Đánh giá chất lượng môi trường nước qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013 của

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá trắng của mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam tới chất lượng nước sinh hoạt tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. (Trang 51)

2010, 2011, 2012, 2013

4.5. Đánh giá chất lượng môi trường nước qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013 của

2013 của mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam

Dựa vào kết quả phân tích thu thập được từ Công ty TNHH đá cẩm thạch R.K Việt Nam. Tôi tiến hành lập bảng so sánh các chỉ tiêu ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước của mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước trong khu vực cũng như ngoài khu vực khai thác. Để có hiệu quả, tôi tiến hành so sánh kết quả của các năm 2010, 2011, 2012, 2013 mỗi năm quan trắc 2 lần với các mẫu nước mặt, nước ngầm, nước thải sản xuất.

4.5.1. Din biến cht lượng môi trường nước mt ca mđá cm thch R.K Vit Nam qua các năm

Bảng 4.12: Kết quả phân tích môi trường nước mặt của các năm 2010,

2011, 2012, 2013. STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích qua các năm QCVN 08:2008/ BTNMT (B1) 2010 2011 2012 2013 1 pH - 7,2 7 7,7 7,2 5,5 – 9 2 TSS mg/l 37,8 35,2 46,5 47,6 50 3 Dầu mỡ mg/l 0,07 0,088 0,07 0,07 0,1 4 As mg/l <0,003 0,0013 <0,003 <0,003 0,05 5 Cd mg/l 0,001 0,001 0,001 0,001 0,01 6 Pb mg/l 0,0047 0,0053 0,001 KPHĐ 0,05 7 Ni mg/l <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 0,1 8 Fe mg/l 1,12 1,5 1,2 1,37 1,5 9 Hg mg/l ≤0,001 ≤ 0,001 KPHĐ KPHĐ 0,001 10 Zn mg/l 0,057 0,061 0,067 0,072 1,5

(Nguồn: Công ty TNHH đá cẩm thạch R.K Việt Nam)

Từ kết phân tích trong bảng trên cho ta thấy, từ năm 2010 đến năm 2013, chất lượng nước mặt khu vực khai thác của mỏ đá cẩm thạch RK Việt Nam có chiều hướng giảm đi theo hướng tiêu cực. Cụ thể như sau: Hàm lượng TSS tăng từ 37,8 mg/l đến 47,6 mg/l, gấp 1,23 lần năm 2010. Hàm lượng Fe tăng từ 1,12 mg/l năm 2010 lên 1,5 mg/l năm 2011, sau đó giảm xuống 1,37 năm 2013. Mặc dù hàm lượng Fe có tăng giảm liên tục và khá rõ ràng nhưng sự tăng đó vẫn chưa tới mức gây ô nhiễm, các chỉ tiêu vẫn nằm trong giới hạn cho phép

Bảng 4.13: Kết quả phân tích các yếu tố sinh hóa trong nước mặt tại mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam qua các năm

STT Thông số Đơn vị Kết quả phân tích qua các năm QCVN 08:2008/ BTNMT (B1) 2010 2011 2012 2013 1 Coliform MPN/100ml 1100 1500 1700 1850 7500 2 COD mg/l 5,77 6,33 19 17 30 3 BOD5 mg/l 3 3,11 10 8,9 15 4 DO mg/l 3,8 3,9 3,7 3,7 >=4

Qua bảng kết quả trên cho ta thấy, các chỉ số sinh học trong mẫu nước mặt qua các năm cũng có sự thay đổi đáng kể, cụ thể như sau:

Hàm lượng coliform: Tăng từ 1100 lên đến 1850 MPN/100ml, tuy vậy hàm lượng này vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Chỉ số COD: Hàm lượng COD qua các năm tăng từ 5,77 mg/l đến 17 mg/l nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Chỉ số BOD5: dao động không quá chênh lệch so với các năm và vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Hàm lượng DO: dao động từ 3,7 mg/l đến 3,9 mg/l qua các năm, so với tiêu chuẩn cho phép thì hàm lượng DO của năm 2010 và năm 2013 đều dưới ngưỡng tiêu chuẩn cho phép.

