đất đai trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn trong thời gian tới.
Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước vềđất đai trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, em xin đưa ra một số giải pháp sau:
- Đẩy nhanh việc thiết lập hồ sơ địa chính đến từng thửa đất, đẩy nhanh việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải quyết khiếu nại vềđất đai;
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho công dân để họ thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng quy định của pháp luật;
- Đảm bảo công khai dân chủ, công bằng trong giải toảđền bù, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm minh những sai phạm của người thực thi công tác giải toả cũng như những hộ dân không chịu chấp hành những quy định của Nhà nước.
- Trang bị thêm máy móc, thiết bị, và kinh phí hoạt động cho các phòng ban còn thiếu.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1.Kết Luận
Qua việc nghiên cứu đề tài : “công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của Thành phố Lạng Sơn - Tỉnh Lạng Sơn trong giai
đoạn từ năm 2010-2014”. Tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Thành phố Lạng Sơn là thành phố thương mại thuộc tỉnh Lạng Sơn có diệt tích 7.811,14 ha, dân số 89.329 người, chia thành 08 đơn vị hành chính gồn 5 phường và 3 xã thuộc thành phố
- Từ năm 2010- 2014 trên địa bàn thành phố xảy ra 159 vụ tranh chấp về đất đai, đã hòa giải thành công là 138 vụ, hòa giải không thành công là 21 vụ. - Trong năm 2010 – 2014 phòng Tài Tài Nguyên và Môi trường thành phố Lạng Sơn nhận được 151 đơn khiếu nại, đã giải quyết được 141 đơn, còn tồn đọng 10 vụ.
- Trong năm 2010 – 2014 phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Lạng Sơn đã nhận được 37 đơn tố cáo về đất đai, UBND thành phố đã giải quyết dứt điểm 31/37 đơn.
Kết quả từđiều tra phỏng vấn người dân về nguyên nhân phát sinh tranh chấp vềđất đai như sau:
- 25/50 phiếu cho rằng nội dung tranh chấp thường xảy ra là việc bồi thường GPMB.
* Thuận lợi :
- Qua phiếu điều tra trong đề tài có 30/30 phiếu điều tra hộ gia đình, cá nhân cho rằng thời gian ; thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai phù hợp với quy định của pháp luật;
- Có 100% cán bộ cho rằng Chính sách pháp luật từng bước đi vào ổn định, hoàn thiện , công tác tiếp dân được củng cố và ngày càng hoàn thiện hơn ;
- Có 100% cán bộ nói rằng UBND Thành phố luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao ở cấp cơ sở, phối hợp cùng các chủ tịch xã đã kịp thời giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp vềđất đai làm ổn định tình hình kinh tế xã hội.
- Khó khăn:
+Có 9/11 phiếu điều tra cán bộ phản ánh là một số công dân chấp hành pháp luật không nghiêm, cố ý khiếu kiện sai không đúng pháp luật;
+ Có tới 36 % cán bộ cho rằng Vấn đề bồi thường GPMB tại thành phố vẫn còn nhiều bất cập chưa thỏa đáng dẫn đến những vụ khiếu kiện kéo dài.
+ Có 22/30 phiếu người dân cho rằng việc tuyên truyền giáo dục Luật đất đai còn ở phạm vi chưa phổ biến, rộng rãi.
+ Có 5/30 phiếu người dân phản ánh rằng ở nhiều địa phương cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp đất đai còn né tránh đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
-Giải pháp :
+ Đẩy nhanh việc thiết lập hồ sơ địa chính đến từng thửa đất, đẩy nhanh việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải quyết khiếu nại vềđất đai;
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho công dân để họ thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng quy định của pháp luật.