Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp triển khai quảng cáo Adwords hiệu quả cho Website Sapo của Công ty Cổ phần công nghệ DKT (Trang 25)

CÔNG NGHỆ DKT

2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Sử dụng phiếu điều tra

Khái niệm: Phương pháp sử dụng phiếu điều tra là phương pháp dùng hệ thống câu hỏi theo trật tự nhất định, được chính thức hóa trong cấu trúc chặt chẽ nhằm ghi chép những thông tin xác đáng có liên quan tới mục đích nghiên cứu.

Ưu, nhược điểm khi sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Ưu điểm:

+ Có thể điều tra được trên diện rộng về mặt địa lý, một số lượng lớn khách thể nghiên cứu trong thời gian ngắn.

+ Dễ khái quát vấn đề vì phương pháp này cho phép làm theo số đông, càng đông càng dễ khái quát.

+ Đơn giản về thiết bị và dễ sử dụng. + Mang tính chủ động cao.

- Hạn chế:

+ Phương pháp này tiếp cận nghiên cứu tâm lý con người dưới góc độ nhận thức luận, tức là thông qua câu trả lời để suy ra về mặt tâm lý cho nên nhiều khi không đảm bảo độ khách quan và tính trung thực của kết quả nghiên cứu.

+ Tốn kém về mặt kinh phí.

Đối tượng điều tra: Những cá nhân hoạt động trong các tổ chức kinh doanh hanhg hóa, sản phẩm, dịch vụ.

Mẫu điều tra: Số phiếu phát ra là 50 phiếu. Số phiếu thu về là 48 phiếu. Số phiếu hợp lệ là 48 phiếu.

Quy trình tiến hành điều tra: Chọn mẫu, tiến hành gửi phiếu điều tra cho đối tượng điều tra thông qua email, hay giao tay trực tiếp.

Mục đích của phiếu điều tra là: Nhận biết được lợi ích của hoạt động triển khai Adwords tới Website của Sapo.

Phỏng vấn trực tiếp

Khái niệm phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Đây là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chương trình dc định sẵn dựa trên những cơ sở luật số lớn của toán học.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phỏng vấn -Ưu điểm

+Phỏng vấn là phương pháp định tính cơ bản. Do người phỏng vấn và đối tượng khảo sát tiếp xúc trực tiếp với nhau nên phương pháp phỏng vấn cho phép thu thập được các thông tin về suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của đối tượng.

+Các thông tin thu thập có chất lượng cao, tính chân thực và độ tin cậy của thông tin có thể kiểm nghiệm được trong quá trình phỏng vấn.

-Nhược điểm

+Ở phương pháp phỏng vấn đòi hỏi ngườ đi phỏng vấn phải là chuyên gia có trình độ cao, có kỹ năng xử lý các tình huống, am hiểu lĩnh vực nghiên cứu, biết cách tiếp cận với đối tượng được phỏng vấn, chính vì thể nên phương pháp này khó triển khai trên quy mô rộng.

+Tiếp cận đối tượng để phỏng vấn là việc tương đối khó.

Đối tượng phỏng vấn: Những cá nhân hoạt động trong các tổ chức kinh doanh hanhg hóa, sản phẩm, dịch vụ.

Cách thức tiếp cận đối tượng phỏng vấn: Tới tận nơi các công ty, xí nghiệp, cửa hàng, đại lý… nơi mà đối tượng cần phỏng vấn có mặt để xin phỏng vấn.

Mục đích của cuộc phỏng vấn: Nhận biết được lợi ích của hoạt động triển khai Adwords tới Website của Sapo.

-Kết quả thu được: Tiến hành phỏng vấn được 79 đối tượng khách hàng cho là tiềm năng theo những câu hỏi tương tự trong phiều điều tra và có thêm một số thông tin khai thác khác như: giá mong muốn về phần mềm, từ ngữ nào mà khách hàng sẽ gõ khi thực hiện tìm kiếm về phần mềm quản lý bán hàng…

2.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Đặc điểm của dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp rất phức tạp và có nhiều nguồn cung cấp nên người nghiên cứu cần phải sắp xếp các loại dữ liệu này 1 cách có hệ thống để việc nghiên cứu được dễ dàng hơn.

Hình 2.1: Tiến trình 6 bước của thu thập dữ liệu thứ cấp có hiệu quả

(Nguồn: http://thuvien.tailieutonghop.com/)

Đối với những người nghiên cứu có kinh nghiệm, 1 số bước thu thập dữ liệu thứ cấp trên có thể bỏ qua khi thu thập dữ liệu trong thực tế.

Trong các bước trên, cần chú ý:

-Bước thứ nhất tuy đơn giản nhưng có ý nghĩa mang tính quyết định cho tiến trình nghiên cứu. Vì vậy, người nghiên cứu phải cẩn thận, chỉ chọn những thông tin cần thiết.

-Đối với dữ liệu thứ cấp bên trong: Đây là dữ liệu rất có ích, dễ thu thập. Dữ liệu thông tin thứ cấp bên trong có các bộ phận như: tiếp thị, kế toán, xuất nhập hàng hóa, bán hàng,…

Người nghiên cứu Marketing có thể quan hệ chặt chẽ với các bộ phận này thường xuyên để có số liệu cần thiết. Ở những công ty đã xây dựng hệ thống thông tin quản lý (MIS) thì những số liệu nội bộ luôn có sẵn.

-Dữ liệu thứ cấp từ các nguồn bên ngoài có thể tìm thấy ở kho lưu trữ, ở thư viện lớn. Dữ liệu là các bài viết về 1 ngành công nghiệp, 1 thị trường nào đó hay 1 nghề chuyên môn… có thể tìm thấy ở các tạp chí ngành như: tạp chí công nghiệp, tạp chí du lịch, tạp chí thương mại… 1 số dữ liệu có thể mua ở các trung tâm thông tin, công ty nghiên cứu thị trường, các bộ ngành.

-Khi tiến hành thu thập thông tin, các loại dữ liệu thứ cấp cần phải sao chụp hoặc chép tay. Tất cả các dữ liệu được thu thập được tóm lược hoặc đưa vào bảng để tiện việc sử dụng.

-Bước nghiên cứu giá trị dữ liệu nhằm xem xét độ chính xác của các dữ liệu thu thập, bởi vì có những dữ liệu xuất phát từ những cuộc nghiên cứu với mục tiêu khác với mục tiêu nghiên cứu của công ty.

Quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp trên thực tế và kết quả thu được

-Hiện tại công ty chưa có hoạt động đầu tư nào cho quảng cáo Adwords nên không có bước thu thập dữ liệu thứ cấp này.

-Thông qua báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công

ty Cổ phần Công nghệ DKT, của Website Sapo, thông tin trên các trang Web thống kê uy tín của Việt Nam cũng như trên thế giới, qua báo đài, truyền hình, các phóng sự nói về Website Sapo của Công ty Cổ phần Công nghệ DKT

Một phần của tài liệu Giải pháp triển khai quảng cáo Adwords hiệu quả cho Website Sapo của Công ty Cổ phần công nghệ DKT (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w