0 5 10 15 20 25 30 35 2010 2011 2012 2013 COD QCVN 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 4 4.1 2010 2011 2012 2013 DO QCVN

Hình 4.12: Hàm lượng COD trong mẫu nước mặt giữa các năm

Hình 4.13: Hàm lượng DO trong mẫu nước mặt giữa các năm

4.5.2. Din biến cht lượng môi trường nước ngm ca m đá cm thch R.K Vit Nam qua các năm R.K Vit Nam qua các năm

Bảng 4.14: Kết quả phân tích môi trường nước ngầm của các năm 2010,

2011, 2012, 2013 STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích qua các năm QCVN 09:2008/ BTNMT 2010 2011 2012 2013 1 pH - 7,1 7,2 7,1 7,47 5,5 – 8,5 2 As mg/l <0,003 0,006 KPHĐ <0,003 0,05 3 Cd mg/l <0,0001 <0,0001 KPHĐ KPHĐ 0,005 4 Pb mg/l 0,008 0,008 KPHĐ KPHĐ 0,01 5 Hg mg/l <0,003 <0,0001 KPHĐ KPHĐ 0,001 6 Fe mg/l 0,36 0,964 0,35 0,36 5 7 Độ cứng mg/l 135 140,5 187 203 500 8 Mn mg/l 0,57 0,5 0,51 0,53 0,5

Từ kết quả của bảng trên ta thấy, qua các năm hàm lượng của hầu hết các chất có biến đổi, tuy nhiên sự biến động không mang tính bộc phát, nó chỉ chênh lệch nhau không đáng kể. Các chỉ tiêu vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép trong Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước ngầm. Tuy nhiên, bên cạnh các chỉ tiêu có đôi chút biến động thì hàm lượng Mangan (Mn) có biến động đáng kể nhất, hàm lượng Mn năm 2010 là 0,57 mg/l xuống 0,5 mg/l năm 2011, sau đó lại tăng lên 0,51 mg/l năm 2012 và 0,53 mg/l năm 2013. Điều đó chứng tỏ nguồn nước ngầm của khu vực khai thác mỏ đá hoa cẩm thạch R.K Việt Nam đang có xu hướng bị ô nhiễm.

Bảng 4.15: Kết quả phân tích các yếu tố sinh hóa trong nước ngầm tại mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam qua các năm

TT Th ông số Đơn vị Kết quả phân tích qua các năm QCVN 09:2008/BTNMT 2 010 2 011 2 012 2 013 Col iform MPN /100ml 1 2 2 9 3 Nitr at NO3- mg/l 1 ,96 2 ,55 1 ,79 1 ,07 15

(Nguồn: Công ty TNHH đá cẩm thạch R.K Việt Nam)

Qua bảng trên ta thấy, hàm lượng coliform và hàm lượng nitrat có trong nước ngầm tại khu vực qua các năm có sự biến động. Tuy nhiên, các chỉ số đó vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

4.5.3. Din biến cht lượng môi trường nước thi ca mđá cm thch R.K Vit Nam

Bảng 4.16: Kết quả phân tích môi trường nước thải của các năm 2010, 2011, 2012, 2013 STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích của từng năm QCVN 40:2011/ BTNMT (B) 2010 2011 2012 2013 1 pH - 7,8 7,9 7,9 8,01 5,5 – 9 2 TSS mg/l 113 124 138 145 100 3 Dầu mỡ mg/l 0,6 1,3 0,8 2,17 10 4 As mg/l <0,003 <0,003 <0,003 KPHĐ 0,1 5 Cd mg/l 0,002 0,002 0,002 0,002 0,1 6 Mn mg/l 0,57 0,7 0,72 0,75 1 7 Pb mg/l 0,003 0,003 0,003 KPHĐ 0,5 8 Fe mg/l 0,29 0,53 0,6 0,32 5 9 Hg mg/l KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ 0,01

( Nguồn: Công ty TNHH đá cẩm thạch R.K Việt Nam)

Qua kết quả của bảng trên cho thấy, hàm lượng TSS qua các năm tăng lên rõ rệt, từ 113 mg/l năm 2010; 124 mg/l năm 2011; 138 mg/l năm 2012 lên 145 mg/l năm 2013, tức là năm 2013 gấp 1,28 lần năm 2010; 1,17 lần năm 2011 và gấp 1,05 lần năm 2012.

Hàm lượng Mn, Fe cũng có xu hướng tăng dần qua các năm 2010 đến 2012, năm 2013 có xu hướng giảm.Tuy nhiên, các chỉ số đó vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Bảng 4.17: Kết quả phân tích các yếu tố sinh hóa trong nước thải qua các năm

ST T Thông số Đơn vị Kết quả phân tích qua các năm QCVN 40:2011/ BTNMT (B) 2010 2011 2012 2013 1 Coliform MPN/100ml 2100 2400 2100 7300 5000 2 COD mg/l 132 145 186 147 150 3 BOD5 mg/l 65 76 94 96 50

Qua số liệu trên cho ta thấy, hàm lượng coliform trong nước thải qua các năm đều tương đối cao và có xu hướng tăng dần. Riêng năm 2013, vượt quá giới hạn cho phép 1,33 lần.

