Sự phối hợp, kết hợp giữa các cấp, các ngành trong việc xem xét giải quyết một số vụ việc phức tạp, kéo dài chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên dẫn đến một vụ việc nhưng có nhiều ý kiến, hướng giải quyết không thống nhất do đó rất khó khăn trong việc bàn bạc quyết định giải quyết.
Nhiều giấy tờ liên quan đến vụ việc đã bị thất lạc nên trong quá trình giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn.
4.3.5. Nguyên nhân của những khó khăn tồn tại, vướng mắc trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai. giải quyết tranh chấp đất đai.
* Nguyên nhân khách quan:
Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội huyện tiến hành đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dịch vụ, xây dựng, nhu cầu về thu hồi đất phục vụ phát triển trong thời gian ngắn tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp tới một bộ phận không nhỏ người dân về đời sống.
Do cơ chế chính sách, nhất là chính sách trong việc giải tỏa, bồi thường thu hồi đất cho các dự án, công trình trong thời gian từ khi có luật đất đai năm 2003 đến nay thay đổi về giá bồi thường, chính sách hỗ trợ nên một số dự án
đang thực hiện cơ chế cũ, do phải triển khai trong nhiều năm, người dân đòi được áp dụng quy định mới.
Do một số tồn tại trong quá trình thực hiện chính sách đất đai trước đây chưa được giải quyết dứt điểm.
Nhận thức của một số người dân chưa đầy đủ, nhiều quyết định giải quyết đúng thẩm quyền và đã có hiệu lực nhưng đương sự không thực hiện gây khó khăn cho các cấp chính quyền trong việc xử lý.
* Nguyên nhân chủ quan:
Sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị chưa chặt chẽ, có vụ việc phối kết hợp chưa tốt, cùng một vụ việc nhiều ngành, cấp cùng giải quyết.
Công tác kiểm tra, giám sát trách nhiệm giải quyết tranh chấp đất đai tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa được thường xuyên.
Công tác tuyên truyền pháp luật chưa được quan tâm đầy đủ.