Sau khi xác định được bộ thông số của lưu vực tương tự An Chỉ, tác giả tiến hành hiệu chỉnh các thông số nhạy nhất để tìm ra được bộ thông số hợp lý cho lưu vực Trà Bồng. Thông số nhạy trong mô hình thủy văn gồm CQOF : hệ số dòng chảy mặt quy định sự phân phối của mưa hiệu quả; CK1,2 :hằng số thời gian cho diễn toán dòng chảy mặt và sát mặt, dòng chảy mặt và sát mặt được diễn toán theo các bể chứa tuyến tính theo chuỗi thời gian với cùng một hằng số thời gian.
Cuối cùng, mô hình MIKE NAM sẽđược áp dụng để tính cho hai trận lũ lớn nhất trong năm 2003 và 2009 xảy ra trên lưu vực sông Trà Bồng. Diện tích khống chếđến tính đến vị trí đầu tiên có đo đạc mặt cắt khoảng 498 km2 như hình vẽ dưới đây:
Hình 3.4 : Sơđồ phân chia các lưu vực bộ phận sông Trà Bồng
Trận lũ năm 2003 : xảy ra từ ngày 16/10/2003 đến ngày 22/10/2003 , có lưu lượng đỉnh khoảng hơn 2150 (m3/s), thời gian xuất hiện đỉnh vào lúc 20:00 h ngày 17/10/2003.
Hình 3.5: Quá trình trận lũ năm 2003 lưu vực Trà Bồng
Trận lũ năm 2009 : xảy ra từ ngày 28/9/2009 đến ngày 1/10/2009 , có lưu lượng đỉnh khoảng 5000 (m3/s), thời gian xuất hiện đỉnh vào lúc 15:00 h ngày 29/9/2003.
Hình 3.6: Quá trình trận lũ năm 2009 lưu vực Trà Bồng
Trận lũ tần suất 4%: theo 22TCN 220 – 95 của Bộ giao thông Vận tải về tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ, kế thừa từ dự án nâng cấp QL1A của công ty TEDI. Từ số liệu đo mưa của trạm Trà Bồng và trạm Quảng Ngãi trong nhiều năm, tiến hành xác định lượng mưa ứng với tần suất 4% sinh ra trên lưu vực, mô hình phân phối mưa được chọn theo trận mưa điển hình tại trạm Quảng Ngãi, kết hợp với mô hình thủy văn đã xây dựng xác định được quá trình lũ thiết kế tần suất 4% có
lưu lượng đỉnh hơn 5800 m3/s với thời gian xuất hiện đỉnh vào lúc 23h00, kết quả như hình vẽ sau.
Hình 3.7: Quá trình trận lũ tần suất 4% lưu vực sông Trà Bồng