- Hệ thống tín dụng ở Việt Nam.
Khu vực tài chính ở Việt Nam gồm các ngân hàng có 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, 51 ngân hàng cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 24 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 977 quỹ tín dụng nhân dân, 5 Công ty tài chính và 8 Công ty cho thuê tài chính. Lượng vốn huy động thông qua các ngân hàng và tổ chức tín dụng chưa nhiều, khoảng 62,2 ngàn tỷ đồng (tính đến 31/12/98) chiếm 21,6% GDP. Đây là mức huy động thấp so với các nước. Các ngân hàng thương mại quốc doanh gần như thống trị thị trường vốn cho vay vì đã cung cấp đến 81,4% tổng các khoản cho vay ngắn và trung hạn. Nếu tính các khoản cho vay trung và dài hạn thì các ngân hàng thương mại quốc doanh đã có tỷ trọng 87,2%.
- Đối tượng nhận tín dụng
Khoảng 50% các khoản cho vay của tổ chức tài chính là dành cho doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ nhận được 16,5% tổng số các khoản cho vay. Ngân hàng công thương là ngân hàng cho các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh vay nhiều nhất khoảng 21% các khoản cho vay. Có thể nói ngân hàng công thương là ngân hàng cho vay then chốt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tuy nhiên các ngân hàng này đang đối mặt với tình trạng nợ quá hạn khá lớn.
- Tác động tới doanh nghiệp nhỏ và vừa
Từ thực tế kết quả trên cho thấy khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất khó khăn. “theo ý kiện của 1 thành viên trong hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội nói: Mặc dù chính sách cho vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đã mở cửa có nghĩa là: “cái miệng tủi đã mở nhưng cái “am” thì lại quá nhỏ” Hiện nay 75% doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa có số vốn dưới 50 triệu đồng. Thiếu vốn đang là khó khăn phổ biến nhưng số doanh nghiệp nhỏ và vừa được vay của ngân hàng rất ít. Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư về việc thực hiện cấp tín dụng cho quỹ tín dụng trợ giúp đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước từ ngày 1/17/99 đến 30/6/2000 đã có 164 dự án thuộc khu vực quốc doanh. Chỉ có 103 dự án thuộc khu vực dân doanh được vay ưu đãi 130 tỷ đồng tính trung bình 1,2 tỷ đồng cho 1 dự án. Nếu nghiên cứu sâu hơn nữa có thể thấy phần lớn tín dụng tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp tư nhân lớn chứ không phải là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa phải huy động từ các tổ chức phi tài chính, cụ thể là trong gia đình, bạn bè, hay vốn của nhau với lãi suất cao hơn 3 - 6 lần so với lãi suất ngân hàng. Các khoản vay bảo lãnh tính dụng cũng thường không đến được ưu đãi cũng không dê, nhiều doanh nghiệp cho biết tuy lãi suất vay ngân hàng thấp nhưng các thủ tục vay rất phức tạp, nếu tính cả các lệ phí tiêu cực thì thực chất chi phí giao dịch là quá cao, việc phải hoa hồng 10% là khá phổ biến. Những quy định khắt khe về tài sản thế chấp và về việc xem xét tính khả thi của dự án đầu tư cũng làm cho nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng được trong khi đó các doanh nghiệp Nhà nước vay mà lại không cần thế chấp. Chính những thủ tục khắt khe và khó tiếp cận với nguồn vốn vay đã làm cho nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu vốn trầm trọng.