Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Thành phố Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai của Thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 2014. (Trang 27)

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Lạng Sơn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và thương mại của tỉnh Lạng Sơn với tổng diện tích tự nhiên 7.811,14 ha, nằm ở 21045’ – 22000’ vĩ độ Bắc và 106039’ - 107000’ kinh độ Đông, có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp xã Thụy Hùng, xã Thạch Đạn huyện Cao Lộc;

- Phía Tây giáp xã Song Giáp, xã Xuân Long huyện Cao Lộc và xã Đồng Giáp huyện Văn Quan;

- Phía Đông giáp xã Gia Cát, Tân Yên, Hợp Thành và Thị trấn Cao Lộc huyện Cao Lộc;

- Phía Nam giáp xã Yên Trạch huyện Cao Lộc.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Là thành phố thuộc tỉnh miền núi phía Bắc, được bao quanh bởi hai dãy núi cao (Mẫu Sơn và Chắp Chài) và độ cao trung bình 250 – 300 m so với mặt nước biển. Địa hình nơi đây được phân chia thành hai kiểu và dốc dần về phía sông Kỳ Cùng, địa hình bị chia cắt thành nhiều ngọn núi, phần lớn các ngọn núi này đều có ý nghĩa nhất định về mặt quân sự, kinh tế, văn hóa đồng thời là danh lam thắng cảnh tiêu biểu cho xứ lạng.

4.1.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng, ẩm, có mưa từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô hanh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 21,40C, nhiệt độ cao nhất 390C và thấp nhất 30C;

- Chếđộ mưa: phân bố không đều. Lượng mưa trung bình năm là 14.390 mm, được chia thành hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa chiếm 75% tổng lượng mưa, mùa khô chiếm 25% tổng lượng mưa.

4.1.1.4. Thủy văn

Sông Kỳ Cùng có chiều dài 1.836 km, đoạn chảy qua địa phận thành phố dài 19 km. Con sông bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua sườn Mẫu Sơn vào thành phố.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2013, tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 7.811,14 ha. Trong đó:

- Đất nông nghiệp là 5.620,33 ha, chiếm 71,95% tổng diện tích tự nhiên; - Đất phi nông nghiệp là 2.117,64 ha, chiếm 27,11% tổng diện tích tự nhiên; - Đất chưa sử dụng là 73,17 ha, chiếm 0,94% tổng diện tích tự nhiên.

* Tài nguyên nước

Nguồn tài nguyên thủy văn, tài nguyên nước khá phong phú cả về nước mặt và nước ngầm.

- Nguồn nước mặt: sông Kỳ Cùng chảy qua địa bàn Thành phố khoảng 19 km, lòng sông rộng trung bình 100m, lưu lượng nước trung bình trong năm là 2.300 m3/s, do đó chênh sâu mực nước giữa mùa mưa và mùa khô không lớn.

* Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2013, diện tích đất rừng của thành phố Lạng Sơn khá lớn, 4.246,00 ha. Trong đó, diện tích rừng phòng hộ là 973,52 ha, chiếm 17,09% rừng sản xuất 3.272,48 ha, chiếm 41,90% tổng diện tích rừng tự nhiên ngoài có chức năng là phòng hộ, điều hòa không khí trên địa bàn Thành phố, rừng còn mang lại giá trị kinh tế cho người dân do các sản phẩm từ rừng như hồi, thông, keo, bạch đàn, sa mộc, quế mang lại nguồn lợi kinh tế khá cao trong những năm gần đây.

* Tài nguyên khoáng sản

Nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu là đá vôi, đất sét, cát và cuội sỏi. Nhìn chung, Lạng Sơn chưa có mỏ khoáng sản với quy mô lớn.

Đá vôi: có 2 mỏ có chất lượng khá tốt với hàm lượng CaCO3 cao có thể sử dụng sản xuất ximăng có chất lượng tốt.

Đất sét: dùng cho sản xuất nguyên vật liệu xây dựng với trữ lượng 22 triệu tấn. Ngoài ra thành phố còn có vàng sa khoáng, măng gan, bôxit, quặng sắt nhưng trữ lượng rất nhỏ, không có giá trị kinh tế lớn trong khai thác.

* Tài nguyên du lịch và nhân văn

Đây là vùng đất được hình thành từ khá lâu đời, chứng kiến nhiều biến cố lịch sử của cả dân tộc từ thời Trung Quốc đô hộ, qua các đời nhà Lý, Trần, Lê, Minh, Nguyễn cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng Lạng Sơn vẫn được coi là trung tâm của vùng đất biên giới, nơi có đa dạng về văn hoá, phong tục tập quán với nhiều dân tộc cùng sinh sống như Kinh, Tày, Nùng, Hoa…. Các dân tộc sống tôn trọng lẫn nhau, có tinh thần đoàn kết, có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Ngoài ra, Lạng Sơn còn nổi tiếng với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh như Tam Thanh, Nhị Thanh, Hang Dơi, Hang Gió... Trong lòng hang động, các nhà khảo cổđã phát hiện nhiều di tích đặc sắc về quần thể cổ vật kỷđệ tứ và các di chỉ của nền văn hóa Bắc Sơn nổi tiếng.

