Tạo giống bằng phương pháp gây ĐB

Một phần của tài liệu Hệ thống kiến thức di truyền học (Trang 29 - 30)

1. Khái niệm vê tạo giống bằng phương pháp gây ĐB

- Mỗi KG nhất định của giống chỉ cho 1 năng suất nhất định (mỗi giống có mức trần về năng suất).

- Để năng suất cao hơn mức trần hiện có của giống người ta sử dụng PP lai, hoặc gây ĐB nhân tạo.

- K/n: Gây ĐB tạo giống mới là pp sử dụng các tác nhân vật lí và hoá học nhằn thay đổi vật liệu DT của SV để phục vụ cho lợi ích của con người.

- Qui trình:

+ Xử lí mẫu bằng tác nhân gây ĐB.

+ Chọn lọc các thể ĐB có KH mong muốn. + Tạo dòng thuần chủng.

a. Xử lí mẫu bằng tác nhân gây ĐB.

- Tác nhân gây ĐB:

+ Tác nhân vật lí: tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt.

+ Tác nhân hoá học: EMS (êtyl mêtal sunphônat); NMU (nitrozô mêtyl urê); NEU; - là các siêu tác nhân gây ĐB. Cônsixin...

- Lựa chọn tác nhân gây ĐB thích hợp, đúng liều lượng và thời gian xử lí của tác nhân gây ĐB (nếu sai cá thể SV có thể chết, giảm sức sống và khả năng sinh sản).

b. Chọn lọc các thể ĐB có KH mong muốn.

- Chọn lọc những thể ĐB có lợi. Chú ý: có thể mỗi thể ĐB chỉ cho một TT có lợi nào đấy, nên cần chọn lọc tất cả các thể ĐB này rồi cho lai với nhau để tạo ra SP cuối cùng mang tất cả đặc tính mong muốn của giống.

- Chọn lọc những thể ĐB mong muốn dựa vào những đặc điểm có thể nhận biết được để tách chúng ra khỏi các có thể khác.

- VD: chọn chủng VSV khuyết dưỡng.

c. Tạo dòng thuần chủng

- Tạo dòng thuần để củng cố và nhân nhanh thể ĐB có lợi. - Cho chúng SS để tạo dòng thuần.

2. Một số thành tựu tạo giống bằng gây ĐB ở Việt Nama. GâyĐB nhân tạo bằng tác nhân vật lý: a. GâyĐB nhân tạo bằng tác nhân vật lý:

* Tia phóng xạ:

- Tia X, gamma, beta, chùm nơron đã kích thích và gây ion hoá các nguyên tử khi chúng đi xuyên qua các mô sống.

- Tia phóng xạ gây ĐB gen và ĐBNST.

- Áp dụng: Chiếu xạ với cường độ, liều lượng thích hợp trên hạt khô, hạt nảy mầm hoặc đỉng sinh trưởng của thân cành hoặc hạt phấn, bầu nhuỵ.

- Ví dụ: Xử lí giống Mộc tuyền bằng tia gamma, tạo ra giống lúa MT1: chín sớm, thấp cây, chịu chua, phèn và năng suất tăng 15 – 25%.

* Tia tử ngoại: (100nm – 400nm)

- Tia tử ngoại có tác động kích thích nhưng không gây ion hoá. Tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu, dùng để xử lí VSV, bào tử và hạt phấn.

---

* Sốc nhiệt: Tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường 1 cách đột ngột, làm cơ chế nội cân bằng của cơ thể để bảo vệ cơ thể không khởi động kịp, gây chấn thương bộ máy di truyền.

b. Gây ĐB nhân tạo bằng các tác nhân hoá học:

- Một số hoá chất khi thấm vào TB sẽ thay thế hoặc làm mất nu trong ADN. - Ví dụ:

+ Chất 5-BU (5 - Brôm uraxin): Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.

+ Acridin: làm mất hoặc xen thêm 1 cặp nu trên ADN (Nếu acridin được chèn vào mạch khuôn cũ gây ĐB thêm cặp nu; nếu acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp, ĐB làm mất một cặp nu.).

+ EMS (Êtylmêtal sunfonat): Thay G bằng T hoặc X ↔ Cặp G-X bị thay thế bằng cặp T- A hoặc X-G.

+ Cônsixin gây ĐB đa bội. - Cách làm:

Cây trồng, ngâm hạt khô hay hạt đang nảy mầm trong d.dịch có n.độ thích hợp, hoặc tiêm dd vào bầu nhuỵ, hoặc quấn bông có tẩm dd hoá chất vào đỉnh sinh trưởng thân hay chồi.

Vật nuôi: cho hoá chất tác dụng lên tinh trùng hoặc buồng trứng.

Siêu tác nhân gây ĐB:

EMS (êtyl mêtal sunphônat); NMU (nitrozô mêtyl urê). EMS gây ĐB bằng 3 cách sau:

- Thêm nhóm êtyl (-C2H5) vào Guanin tạo ra bazơ đồng đẳng của Ađênin bắt cặp bổ sung sai.

- Mất G đã bị alkyl hoá tạo lỗ hổng trên ADN, khi sao chép có thể làm đứt mạch. - Liên kết chéo giữa các mạch của 1 hoặc các phân tử ADN khác nhau làm mất nu.

TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

TB – là đơn vị tổ chức cơ bản của tất cả cơ thể sống về cấu trúc và chức năng. Tất cả tính chất và hoạt động của cơ thể sống đều có cơ sở là tính chất và hoạt động của TB dù là cơ thể đơn bào hay đa bào.

Trước đây chọn giống vật nuôi, cây trồng ở mức cá thể = nguyên liệu tự nhiên, lai tạo ĐB nhân tạo.

Một phần của tài liệu Hệ thống kiến thức di truyền học (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w