Mô hình thuỷ văn MIKE NAM mô phỏng quá trình lượng mưa – dòng chảy mặt xảy ra tại phạm vi lưu vực sông. Mô hình MIKE NAM hình thành nên một phần của mô đun lượng mưa – dòng chảy mặt (RR) của hệ thống lập mô hình sông MIKE11. Mô đun lượng mưa – dòng chảy mặt có thểđược áp dụng độc lập hoặc sử dụng để trình bày một hoặc nhiều lưu vực tham gia mà tạo ra dòng chảy kế bên vào một mạng sông. Theo cách này thì việc thực hiện xử lý một lưu vực sông nhỏ riêng lẻ hoặc xử lý một lưu vực sông lớn có chứa nhiều lưu vực sông nhỏ và một mạng sông ngòi phức tạp trong một khung công việc lập mô hình đều có thể thực hiện [1]. Một mô hình khái niệm giống như NAM được dựa trên phương trình và cấu trúc vật lý được sử dụng cùng với cấu trúc bán kinh nghiệm. Là một mô hình trọn gói, NAM xử lý mỗi một lưu vực như là một đơn vị riêng lẻ. Do đó, tham số và biến số trình bày giá trị trung bình cho toàn bộ lưu vực. Như là kết quả, một vài tham số mô hình có thể được đánh giá từ dữ liệu lưu vực vật lý nhưng ước tính tham số cuối cùng phải được tiến hành bằng cách thẩm định với chuỗi thời gian của quan sát thuỷ văn.
Hình 2.1 :Cấu trúc mô hình MIKE NAM
Cấu trúc mô hình NAM được trình bày trong Hình 2.1. Nó là một sự mô phỏng của giai đoạn đất trong chu kỳ thủy văn. NAM mô phỏng quá trình lượng mưa – dòng chảy mặt bằng việc giải thích liên tục cho các thành phần trong nước trong bốn lưu trữ tương tác lẫn nhau và khác nhau mà trình bày thành tố vật lý của lưu vực( Quang, 2006). Những lưu trữ như sau:
• Lưu trữ tuyết • Lưu trữ bề mặt
• Lưu trữ nước ngầm
Ngoài ra mô hình MIKE NAM cho phép xử lý các can thiệp của con người trong chu kỳ thủy văn như tưới và bơm nước ngầm. Dựa trên dữ liệu thuỷ văn MIKE NAM sản xuất dòng chảy của lưu vực cũng như thông tin về các thành tố khác của giai đoạn đất trong chu kỳ thuỷ văn chẳng hạn như biến đổi thời gian của sự bốc hơi, thành phần độẩm của đất, lượng ngấm nước bề mặt và mức nước ngầm. Dòng chảy lưu vực kết quảđược chia theo từng dòng chảy trên mặt đất, chảy vào và các dòng chảy phía dưới.