Tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tranh chấp đất đai và công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Cao Lộc – Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2009 - 2013. (Trang 53)

chp đất đai trên địa bàn huyn Cao Lc.

Được sự giúp đỡ của Phòng TN&MT huyện Cao Lộc cùng với chính quyền tại một số xã và thị trấn của huyện, tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp với các hộ gia đình qua phiếu điều tra để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai của các hộ gia đình như sau:

-Qua phỏng vấn trực tiếp và tổng hợp số phiếu điều tra đã phát ra thì nguyên nhân phát sinh tranh chấp được thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tổng hợp ý kiến của nhân dân về nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai.

STT Nguyên nhân Số phiếu Tỷ lệ

1 Do lấn chiếm 12 40%

2 Do cho mượn đất 11 36,7%

3 Nguyên nhân khác 7 23,3%

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp chủ yếu là do lấn chiếm và do cho mượn đất. Họ đưa ra lý do rằng đó là phần đất mà họ đã làm từ lâu, đó là do ông cha họ để lại nên xảy ra tranh chấp.

Cũng qua 30 phiếu điều tra đã phát ra, tôi tổng hợp được kết quả ý kiến của người dân về việc giải quyết tranh chấp đất đai ở huyện như sau:

Có 27/30 phiếu đồng ý với việc giải quyết tranh chấp của Phòng TN&MT vì cho rằng giải quyết như thế là thỏa đáng, đạt tỷ lệ 90%.

Có 03/30 phiếu không đồng ý với việc giải quyết tranh chấp của Phòng TN&MT chiếm 10%.

Qua điều tra ở 27 hộ gia đình đồng ý với cách giải việc tranh chấp đất đai của Phòng TN&MT huyện Cao Lộc thì cả 27 hộ gia đình thực hiện theo đúng kết quả giải quyết đạt tỷ lệ 100%.

4.3.4. Mt s hn chế khó khăn vướng mc trong công tác gii quyết tranh chp đất đai ti huyn Cao Lc.

* Những khó khăn vướng mắc trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai huyện Cao Lộc còn gặp một số khó khăn vướng mắc.

Ý thức pháp luật của người dân trong một số trường hợp chưa được đề cao, cố ý không chấp hành các quyết định đã có hiệu lực.

Các quy định của pháp luật như: chỉ thị, nghị định, nghị quyết của đảng và nhà nước ban hành đã được cấp ủy và chính quyền triển khai tuyên truyền và tổ chức thực hiện. Song công tác tuyên truyềng chưa được thường xuyên, còn nhiều hạn chế dẫn đến việc hiểu biết pháp luật của người dân còn thấp. Vì vậy khi thực hiện giải quyết tranh chấp họ thường đòi hỏi quyền lợi theo cảm nghĩ. Nhiều vụ việc đã được cán bộ chuyên môn giải quyết hợp tình hợp lý nhưng các đương sự vẫn khiếu nại. Bên cạnh đó một số trường hợp am hiểu chính sách, pháp luật nhưng cố tình lợi dụng các quy định chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ của pháp luật để gây khó khăn cho các cấp, chính quyền, các cơ quan nhà nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tranh chấp đất đai và công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Cao Lộc – Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2009 - 2013. (Trang 53)