Phương hướng, giải pháp trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tranh chấp đất đai và công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Cao Lộc – Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2009 - 2013. (Trang 56)

Công tác giải quyết tranh chấp đất đai là vấn đề phức tạp, nó liên quan đến quyền lợi và lợi ích của người dân và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian tới, huyện Cao Lộc cần phải:

-Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảnh, chính quyền đối với công tác giải quyết tranh chấp đất đai.

-Nâng cao năng lực cho cán bộ của phòng TN&MT để làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai.

-Phải có sự tập trung trong lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra giám sát của cấp ủy chính quyền trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai.

-Nắm bắt giải quyết kịp thời những vụ việc mới phát sinh, có sự kết hợp với các cấp các ngành, đoàn thể thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, coi trọng công tác hòa giải.

-Các cấp các ngành cần liên tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai trong nhân dân.

-Tiếp tục phát huy vai trò của hội đồng giải quyết tranh chấp đất đai tổ chức thực hiện nghiêm túc các quyết định giải quyết đã có hiệu lực.

-Chú trọng trong công tác quản lý đất đai, quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ GPMB để xây dựng các công trình, giảm bớt đơn thư ở lĩnh vực này.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 5.1. Kết luận

Trong giai đoạn 2009 – 2013 cùng với việc thực hiện sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai 2003, công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Cao Lộc đã đạt được một số kết quả như sau:

Từ năm 2009 – 2013 tổng số đơn nhận được về tranh chấp đất đai là 145 đơn. Đã hòa giải thành công 98/145 đơn và còn tồn đọng 47/145 đơn chiếm 32,4%. Nguyên nhân tồn đọng là do đơn thư được nhận vào dịp cuối năm không kịp thời hạn giải quyết và một số vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều người, nhiều đối tượng do đó cần nhiều thời gian thẩm tra, xác minh. Tuy nhiên, những đơn thư tồn đọng đều được Phòng TN & MT giải quyết dứt điểm trong những tháng tiếp theo, không để tình trạng tồn đọng đơn thư kéo dài quá một năm.

Các nội dung tranh chấp đất đai gồm tranh chấp về thửa đất, ranh giới thửa đất và các nội dung khác: trong đó nội dung về ranh giới là 89 vụ chiếm 61,4%, tranh chấp về thửa đất có 29 vụ chiếm 20%, tranh chấp về nội dung khác có 27 vụ chiếm 18,6%.

Qua phỏng vấn điều tra 30 hộ dân có vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Cao Lộc, tôi đã tìm ra được nguyên nhân đó là: Cho mượn đất chiếm 36,7%, do lấn chiếm là 40% và do nguyên nhân khác là 23,3%. Tranh chấp chủ yếu là tranh chấp về ranh giới và thửa đất.

Cũng qua điều tra 30 hộ gia đình về cách giải quyết tranh chấp đất đai của Phòng TN & MT huyện Cao Lộc tôi thu được kết quả sau: có 90% đồng ý với kết quả giải quyết tranh chấp của Phòng TN & MT và cho rằng giải quyết như thế là thỏa đáng. Có 10% không đồng ý với kết quả giải quyết tranh chấp của Phòng TN & MT vì cho rằng giải quyết như vậy là chưa thỏa đáng. Trong

những hộ đồng ý với việc hòa giải tranh chấp của phòng TN & MT thì tất cả đều thực hiện theo đúng kết quả giải quyết tranh chấp.

5.2. Kiến nghị

Sau khi tiến hành đề tài “Đánh giá hiện trạng tranh chấp đất đai và công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2009 – 2013”, để góp phần nâng cao chất lượng công tác giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian tới, tôi xin đề nghị:

Cần có một cơ quan đứng ra đôn đốc, tổ chức thi hành các quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Nâng cao chất lượng giải quyết của đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân.

Đối với những vụ việc tồn đọng qua các năm cần được theo dõi kết quả giải quyết. Tập trung giải quyết các đơn thư tồn đọng và các đơn thư phát sinh trong kỳ kịp thời, đúng pháp luật.

Tiếp tục củng cố và tăng cường cơ sở vật chất cho công tác tiếp công dân. Có thái độ ôn hòa và hướng dẫn cụ thể cho người dân những thủ tục, giấy tờ cần thiết khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai.

Để giải quyết tốt các tranh chấp đất đai cần chú trọng đến công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật và vận động, thuyết phục tự hòa giải trong nội bộ. Bởi lẽ nếu thực hiện tốt việc tuyên truyền chính sách, pháp luật một cách sâu rộng thường xuyên để mọi người dân nâng cao ý thức pháp luật, làm cho mọi người tự giác tuân thủ pháp luật, hiểu được việc gì làm được, việc gì không làm được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Điều 135 và điều 136, Luật đất đai 2003.

2. Báo cáo Đánh giá hiệu quả của một số loại hình sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn.

3. Báo cáo tổng kết năm 2010 huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

4. Báo cáo Tình hình thực hiện công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Lộc.

5. Báo cáo Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai năm 2013 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Lộc.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tranh chấp đất đai và công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Cao Lộc – Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2009 - 2013. (Trang 56)