Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thành

Một phần của tài liệu Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai của Thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 2014. (Trang 39)

ph Lng Sơn giai đon 2010- 2014

4.2.2.1 Thực trạng tranh chấp đất đai trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2014

Trong những năm gần đây tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố đã có những chuyển biến tích cực, tuy số lượng các vụ tranh chấp có giảm nhưng nội dung các vụ việc tranh chấp ngày càng phức tạp. Chủ yếu là các tranh chấp về quyền sử dụng đất, do lấn chiếm đất đai, tranh chấp về ranh giới sử dụng đất giữa các hộ gia đình, các thôn xóm, các cụm dân cư, tranh chấp về quyền thừa kế sử dụng đất ,….

Giải quyết tranh chấp đất đai là một vấn đề vấn đề nan giải và hết sức phức tạp, có nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài phần lớn phải lập đoàn thanh tra để giải quyết các vụ tranh chấp đất đai.

Hình 4.3 Tình hình tranh chp đất đai trên địa bàn Thành ph Lng Sơn giai đon 2010 - 2014

Qua hình trên chúng ta thấy được đất đai trên địa bàn thành phố xảy ra hầu hết ở các năm, riêng năm 2010 số tranh chấp đất đai xảy ra ít nhất với tổng số vụ tranh chấp là 26 vụ chiếm 16.4% tổng số vụ tranh chấp và cao nhất là năm 2013 với 40 vụ chiếm 25.2% tổng số vụ.

Năm 2010 xảy ra ít vụ tranh chấp đất nhất lúc đó giá đất chưa tăng, nhu cầu sử dụng đất của người dân chưa nhiều nên ít xảy ra tranh chấp.

Năm 2013 xảy ra nhiều vụ tranh chấp nhất là: do dân số tăng, người dân ở trong tỉnh và nơi khác muốn lên thành phốđể phát triển kinh tế nên nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, mặt khác là do sự đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình để phát triển phục vụ lợi ích quốc gia và mức đền bù chưa thỏa đáng, xảy ra nhiều vụ tranh chấp đất đai.

Số lượng các vụ việc xảy ra trên địa bàn các phường, xã được thể hiện ở bảng sau: 16.4 18.8 22 22.5 17.6 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Bảng 4.4 : Tình hình

địa bàn T

STT Đơn vị hành chính

1 Phường Chi Lăng 2 Phường Đông Kinh 3 Phường Vĩnh Trạ 4 Phường Tam Thanh 5 Phường Hoàng Vă 6 Xã Mai Pha 7 Xã Quảng Lạc 8 Xã Hoàng Đồng

Tổng

(Nguồn : phòng Tài Nguyên và Môi Tr

Hình 4.4 : Tình hình tranh ch bàn Thành ph 0 10 20 30 40 50 60 18,2

Tình hình tranh chấp đất đai theo nội dung tranh ch àn Thành phố Lạng sơn giai đoạn 2010-201 ành chính Số vụ Nội dung tranh ch Ranh giới thửa đất Quyền sử dụng đất L chi đ ăng 21 3 13 ông Kinh 22 5 12 nh Trại 22 4 13 ng Tam Thanh 20 4 11 àng Văn Thụ 23 4 12 18 3 10 16 3 9 ồng 17 3 10 159 29 90

òng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Lạng S

: Tình hình tranh chp đất đai theo ni dung tranh ch bàn Thành ph Lng sơn giai đon 2010-2014 1 56,6 15,1 10,7 Ranh gi Quyề Lấn chi Nội dung khác

i dung tranh chấp ttrên 2014 i dung tranh chấp Lấn chiếm đất Nội dung khác 3 2 3 2 3 2 2 3 4 3 3 2 3 1 3 1 24 16 Lạng Sơn)

i dung tranh chp ttrên địa

Ranh giới thửa đất Quyền sử dụng đất

ấn chiếm đất ội dung khác

Qua bảng số liệu trên ta có thấy được trong giai đoạn từ năm 2010- 2014 các vụ tranh chấp xảy ra chủ yếu và tập trung ở các nội dung:

- Tranh chấp quyền sử dụng đất là 90 vụ tranh chấp chiếm 56.6% tổng số vụ, tranh chấp ranh giới thửa đất là 29 vụ chiếm 18.2% tổng số vụ Tranh chấp QSDĐ và ranh giới thửa đất thường xảy ra nhiều vụ tranh chấp nhất nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý đất đai lỏng lẻo, mập mờ, các sai sót trong đo đạc, lập bản đồđịa chính, trong việc cấp GCNQSDĐ. Thực tế cho thấy sự sai lệch về vị trí, ranh giới, kích thước, diện tích,… ghi trong GCNQSDĐ so với thực địa xảy ra khá phổ biến đã dẫn đến sự nghi ngờ việc lấn chiếm giữa các hộ liền kề rồi xảy ra tranh chấp. Một khi hồ sơ địa chính xác định rõ ràng, chính xác vị trí, ranh giới, diện tích các thửa đất thì ít ai dám lấn chiếm đất của người khác.

- Tranh chấp lấn chiếm đất là 24 vụ chiếm 15.1% tổng số vụ, các

trường hợp chủ yếu là lấn chiếm đất công, lấn chiếm ngõ đi, lấn chiếm đất nông nghiệp liền kề với đất thổ cư. Tình trạng này cũng chính là nguyên nhân của nhiều vụ khiếu tố trên địa bàn thành phố, Bên cạnh đó UBND thành phố cũng như UBND các phường, xã chưa có cách giải quyết đúng đắn, xử lý chưa thật sự nghiêm minh các trường hợp vi phạm, đa số các trường hợp chỉ bị xử phạt hành chính và thu hồi lại phần diện tích bị lấn chiếm nếu cần thiết, còn lại một số trường hợp được hợp thức hoá, chưa có trường hợp nào bị truy tố trách nhiệm hình sự mặc dù đã có trường hợp vi phạm rất nhiều. Các loại đất bị lấn chiếm là đất giao thông, đất lưu không, đất nông nghiệp và đất quy hoạch.

- Nội dung khác là 16 vụ chiếm 10.7% tổng số vụ, nội dung khác tranh chấp chủ yếu là: tranh chấp trong dòng họ, đất thừa kế, tranh chấp có liên quan đến GPMB chủ yếu do sựđầu tư xây dựng nâng cấp các công trình, để phát triển sự phát triển của quá trình đô thị hoá làm giá đất tăng, do sự quản lí thiếu chặt chẽđất đai trước đây, dẫn đến biến động vềđất đai quá lớn nên tranh chấp,… .Đơn vị có số lượng xảy ra nội dung tranh chấp nhiều nhất là phường

Hoàng Văn Thụ với 23 vụ chiếm 14.5% đơn vị xảy ra ít nhất là xã Quảng Lạc với 16 vụ chiếm 10% tổng số vụ.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp này là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Do giấy tờ về quyền sử dụng đất không đầy đủ, do mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp…

+ Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ xã còn nhiều hạn chế, chưa cập nhật kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành, nên việc giải quyết còn e dè thiếu quyết đoán.

+ Do việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa thực hiện đúng theo yêu cầu của luật đất đai (do sự hiểu biết chưa cao của người dân, chủ yếu là hợp đòng tự viết tay);

+ Việc đo đạc bản đồ địa chính có nhiều vị trí còn chưa chính xác nên thường xảy ra tranh chấp đất đai tại các vùng tiếp giáp;

Mặt khác, do tác động của cơ chế thị trường và từ áp lực dân số, đất đai ngày càng có giá trị lớn hơn, một số người sau khi đã thoát ly khỏi địa phương nay trở vềđòi lại đất, gây nên sự xáo trộn và kiện tụng là mất ổn định tình hình chính trị và xã hội của thành phố. Chính vì vậy, muốn giải quyết việc tranh chấp đất đai có hiệu quả, cần có công tác xác lập các mối quan hệ, các quyền và lợi ích của người sử dụng đất để từđó đưa ra những quyết định đúng đắn, hợp lý, hợp tình để nâng cao tính nghiêm minh và công bằng của pháp luật.

