Các yếu tố gây biến đổi hệ số tiêu thiết kế và làm thay đổi biện pháp tiêu nướ c

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TIÊU THIẾT KẾ CHO KHU VỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI NẰM TRONG LƯU VỰC TỪ PHÍA ĐÔNG SÔNG NHUỆ VÀ PHÍA BẮC QUỐC LỘ 70A ĐẾN SÔNG HỒNG (Trang 35)

6. Địa điểm nghiên cứ u

2.1.2. Các yếu tố gây biến đổi hệ số tiêu thiết kế và làm thay đổi biện pháp tiêu nướ c

a. Quá trình đô th hóa và công nghiêp hóa nhanh chóng đã làm tăng nhanh yêu cu tiêu và tăng nhanh h s tiêu thiết kế

Từ nửa đầu những năm 1990 trở về trước, phần lớn diện tích khu vực nghiên cứu là đất nông nghiệp và đất ở nông thôn, còn đất đô thị chỉ tập trung ở 4 quận nội thành là Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình và quận Hai Bà Trưng. Cũng như nhiều khu vực khác của cả nước, diện tích đất trồng lúa, đất ao hồ trong khu vực nghiên cứu chiếm tỷ lệ lớn nên hệ số tiêu thấp.

Từ nửa cuối những năm 1990 trở lại đây nền kinh tế của cả nước nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng có sự chuyển dịch rất mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường, tỷ trọng kinh tế nông nghiệp trong cơ cấu GDP giảm dần, tỷ trọng của kinh tế công nghiệp, thương mai, dịch vụ và du lịch tăng lên nhanh chóng. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã làm thay đổi nhanh chóng bề mặt khu vực nghiên cứu, tỷ lệ diện tích đất ở đô thị và đất xây dựng khu công nghiệp ngày một tăng cao, tỷ lệ diện tích ao hồ và các khu đất thấp có thể trữ nước và điều tiết nước mưa trong khu vực nghiên cứu ngày một giảm dần. Do phần lớn bề mặt của các đô thị đều được bê tông hóa và kiên cố hóa, nên hệ số dòng chảy do mưa ở các khu vực này lớn hơn rất nhiều so với các đối tượng tiêu nước khác. Không những thế, trong những năm gần đây, dưới tác động của cơn lốc đô thị hóa, rất nhiều kênh mương hở trong khu vực nội thành Hà Nội đã được “cống hóa” để trở thành các trục tiêu ngầm. “Cống hóa” không chỉ thu hẹp diện tích mặt cắt ướt mà còn hạn chế khả năng tập trung nước mưa từ trên mặt đất xuống cống, thậm chí trong rất nhiều trường hợp nước mặt không thể chảy vào trong cống hoặc rất khó chảy vào do hệ thống các cửa thu gom nước mưa vào lòng cống bị rác rưởi làm tắc nghẽn, không thể tiêu thoát được, gây nên ngập úng cục bộ.

Dưới tác động của quá trình đô thị hóa cũng làm biến đổi nhanh chóng bộ mặt các khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội: hầu hết đường làng, ngõ xóm, sân v.v.. đều được bê tông hóa hoặc gạch hóa góp phần hạn chế khả năng ngấm xuống đất, làm tăng lượng dòng chảy mặt.

b. S biến đổi các yếu t khí hu theo chiu hướng bt li đã làm tăng cao h s tiêu thiết kế

Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Thủy lợi vềđặc điểm mưa trên hệ thống thủy lợi sông Nhuệ cho thấy lượng mưa lớn nhất các thời đoạn ngắn 1, 3, 5 ngày có xu hướng tăng nhưng lượng mưa tháng nhỏ nhất lại có xu hướng giảm dần. Mưa thường phân bố tương đối đồng đều trên toàn lưu vực cả về không gian, thời gian, cường độ và tổng lượng mưa. Ví dụ: lượng mưa trung bình một ngày max tại Liên Mạc đạt 122,3 mm thì tại Vân Đình đạt 154,5 mm, tại Lương Cổ đạt 149,1 mm. Độ chênh lệch về thời gian mưa tại các khu vực khác nhau trên hệ thống chỉ trong vòng 1 ngày. Như vậy, trong mùa mưa tất cả các tiểu vùng trong hệ thống sông Nhuệ đều có yêu cầu tiêu nước đồng thời. Chính đặc điểm này là một trong những nguyên nhân làm tăng yêu cầu tiêu nước và gây bất lợi cho các tiểu vùng tiêu nước trực tiếp vào sông Nhuệ.

c. Kh năng tiêu nước ra sông Nhu b hn chế làm thay đổi bin pháp tiêu nước

Theo Quyết định số 430/TTg ngày 07/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tiêu nước cho Thủđô Hà Nội, toàn bộ diện tích lưu vực phía tây sông Tô Lịch với 5.790 ha được tiêu tự chảy vào sông Nhuệ khi mực nước sông Nhuệ tại Thanh Liệt thấp hơn cao trình +3,5 m và ngược lại đều phải tiêu bằng các trạm bơm phân tán với hệ số tiêu 6,04 l/s/ha.

Nhưđã phân tích trong chương 1, khả năng chuyển nước cần tiêu từ sông Nhuệ ra sông Đáy thấp hơn nhiều so với năng lực tiêu của các trạm bơm đã được xây dựng dọc hai bờ sông Nhuệ. Vì vậy, khi có khi có yêu cầu tiêu nước thì các trạm bơm phụ trách lưu vực nghiên cứu nằm ở phía tây sông Tô Lịch cũng không thể vận hành tiêu nước bình thường do mực nước sông Nhuệ luôn ở mức cao, nhiều trường hợp vượt quá mực nước cho phép, nhiều đoạn đê bị tràn, nhiều đoạn có nguy cơ bị vỡ. Hệ quả của mâu thuẫn này là hàng loạt diện tích đất cần tiêu nằm dọc hai bờ sông Nhuệ trong đó có khu vực nghiên cứu bị ngập úng nghiêm trọng. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu tiêu nước rất cao của khu vực nghiên cứu thì cần phải thay đổi biện pháp tiêu nước. Đó là không thể tiếp tục duy trì hướng tiêu bằng động lực ra sông Nhuệ. Cần phải lựa chọn giải pháp tiêu nước trực tiếp ra sông ngoài.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TIÊU THIẾT KẾ CHO KHU VỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI NẰM TRONG LƯU VỰC TỪ PHÍA ĐÔNG SÔNG NHUỆ VÀ PHÍA BẮC QUỐC LỘ 70A ĐẾN SÔNG HỒNG (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)