0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Định hướng phát triển không gian của khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TIÊU THIẾT KẾ CHO KHU VỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI NẰM TRONG LƯU VỰC TỪ PHÍA ĐÔNG SÔNG NHUỆ VÀ PHÍA BẮC QUỐC LỘ 70A ĐẾN SÔNG HỒNG (Trang 25 -25 )

6. Địa điểm nghiên cứ u

1.3.2. Định hướng phát triển không gian của khu vực nghiên cứu

Theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, khu vực nghiên cứu được gọi là khu vực nội đô (được giới hạn từ khu vực hữu ngạn sông Hồng đến vành đai xanh sông Nhuệ) và được phân vùng kiểm soát thành 2 khu vực sau:

a. Khu vc ni đô lch s (t hu ngn sông Hng đến đường vành đai 2)

Cải tạo, xây dựng, tổ chức sắp xếp lại các chức năng sử dụng đất, để gìn giữ phát huy các giá trị đô thị lịch sử, phát triển, bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật:

Xây dựng hoàn chỉnh khu vực Ba Đình nơi đặt các trụ sở Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đảm bảo sự tập trung, xứng với tầm vóc Thủđô của đất nước trên 100 triệu dân giữa thế kỷ 21. Quy hoạch và xây dựng tập trung cơ quan hành chính thành phố Hà Nội nơi đặt trụ sở Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Mặt trận tổ quốc Thành phố tại khu vực xung quanh Hồ Hoàn Kiếm, gắn với các cơ quan sở ngành của Hà Nội. Kiểm soát dân số, giảm dân số từ 1,2 triệu dân hiện nay xuống còn 0,8 triệu dân vào năm 2030 và cải thiện hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Phân vùng để kiểm soát phát triển theo đặc trưng từng khu vực, tuyến phố, ô phố có lộ trình xây dựng cải tạo từng giai đoạn. Kiểm soát phát triển đối với các khu vực đặc thù như: phố cổ, Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, Thành Cổ v.v..;

Xác lập hệ thống mặt nước gắn với không gian công viên cây xanh, cảnh quan tự nhiên, kết hợp tiêu thoát nước cho nội đô. Ưu tiên khai thác quỹđất dọc sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, v.v.. và ven các hồ như: Hồ Tây, Trúc Bạch, Thành Công, Giảng Võ, Văn Chương v.v.. để hình thành hệ thống cây xanh mặt nước, công viên, vườn hoa và các không gian mở.

Bổ sung, cân đối lại các chức năng đô thị nằm trong khu vực nội đô trên cơ sở di chuyển, chuyển đổi chức năng các khu vực hiện đang là công nghiệp kho tàng, công sở bộ ngành, y tế tuyến trên, trường đại học trong nội thành. Các quỹ đất trên sau khi di dời sẽưu tiên xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, công trình công cộng, văn hóa (cây xanh, vườn hoa v.v..) đang thiếu và mất cân đối, hạ tầng kỹ thuật (bãi đỗ xe) cho nội đô. Phát triển các chức năng: viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo chất lượng cao chuyên sâu theo hướng là trung tâm dịch vụ, điều hành. Phần còn lại, tùy từng khu vực, vị trí là điểm nhấn sẽ được nghiên cứu phát triển theo hướng tạo nên hình ảnh đô thị mới, hiện đại cho nội đô nhằm phát triển du lịch, dịch vụ chất lượng cao phù hợp với thiết kếđô thị.

Kiểm soát khu vực dọc sông Hồng, các vùng có cảnh quan đặc biệt (xung quanh Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm). Cải tạo các khu tập thể cũ theo hướng không tăng dân số, giãn dân, kết hợp kiểm soát tầng cao hợp lý, tăng điều kiện sống, giảm mật độ xây

dựng, tạo không gian xanh và môi trường sống tốt v.v.., tùy từng khu vực hình thành các chung cư mới, tạo hình ảnh đô thị hiện đại.

Cải tạo chỉnh trang nâng cao chất lượng sống trong các khu dân cư hiện hữu

(nhà ở tự phát, nhà ở làng xóm đô thị hóa, nhà ở dân tự xây, nhà ở chung cư cũ v.v..), tăng cường các trung tâm công cộng mới, kiểm soát bảo tồn di sản gắn với bảo tồn cảnh quan tự nhiên. Xây dựng các công trình tạo hình ảnh Thủđô như nhà hát Thăng Long - tổ hợp văn hóa Thăng long; tổ hợp tài chính ngân hàng, khu tây Hồ Tây; các trung tâm thương mại hiện đại kết hợp các quảng trường cửa ngõ đô thị, quảng trường trung tâm, các không gian giao lưu cộng đồng v.v.. Xác lập các không gian đặc trưng về kiến trúc, cảnh quan, lễ hội văn hóa, lịch sử, dịch vụ, thương mại du lịch v.v.. Hình thành các công trình biểu tượng, điểm nhấn không gian kiến trúc đô thị của Thủ đô gắn với các không gian sinh hoạt cộng đồng. (Các giải pháp này sẽ được cụ thể hóa trong quy định quản lý hoặc trong các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết tiếp theo).