4.2.2.2 Kết quả hòa giải, giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2010-2014

Giải quyết tranh chấp đất đai là vấn đề hết phức tạp, việc mua bán bằng hình thức trao tay hoặc bằng lời nói không thông qua các cơ quan Nhà nước, hoặc do đo đạc trước đây thiếu chính xác…là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tranh chấp đất đai. Mặt khác, bên cạnh đất đai còn có những mối quan hệ xã hội phức tạp như: gia đình, làng xóm…Do vậy nhiều khi gây

khó khăn Từ năm 2010 đến nay, đã có 326 đơn thư đã được giải quyết trong tổng số 159 đơn đã nhận về tranh chấp đất đai. Nội dung tranh chấp chủ yếu liên quan đến:

+ Tranh chấp về ranh giới sử dụng đất giữa các hộ gia đình, các thôn xóm, các cụm dân cư.

+ Tranh chấp do mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; + Tranh chấp quyền thừa kế quyền sử dụng đất…

Có nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài phần lớn phải lập đoàn thanh tra để giải quyết các vụ tranh chấp đất đai.

Bảng 4.5 Kết quả hòa giải, giải quyết tranh chấp trên địa bàn Thành phố

Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 2014 Năm Tổng số vụ Đã giải quyết Còn tồn đọng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2010 26 16.4 25 15.7 1 0.6 2011 30 18.8 28 17.6 2 1.26 2012 35 22.0 32 20.1 2 1.26 2013 40 25.2 36 22.6 3 1.89 2014 28 17.6 17 10.8 13 8.13 Tổng 159 100 138 86.8 21 13.2

(Nguồn : Phòng Tài Nguyên và Môi Trường)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số vụ tranh chấp là 159 vụ đã giải quyết được 138 vụ chiếm 86.8% tổng số vụ, còn tồn đọng 21 vụ. Năm 2014 là năm có số vụ tồn đọng nhiều nhất 13 vụ trên tổng số 21 vụ tồn đọng.

Tổng số vụ tồn đọng chiếm 21% nguyên nhân do là một số người dân không đồng tình với cách giải quyết của cơ quan chức năng nên vụ việc thường kéo dài, mặt khác do người dân làm đơn vào cuối năm nên vụ việc còn tồn đọng lại từ năm này sang năm khác.

Kết quả hòa giải, giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố được thể hiện qua bảng :

Bảng 4.6: Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn STT Loại hình tranh chấp Số vụ Đã giải quyết Chuyển cấp trên Tồn Đọng Xã, phường Thành phố 1 Tranh chấp QSDĐ 90 15 45 20 10 2 Tranh chấp ranh giới thửa đất 29 6 8 10 5 3 Lấn chiếm đất 24 4 10 7 3 4 Nội dung khác 16 3 8 2 3 Tng 159 28 71 39 21

(Nguồn : phòng Tài Nguyên và Môi Trường Thành phố Lạng Sơn)

Những năm qua, UBND thành phố Lạng Sơn đã chú trọng công tác hòa giải, giải quyết tranh chấp đất đai ở cơ sở vì đây là nơi bắt nguồn xảy ra tranh chấp. Trong những năm qua, UBND các xã, phường đã tiến hành hòa giải thành công 28 vụ việc, UBND thành phố đã ra quyết định giải quyết 71 vụ việc, có 39 vụ việc phải chuyển lên cấp trên giải quyết, còn 21 vụ việc đang thụ lý điều tra giải quyết.

Trong số những đơn về tranh chấp đất đai đã nhận được thì tranh chấp về quyền sử dụng đất chiếm số lượng nhiều nhất với 159 đơn chiếm 48.77% Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp này là do giấy tờ về quyền sử dụng đất không đầy đủ, do mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp…Mặt khác, do tác động của cơ chế thị trường và từ áp lực dân số, đất đai ngày càng có giá trị lớn hơn, một số người sau khi đã thoát ly khỏi địa phương nay trở về đòi lại đất, gây nên sự xáo trộn và kiện tụng là mất ổn định tình hình chính trị và xã hội của thành phố. Chính vì vậy, muốn giải quyết việc tranh chấp đất đai có hiệu quả, cần có công tác xác lập các mối quan hệ, các quyền và lợi ích của người sử dụng đất để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, hợp lý, hợp tình để nâng cao tính nghiêm minh và công bằng của pháp luật.

Một phần của tài liệu Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai của Thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 2014. (Trang 39)