4.1.1.6. Cảnh quan môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Hiện trạng môi trường và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Hiện trạng môi trường nhìn chung còn trong lành, tuy cũng xuất hiện một số nguy cơ gây ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái giảm tính đa dạng sinh học như: một số khu dân cư có dân số tập trung cao, mật độ xây dựng lớn và các khu chợ dịch vụ, cơ sở y tế... có lượng chất thải nhiều nhưng lại chưa được thu gom và xử lý triệt để; tập quán sử dụng các chất đốt dạng thô, các sản phẩm nhựa, nilon trong sinh hoạt của nhân dân….

Trong tương lai khi kinh tế phát triển sẽ hình thành các khu đô thị mới, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các trang trại chăn nuôi tập trung... sẽ kéo theo một lượng không nhỏ các chất thải công nghiệp, chăn nuôi, sinh hoạt

và sẽ có tác động nhất định đến môi trường thành phố. Vì vậy, cần phải dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái trên địa bàn thành phố.

* Một số giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn

- Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hạn chế và chấm dứt tình trạng dân sống rải rác tự phát không theo quy hoạch. Xử lý nghiêm các hành vi huỷ hoại môi trường sinh thái;

- Có các giải pháp cơ bản lâu dài xử lý nước thải ở khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các bệnh viện, hệ thống thoát nước các khu dân cưđặc biệt là các khu dân cưđô thị;

- Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, các công trình; nghiên cứu ứng dụng các quy trình, giải pháp kỹ thuật để ngăn ngừa xử lý ô nhiễm môi trường; kiểm tra thường xuyên việc thực hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường.

4.1.2 Điu kin kinh tế - xã hi

4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

Bảng 4.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 – 2013

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng trưởng % 13,59 13,84 14,37 13,72 1 - Nông, lâm nghiệp,

thủy sản

%

4,24 3,44 3,25 1,70 2 - Công nghiệp – XDCB % 7,79 6,46 10,07 14,03 3 - Thương mại – Dịch vụ % 17,06 17,78 16,72 14,19

Nắm bắt được lợi thế từ tự nhiên, kết hợp với nhiều chính sách thiết thực nhằm thu hút đầu tư, thu hút lao động và ngày càng nhiều lượt khách du lịch đến với Lạng Sơn, kinh tế thành phố Lạng Sơn luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định. Giai đoạn 2010 – 2014, tốc độ tăng trưởng bình quân là 13,76%. Trong đó, tốc độ tăng thấp nhất là năm 2006 (đạt 13,30%), tốc độ tăng cao nhất là năm 2012 (đạt 14,37%), còn năm 2013 có tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm 0,04% so với giai đoạn 2010 – 2013.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp có xu hướng giảm dần; tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản dao động từ 27,37% đến 28,66%; ngành thương mại, dịch vụ luôn chiếm trên 65% cơ cấu nền kinh tế. Trong những năm qua, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân và giữ vững chính trị, quốc phòng an ninh.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế * Kinh tế nông nghiệp

Theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Lạng Sơn thời kỳ 2011 – 2020, năm 2013 tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt khoảng 65,3 tỷđồng, đóng góp 3,1% trong tổng GDP thành phố. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 – 2013 đạt 3,7%/năm.

Cơ cấu sản xuất giữa nông lâm ngư nghiệp tương đối ổn định trong giai đoạn 2010 – 2013 và đã chuyển dịch theo nhu cầu tiêu dùng của thị trường (sản xuất hàng hoá) như quy hoạch vùng chuyên canh rau xanh đặc sản, vùng chuyên canh hoa hồng... Đến nay, thành phốđã triển khai được 19 dự án chăn nuôi, trồng trọt và mở rộng các mô hình điểm. Cơ sở hạ tầng nông thôn cũng đang được cấp uỷ, chính quyền quan tâm chỉ đạo như đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, hồđập, mương máng, đường điện lưới, kiên cố hoá, ....

* Ngành lâm nghiệp

Trong những năm qua, thành phố đã tập trung chỉ đạo công tác trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng đồng thời phát động phong trào trồng cây trong nhân dân (năm 2012, trồng được 51,00 ha, vượt 102,00% so với kế hoạch và vượt 163,93% so với cùng kỳ 2011). Tỷ lệ che phủ rừng năm 2013 đạt 47,6%, tăng 2,0% so với năm 2012, tăng 1,3% so với năm 2011.

* Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Nguồn tài nguyên đa dạng nhưđá vôi, đất sét, măng gan, bôxit,… nhưng trữ lượng còn nhỏ lẻ, chưa thuận lợi cho phát triển công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phốđược chia thành các nhóm ngành chính sau:

- Công nghiệp khai thác: bao gồm khai thác đá, cát, sỏi và khai thác khoáng sản;

- Công nghiệp chế biến

- Công nghiệp sản xuất phân phối điện, nước. * dịch vụ – thương mại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành thương mại – du lịch – dịch vụ tương đối ổn định. Trong đó, năm 2013 ngành đạt tốc độ thấp nhất (14,19%), năm 2011 ngành đạt tốc độ cao nhất (17,78%). Giá trị sản xuất của ngành năm 2012 là 1.168.360 triệu đồng, tăng 145.197 triệu đồng so với năm 2013 , đóng góp 68,63% vào nền kinh tế thành phố.

Một phần của tài liệu Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai của Thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 2014. (Trang 27)