4.1.1.1. Vị trí địa lí
Xã Tiên Phong nằm ở phía Đông Nam huyện Phổ Yên,cách trung tâm huyện 9km và có vị trí giáp ranh như sau:
- Phía Bắc,phía Đông,phía Nam giáp với huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
- Phía Tây giáp với xã Tân Hương,xã Đồng Tiến,xã Đông Cao Xã có 12 thôn và 27 xóm với tổng diện tích tự nhiên là 1493,48 ha.
4.1.1.2. Địa hình địa mạo
Trên bảo đồ địa hình, xã có địa hình với những đồi bãi xen ghép, là một trong những xã trong huyện có địa hình tương đối bằng phẳng.
4.1.1.3. Khí hậu
Xã Tiên Phong chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt : Mùa hè nóng và mưa nhiều ( từ tháng 5 đến tháng 11), mùa đông khô và ít mưa ( từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau)
a. Nhiệt độ : Nhiệt độ trung bình qua các năm của khu vực xã là 21,8- 24,7oC. Trong năm, tháng nóng nhất là vào tháng 6 nhiệt độ từ 27-29,7oC và tháng có nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 1 nhiệt độ từ 15,5 – 16,5oC
b. Nắng: Kết quả số liệu 10 năm gần đây cho thấy số ngày nắng ở khu vực xã khá cao : tổng số giờ nắng trong năm trung bình khoảng 1.300 – 1.500 giờ, với tổng tích ôn trên 8000oC.
c. Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khá cao từ 1.800 – 2.200 mm, tập trung mưa mạnh nhất vào các tháng 6,7,8 và 9 (chiếm tỉ 80% lượng mưa của cả năm ), bình quân lượng mưa hàng tháng trong các tháng này từ 300 – 400 mm.
d. Lượng bốc hơi - độ ẩm
- Lượng bốc hơi : lượng bốc hơi hàng năm là 1.008 mm
4.1.1.4 Nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất
Trên địa bàn xã có các loại đất chình là:
- Đất Feralit đỏ vàng trên phiến thạch sét (F^s) diện tích 100ha -Đất dốc tụ (D) diện tích là 270 ha
-Đất nâu vàng trên phù xa cổ ( F^p) diện tích 210ha -Đất Feralit vàng nhạt trên đá cát (F^q) diện tích 200ha -Đất bạc màu (B) có diện tích là 250ha
-Đất phù sa được bồi (p^b) có diện tích 378,47 ha -Đất sông suối (P^y) có diện tích 59,02ha
Tóm lại, tài nguyên đất của xã Tiên Phong khá đa dạng về loại đất, vừa có loại đất có độ dốc < 3o thuận lợi cho sản xuất lúa màu và cây công nghiệp hàng năm, vừa có loại đất thích hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
* Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Lượng mưa trung bình năm khoảng 2000mm, lượng nước mưa trên được đổ vào các kênh mương, hồ, ao tạo nên nguồn nước mặt chính cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã.
- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm tương đối dồi dào và chất lượng tốt, nhưng hiện nay việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm còn nhiều hạn chế.
* Tài nguyên nhân văn
Theo số liệu thống kê tính đến ngày 1/1/2009 dân số toàn xã có 3079 hộ với 12684 nhân khẩu, mật độ dân số 864 người/km2, hầu hết đều hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Xã có nguồn nhân lực dồi dào với truyền thống hiếu học cần cù, chịu thương, chịu khó. Đây chính là điều kiện thuận lợi để xã có thể thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
* Tài nguyên rừng
Hiện tại xã có 18,63ha đất rừng chiếm khoảng 1.24 % tổng diện tích đất tự nhiên,trong đó toàn bộ là rừng sản xuất góp phần tăng thu nhập cho người
dân, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan môi trường,hạn chế quá trình xô lũ, xói mòn.
4.1.1.5 Thực trạng môi trường.
Cảnh quan của xã mang đặc điểm chung của cảnh quan vùng Đồng Bằng Bắc Bộ với cánh đồng, làng mạc đan xen và hệ thống sông, ao, hồ đã tạo nên một cảnh quan trù phú. Vệ sinh môi trường trên địa bàn xã hiện nay là vấn đề nổi cộm, cần phải có biện pháp giải quyết. Mặt khác, cũng cần lưu ý đén bảo vệ nguồn nước dễ bị ô nhiễm do việc bón phân, phun thuốc sâu trong sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.6 Tác động của biến đổi khí hậu
Xã Tiên Phong cùng chịu chung sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với miền Bắc như lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn trước. Đi cùng với sự tăng nhiệt độ, lượng mưa trung bình hàng năm tăng không đáng kể nhưng tần suất cũng như lượng mưa hàng tháng thay đổi. Mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khô lượng mưa giảm đi nhiều so với trước đây dẫn tới có sự kiện thời tiết bất thường tăng lên. Nguồn nước ở các hệ thống sông có xu hướng giảm nhanh. Cụ thể, dòng chảy năm và dòng chảy kiệt có xu hướng thấp đi nhưng đến mùa lũ dòng chảy lại dữ dội hơn so với nhiều năm trước. Đặc biệt, nghành nông nghiệp phải chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu ; Hạn hán và lũ lụt ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng và diện tích canh tách.
* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên và môi trường
- Tiên Phong là một xã có diện tích đất nông nghiệp lớn (gần 1200ha) trong đó đất lúa nước là 679.18ha chiếm 36.91%. Đất đai đã được sử dụng tương đối ổn định, nhưng do trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và tốc độ hiện đại hóa như hiện nay trên địa bàn xã cũng phát sinh một số vấn đề trong công tác quản lí, bố trí sử dụng đất đai,nhất là trong bố trí đất ở, đất xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Vì vậy, trong quy hoạch đất cần quan tâm đến việc bố trí mục đích sử dụng, tránh sử dụng đất một cách bừa bãi gây lãng phí đất đai, đảm bảo sử dụng đất một cách hợp lý có hiệu quả
- Tài nguyên đất đa dạng, phong phú, trên địa bàn xã có 6 loại đất chính. Nhưng trong việc sử dụng đất cũng cần pjair chú ý đến việc bảo vệ, chống xói mòn đất, để bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế thoái hóa đất.
- Điều kiện khí hậu của xã có một nền nhiệt phong phú, lượng mưa cao, độ ẩm tương đối khá cho phép phát triển tập đoàn cây công nghiệp khá phong phú, đồng thời có thể bố trí gieo trồng nhiều vụ trong năm. Do đó, trong quy hoạch sử dụng đất cần tận dụng ưu thế này đẻ bố trí đất nông nghiệp theo hướng đất nào cây ấy và bố trí tăng vụ trong năm, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên,do chế độ mưa của xã có 2 mùa rõ rệt,mùa mưa dư thừa nước gây ngập lụt và xóa mòn đất, mùa khô thiếu nước gây ra tình trạng khô hạn, làm đất chai cứng. Vì vậy, trong quy hoạch sử dụng đất đai cần bố trí sử dụng một cách phù hợp để hạn chế những bất lợi trên.
- Yêu cầu tái tạo lại cảnh quan môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiên nay là một vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của xã. Chính vì thế, bản quy hoạch sử dụng đất phải được bố trí hợp lí để giải quyết nhưng yêu cầu trên.