Xây dựng hoàn chỉnh các tuyến vành đai, một số tuyến đường trên cao và nút giao thông giảm ách tắc nội thành đồng thời với chỉnh trang các tuyến phố chính. Xây dựng các không gian đường phố (tập trung chủ yếu vào các tuyến đường hướng tâm, vành đai và các đường lõi (đường 2,5; 3,5…)).

b. Khu vc ni đô m rng (tđường vành đai 2 đến vành đai xanh sông Nhu)

Là khu vực xây dựng hiện hữu và phát triển mới chủ yếu “giảm áp lực” quá tải của đô thị nội đô lịch sử; xây dựng phát triển mới các trung tâm đô thị và các khu đô thị.

Khu vực hành chính tập trung phải đảm bảo gắn kết với trung tâm chính trị hành chính Ba Đình, dự kiến tại khu vực tây Hồ Tây và khu vực kề cận Trung tâm hội nghị Quốc gia tại khu vực Mễ Trì - MỹĐình. Khu vực này được phát triển với mật độ cao tiết kiệm đất, có không gian cao tầng tạo hình ảnh đô thị hiện đại cho khu vực nội đô dọc theo tuyến đường vành đai 3 và các trục hướng tâm. Khuyến khích điều chỉnh các khu đô thịđang và sẽ xây dựng theo hướng đô thị mới tập trung, hiện đại, cao tầng với các dịch vụđô thị hoàn chỉnh, đồng bộ.

Hình thành trung tâm tây Hồ Tây mang tầm cỡ quốc tế và khu vực với chức năng chủ đạo là văn hóa, thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng du lịch, giải trí, công viên v.v... với quy mô lớn, có kiến trúc đặc trưng gắn với không gian tự nhiên và không gian văn hóa truyền thống.

Xây dựng các trung tâm công cộng đô thị, khu đô thị mới theo các tuyến đường chính và đường hướng tâm. Hoàn thiện trung tâm thể thao tại MỹĐình - Mễ Trì.

- Hình thành hệ thống các trung tâm dịch vụ chất lượng cao và tăng cường không gian mở, cây xanh và mặt nước.

- Hình thành các khu nhà ở với nhiều loại hình: cao cấp, trung cấp, nhà ở cho người thu nhập thấp nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu nhà ở của dân.

- Khai thác quỹ đất dọc sông Nhuệ, sông Tô Lịch để hình thành hệ thống công viên cây xanh mặt nước liên tục gắn với hệ thống hồ điều hòa hai bên sông (hồ Linh Đàm, hồ Yên Sở, hồ Định Công) kết hợp hệ sinh thái, cây xanh, thảm thực vật, hệ thống thoát nước và tạo thành chuỗi các công viên cây xanh hoàn chỉnh kết nối với hệ thống cây xanh sinh thái sông Hồng. Tạo lập không gian xanh gắn với hệ thống mương thoát nước kết nối sông Nhuệ - Hồ Tây; sông Nhuệ - sông Tô Lịch.

- Từng bước di chuyển các cơ sở công nghiệp ra ngoài, quỹđất này ưu tiên phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ người dân trong khu vực, phần còn lại phát triển thương mại, dịch vụ, văn phòng cao cấp hoặc các cơ sở sản xuất công nghệ cao (không ô nhiễm môi trường).

Nâng cấp hệ thống giao thông, cải thiện điều kiện giao thông bằng các giải pháp: xây dựng hệ thống đường tầng ở một sốđoạn trên tuyến vành đai 2, vành đai 3, tuyến quốc lộ 6 và quốc lộ 1 đoạn từ vành đai 2 đến vành đai 4. Xây dựng hệ thống Metro đi ngầm từ đường vành đai 2 trở vào. Xây dựng bổ sung hệ thống bãi đỗ xe ngầm ở các vườn hoa và dưới công trình cao tầng. Hình thành các trục không gian đi bộ kết nối các khu trung tâm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TIÊU THIẾT KẾ CHO KHU VỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI NẰM TRONG LƯU VỰC TỪ PHÍA ĐÔNG SÔNG NHUỆ VÀ PHÍA BẮC QUỐC LỘ 70A ĐẾN SÔNG HỒNG (Trang 25 -25 )

×