng CSD

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, Tỉnh Yên Bái năm 2013

Qua bảng 4.3 và hình 4.1 ta thấy, tổng diện tích tự nhiên của thị trấn Yên Thế là 1.513,47 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 76,52% tổng diện tích tự nhiên, điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vị

trí chủ đạo trong hoạt động phát triển kinh tế của thị trấn. Bên cạnh đó cũng phải kể đến một diện tích đáng kể đất phi nông nghiệp (chiếm 18,65% tổng diện tích đất tự nhiên), đất phi nông nghiệp chủ yếu là đất ở, đất giao thông, và đất khai thác khoáng sản. Đất khai thác khoáng sản có diện tích 125,35 ha chiếm 44,42% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, đất giao thông có diện tích 38,94 ha chiếm 17,06% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

Tài nguyên nước:

Thị trấn Yên Thế có hệ thống các ao hồ dày đặc kết hợp với các ngòi, suối là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thị trấn. Nhìn chung, tài nguyên nước của thị trấn Yên Thế khá dồi dào, chất lượng nước tương đối tốt vì thế có giá trị rất lớn trong phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân,nếu được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, đời sống của nhân dân.

Tài nguyên khoáng sn:

Được thiên nhiên ưu đãi, trên địa bàn huyện nói chung và thị trấn nói riêng có một số tài nguyên khoáng sản quý có đủ trữ lượng để đưa vào khai thác, chế biến với quy mô công nghiệp đặc biệt với đất Vôi trắng và đá Granit. Hiện nay trên địa bàn thị trấn đã thăm dò có khoảng 100 ha đang và sẽ đi vào khai thác. Các mỏ đều có chất lượng tốt và trữ lượng lớn đủ để khai thác phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.

Trên địa bàn thị trấn Yên Thế ngoài khoáng sản là đá vôi trắng còn có các loại tài nguyên khác như sét và đặc biệt là đá quý.

4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái Yên Bái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.1. Thc trng phát trin các ngành

Ngành kinh tế nông nghiệp

Ngay từ đầu năm UBND thị trấn đã tổ chức Hội nghị giao chỉ tiêu sản xuất nông lâm nghiệp năm 2013 cho các tổ dân phố, thôn. Xây dựng kế hoạch và phương án phòng chống hạn cho sản xuất nông nghiệp. Kế hoạch sản xuất vụ đông; tăng cường chỉ đạo và hướng dẫn nông dân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa và cây màu. Duy trì, phát triển đàn gia súc, gia cầm, chú trọng

phát triển loại gia súc, gia cầm có năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế cao, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trên địa bàn. Kết quả: Tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đạt: 33,8 tỷ đồng, trong đó:

Ngành trồng trọt

Phối hợp các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra sản xuất, hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh gay hại trên lúa và rau màu vụ xuân. In ấn 850 tờ lịch gieo cấy phát cho nông dân. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.

Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ sản xuất cho nhân dân cụ thể đã tiếp nhận và cấp không thu tiền 08 kg thuốc phòng bệnh cho cá; đăng ký mua 166 kg giống ngô đông trợ giá; giống Bí đỏ F1 868 trồng vụ đông; 06 kg chế phẩm ủ rơm thành phân hữu cơ vi sinh, cấp không thu tiền 17 kg hạt giống rau các loại...

Phối hợp với Trạm bảo vệ thực vật, Trạm khuyến nông huyện, Hội nông dân thị trấn tổ chức tập huấn chuyển giao biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi tới cán bộ, hội viên nông dân. Phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật và Khuyến nông tổ chức Hội nghị đầu bờ để đánh giá kết quả thực hiện mô hình thí điểm trồng Khoai tây trên đất 2 vụ lúa. Phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện và Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh kiểm tra tình hình sản xuất rau quả tại một số hộ trên địa bàn thị trấn. Tham gia dự án trồng ớt xuất khẩu trên diện tích 01 ha tại các tổ dân phố, thôn.

Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn thị trấn Yên Thế năm 2013[12].

(Nguồn: UBND thị trấn Yên Thế năm 2013)

Ngành lâm nghiệp

- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tết trồng cây, tổng số đã trồng 90 cây, trong đó có 60 cây sấu, 10 cây kim giao và 20 cây các loại. Chỉ đạo và đôn đốc trồng rừng năm 2013 đạt 10,1/10 ha = 101% kế hoạch. Tổ chức cho 30 hộ dân khu vực Nước Ngập cam kết thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng năm 2013.

- Quản lý tốt các trường hợp khai thác lâm sản, đã kiểm tra, xác minh, cho phép khai thác, vận chuyển và lập báo cáo kết quả khai thác gỗ rừng trồng theo quy định.

- Phối hợp với Kiểm lâm huyện làm tốt công tác kiểm tra rừng thường xuyên, công tác giao khoán rừng; phối hợp chi trả tiền phí dịch vụ môi trường rừng, tiền khoán bảo vệ rừng năm 2012 cho nhân dân; lập hợp đồng, nghiệm thu năm 2013. Phối hợp với tổ công tác của huyện và tỉnh kiểm tra, rà soát hiện trạng rừng tự nhiên sản xuất và rừng tự nhiên phòng hộ tại khu vực Nước Ngập.

- Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng vụ đông xuân 2012 – 2013. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phòng chống cháy rừng vụ đông xuân 2013 – 2014. Tiếp nhận và lắp đặt 05 biển cảnh báo cháy rừng tại các cửa rừng thuộc tổ dân phố 03, 12, thôn Cốc Há, Đồng Phú.

Chăn nuôi

- Tổng đàn gia súc hiện có: 2.929 con; đàn gia cầm, thủy cầm: 41.000

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá trắng của mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam tới chất lượng nước sinh hoạt tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. (Trang 27)