Hàm lượng COD tăng dần từ 132 mg/l năm 2010 tới 147 mg/l năm 2013. Riêng năm 2012, hàm lượng COD vượt quá giới hạn cho phép 1,24 lần. Hàm lượng BOD5 cũng tăng dần qua các năm, tăng từ 65 mg/l năm 2010 đến 96 mg/l năm 2013. Qua đó, ta thấy hàm lượng BOD5 đã vượt qua giới hạn cho phép.

4.5.4. Tình hình s dng ngun nước ca người dân xung quanh m đá cm thch RK Vit Nam cm thch RK Vit Nam

4.5.4.1. Mục đích sử dụng nước ngầm

- Sử dụng cho chăn nuôi: Tuy diện tích đất nông nghiệp của thị trấn là lớn song số hộ chăn nuôi xung quanh mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam là tương đối ít, nên nguồn nước ngầm cung cấp cho chăn nuôi là không đáng kể.

- Sử dụng cho hoạt động nông nghiệp: Thị trấn Yên Thế là một thị trấn có diện tích đất nông nghiệp chiếm 76,52% tổng diện tích đất tự nhiên, nguồn nước sử dụng chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp là lấy từ các con suối, ao hồ xung quanh. Còn nước ngầm được sử dụng để tưới các cây trồng xung quanh nhà như: Vườn rau, cây trồng trong vườn …

- Sử dụng cho sinh hoạt: Nước ngầm là nước được khai thác sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân. Theo kết quả điều tra phỏng vấn tại các hộ gia đình xung quanh khu vực khai thác của mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam tại thị trấn Yên Thế thì các hộ sử dụng nước ngầm phục vụ cho sinh họat là 100%

4.4.5.2. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt

Khu vực xung quanh mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam là khu vực có hệ thống cung cấp nước sạch còn hạn chế, hầu như không có hộ gia đình nào được sử dụng nước sạch. Đa phần người dân sử dụng nguồn nước tự nhiên phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình mình. Cơ cấu các nguồn nước mà các hộ gia đình trong khu vực sử dụng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.18: Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân

STT Nguồn nước sử dụng Hộ gia đình Tỷ lệ (%)

1 Nước giếng đào 14 28 2 Nước giếng khoan 22 44 3 Nước giếng khoan + nguồn khác 7 14 4 Nước giếng đào + nguồn khác 7 14

Tổng 50 100

(Nguồn: Số liệu điều tra, phỏng vấn 4/2014)

Theo kết quả điều tra phỏng vấn, dựa vào bảng 4.18 ta thấy nguồn nước sinh hoạt của 50 hộ gia đình thì nguồn nước mà họ sử dụng nhiều nhất là nước giếng khoan chiếm 44% (22/50 hộ), còn số hộ sử dụng nước máy là không có.

4.4.5.3. Ảnh hưởng của nguồn nước sinh hoạt tới sức khỏe của cộng đồng

Các bệnh tật gây ra do hậu quả của việc sử dụng nước không sạch được hiểu là các bệnh do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng lan truyền theo nước gây ra các bệnh như tiêu chảy, bệnh về mắt, giun sán, bệnh ngoài da và các bệnh phụ khoa khác…

Bảng 4.19: Tỷ lệ các bệnh có liên quan tới nguồn nước sinh hoạt theo thống kê STT Số người mắc bệnh Các loại bệnh Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Bệnh về tiêu hóa Tả 0 0 Lỵ 105 3,44 Thương hàn 0 0 Tiêu chảy 157 5,14 Giun sán tại trường học 654 21,41 2 Bệnh ngoài da Đau mắt hột 130 4,26 Mắt đỏ 154 5,04 Ngứa 205 6,71 Nổi mẩn 230 7,53 Khô, nứt da 365 11,95 Trợt, loét da 179 5,86

Nước ăn chân tay 585 19,16

Bệnh phụ khoa 290 9,50

Dựa vào bảng số liệu 4.19 ta thấy, trẻ bị giun sán ở đây chiếm tỷ lệ cao nhất 21,41%. Tiếp đó ta thấy tỷ lệ các loại bệnh ngoài da cũng chiếm phần lớn, đặc biệt là nước ăn chân tay chiếm 19,16%, khô và nứt da 11,95%, bệnh phụ khoa chiếm 9,5%.

Nhận xét: Thông qua sự so sánh ô nhiễm của các năm của nước mặt nước ngầm , nước thải ta thấy tình hình khu vực khai thác của mỏ đá đang bắt đầu có xu hướng bị ô nhiễm. Xuất phát từ thực tiễn qua nhiều năm, tình hình ô nhiễm trong thời gian tới nếu không bắt đầu hành động thì nước khu vực sẽ ảnh hưởng tới người dân. Chính vì vậy tôi đã điều tra phỏng vấn đề bước đầu xác định các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường nước để có giải pháp.

