Các vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu đề xuất giải pháp tiêu nước cho khu vực

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TIÊU THIẾT KẾ CHO KHU VỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI NẰM TRONG LƯU VỰC TỪ PHÍA ĐÔNG SÔNG NHUỆ VÀ PHÍA BẮC QUỐC LỘ 70A ĐẾN SÔNG HỒNG (Trang 31)

6. Địa điểm nghiên cứ u

1.5. Các vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu đề xuất giải pháp tiêu nước cho khu vực

Theo Dự án tiêu nước cho thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 430/TTg ngày 07/8/1995 thì hướng tiêu nước cho 13.540 ha của khu vực nghiên cứu như sau:

- Khu vực nội thành Hà Nội nằm ở phía đông sông Tô Lịch có diện tích 7.750 ha, được tiêu ra sông Hồng bằng trạm bơm Yên Sở, hệ số tiêu thiết kế là 11,6 l/s/ha;

- Khu vực còn lại nằm ở phía tây sông Tô Lịch có diện tích 5.790 ha tiêu trực tiếp ra sông Nhuệ bằng các trạm bơm phân tán với hệ số tiêu thiết kế là 6,04 l/s/ha.

1.5. Các vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu đề xuất giải pháp tiêu nước cho khu vực nghiên cứu khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, là đô thị loại đặc biệt; trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, có tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa rất mạnh. Hà Nội đang nỗ lực xây dựng để trở trở thành một trong những trung tâm kinh tế - giao dịch - du lịch và thương mại của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Khả năng tiêu thoát nước của sông Nhuệ có hạn do bị giới hạn bởi hai bờ sông Nhuệ và phụ thuộc vào mực nước sông Đáy tại Phủ Lý trong thời gian tiêu. Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Thủy lợi, khi xuất hiện trận mưa thiết kế tần suất 10 %, để đảm bảo mực nước thiết kế tiêu trên sông Nhuệ tại Hà Đông không quá +5,8 m và tại Phủ Lý không quá +4,8 m thì tổng lưu lượng tiêu vào sông Nhuệ không vượt quá 248 m3/s.

Kết quả nghiên cứu đặc điểm mưa trên lưu vực sông Nhuệ cho thấy mưa gây úng thường xuất hiện đồng thời trên diện rộng nên khi khu vực Hà Nội có yêu cầu tiêu nước thì hầu hết các khu vực khác trên hệ thống sông Nhuệ cũng có yêu cầu tiêu tương tự. Từ giữa những năm 1990 đến nay, hàng năm về mùa mưa khi các trạm bơm ở khu vực Hà Nội phải vận hành tiêu nước vào sông Nhuệ thì hầu hết các trạm bơm khác đã có nằm dọc hai bờ sông Nhuệđều đồng loạt vận hành tiêu nước. Do năng lực tiêu của các trạm bơm này lớn hơn khả năng chuyển nước của sông Nhuệ ra sông Đáy nên nước tiêu ra bị ứ lại trong sông không tiêu thoát kịp khiến mực nước sông Nhuệ dâng lên rất nhanh, nhiều lần vượt quá mức cho phép gây tràn bờ và đe dọa đến sự an toàn

của đê sông Nhuệ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho đê sông Nhuệ không bị vỡ, mặc dù trong đồng bị ngập úng nặng nhưng rất nhiều trạm bơm không được phép tiếp tục bơm tiêu ra sông Nhuệ.

Do vậy, vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu đề xuất giải pháp tiêu nước cho lưu vực nghiên cứu là tìm các vị trí thích hợp để xây dựng công trình tiêu trực tiếp ra sông Hồng, không tiếp tục tiêu vào sông Nhuệ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TIÊU THIẾT KẾ CHO KHU VỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI NẰM TRONG LƯU VỰC TỪ PHÍA ĐÔNG SÔNG NHUỆ VÀ PHÍA BẮC QUỐC LỘ 70A ĐẾN SÔNG HỒNG (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)