4.6. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá tới môi trường và đời sống của người dân tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái sống của người dân tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Dựa vào kết quả phỏng vấn, số hộ gia đình (50 hộ) được phỏng vấn về đánh giá của bản thân về chất lượng nước ngầm mà họ đang sử dụng theo phương pháp cảm quan, cụ thể như sau:

Bảng 4.20: Các mức độ ô nhiễm của nước ngầm

STT Mức độ ô nhiễm Hộ gia đình Tỷ lệ (%) 1 Rất ô nhiễm 15 30 2 Ô nhiễm nhẹ 30 60 3 Không ô nhiễm 5 10 Tổng 50 100 (Nguồn: Số liệu điều tra, phỏng vấn, 4/2014)

Qua kết quả điều tra trên ta thấy mức độ ô nhiễm nguồn nước ngầm xung quanh khu vực khai thác đá là tương đối lớn, rất ô nhiễm ở mức 30%, tương đương với 15 hộ gia đình, số hộ nhận xét là ô nhiễm nhẹ chiếm 60% (30/50 hộ gia đình), còn lại là 10% hộ gia đình cho rằng nguồn nước đang sử dụng là không bị ô nhiễm.

Bảng 4.21: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

STT Nguyên nhân Hộ gia đình Tỷ lệ (%)

1 Do khai thác đá 25 54

2 Do chăn nuôi + khai thác đá 10 4

3 Do hoạt động nông nghiệp 3 18

4 Do nông nghiệp + khai thác đá 12 24

Tổng 50 100

Tổng hợp 50 phiếu điều tra, tiến hành xử lý số liệu và dùng phần mềm Primer 5.0 ta thu được kết quả như sau:

Hình 4.14: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đồng dạng các yếu tố ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến nguồn nước sinh hoạt (similarity từ 83-100%).

Biểu đồ trên cho ta thấy các yếu tố ảnh hưởng chia làm 2 nhóm như sau: - Nhóm 1 bao gồm: Mục đích sử dụng nước ngầm, nước qua hệ thống lọc, mức độ ô nhiễm, tình hình vệ sinh môi trường, nguồn nước đang sử dụng, trình độ, nghề nghiệp.

- Nhóm 2 bao gồm: Nguồn gây ô nhiễm, dân tộc, giới tính, ô nhiễm nước ngầm, theo dõi vấn đề môi trường, các nguồn thông tin môi trường, vấn đề về nguồn nước.

Nhận xét: Từ kết quả phân tích trên giúp ta đánh giá được quá trình hoạt động, cũng như đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác đá cần chú ý tới nhóm các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau chứ không phải chỉ một yếu tố đơn lẻ nào.

Hình 4.15: Biểu đồ mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác đá (MDS).

Hình 4.16: Biểu đồ mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác đá (PCA).

Qua hai biểu đồ 2 và 3 cho thấy mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít đều có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động khai thác đến nguồn gây ô nhiễm.

4.5. Đề xuất giải pháp

Từ các tìm hiểu trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có đề xuất các nhóm giải pháp như sau:

4.5.1. Gii pháp v th chế, chính sách

Cụ thể hóa các chính sách:

Chính sách chuyển ngành kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu: Sử dụng công nghệ - thiết bị tiên tiến, để sản xuất sạch hơn, nâng cao năng suất lao động, giá thành sản phẩm hạ, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thương mại.

- Các chính sách, pháp luật để ngăn chặn dòng nhập khẩu những công nghệ không thân thiện với môi trường được du nhập vào Việt Nam.

Hoàn thiện hệ thống tổ chức:

- Cần hoàn thiện hơn cơ quan QLMT cấp huyện, hiện nay còn kiêm nhiệm nhiều việc. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Yên có 13 cán bộ, trong đó chỉ có 04 cán bộ phụ trách trực tiếp mảng môi trường. Hoạt động chủ yếu mới dừng lại ở quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển tài nguyên.

- Nên tổ chức hội đồng BVMT khu vực làm cơ quan tư vấn cho các doanh nghiệp và địa phương về vấn đề môi trường, góp ý xử lý kỹ thuật môi trường. Hội đồng gồm các nhà quản lý môi trường địa phương, doanh nghiệp và các nhà khoa học về môi trường.

4.5.2. Gii pháp qun lý

4.5.2.1. Quản lý môi trường đối với cơ quan Quản lý Nhà nước về môi trường

- Hỗ trợ các đơn vị tổ chức hoạt động khai thác hiểu các điều luật về BVMT để thực thi luật một cách hiệu quả.

- Có biện pháp thanh tra, kiểm tra tại cơ sở để chấm dứt các hoạt động

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá trắng của mỏ đá cẩm thạch R.K Việt Nam tới chất lượng nước sinh hoạt tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)