Trong quá trình kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thường tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán, đó là các khoản phải thu, ví dụ như công ty cung cấp tín dụng cho khách hàng, hoặc là ứng tiền trả trước cho nhà cung cấp...nên quản lý các khoản phải thu là công tác khá phức tạp trong quản lý và sử dụng VLĐ. Việc quản lý nợ phải thu không chỉ tác động đến hiệu suất sử dụng VLĐ và cơ cấu VLĐ mà còn tác động đến doanh thu
sách của Công ty ở từng thời kỳ ,trình độ, khả năng quản lý mà đánh giá tình hình các khoản phải thu của Công ty.
Chỉ tiêu
31/12/2009 31/12/2008 Chênh lệch
Số tiền Tỷ
trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ
Các khoản phải thu 1006950964 100% 420862617 100% 586088347 139,26% Phải thu của khách hàng 588275000 58,42% 309011817 73,42% 279263183 90,37% Trả trước cho người bán 185170000 18,39% 100300000 23,83% 84870000 84,62% Các khoản phải thu khác 233505954 23,19% 11550800 2,74% 221955154 1921,56%
( đơn vị : đồng) (Bảng 6)
Việc tăng các khoản phải thu do các nguyên nhân sau:
- Khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các khoản phải thu. Cụ thể năm 2008 là 73,42%, năm 2009 là 58,42%. Số liệu tính toán cho thấy được công ty bị chiếm dụng một khoản vốn lớn, năm 2008 là 309.011.817 đồng, năm 2009 tăng lên đến 588.275.000 đồng( tăng 279 263 183 đồng ứng với tỷ lệ tăng 90,37%). Trong năm doanh thu tăng 1.582.126.700 đồng với tỷ lệ tăng 12,85% nên các phải thu của khách hàng tăng cũng là điều dễ hiểu. Các khoản phải thu của khách hàng lớn là do chính sách tín dụng của công ty: cho khách hàng thanh toán chậm, bán chịu nhằm thu hút thêm nhiều đơn đặt hàng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận; do đặc thù hàng hoá của công ty là các viên gạch xây dựng nên khách hàng không thể thanh toán ngay; ngoài ra còn do có sự ưu đãi trong thanh toán cho một số khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước. Việc bán chịu có thể đem lại hiệu quả do tăng được doanh thu nhưng đem lại rủi ro cao do việc khách hàng trả chậm nợ, dây dưa chiếm dụng vốn có thể trở thành nợ khó đòi, không đòi được dẫn đến tổn thất về vốn. Mặc dù trong năm qua không có khoản nợ phải thu quá hạn hay khó đòi nhưng Công ty vẫn nên xem xét các phương án đòi nợ để tránh tình trạng nợ phải thu quá hạn thanh toán tăng cũng như các khoản nợ
phải thu khó đòi tăng trong các năm tiếp theo.
- Trả trước cho người bán: Đầu năm trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng 23,83% trong tổng số các khoản phải thu của công ty với 100,3triệu đồng, đến cuối năm tăng lên 84,87 triệu đồng chiếm 18,39% trong tổng khoản phải thu. Nguyên nhân là do trong năm Công ty cổ phần VLXD và xây lắp Hưng Yên đặt cọc trước một khoản tiền cho các nhà cung cấp một khoản tiền để đảm bảo nguồn hàng cung ứng kịp thời cho quá trình sản xuất tránh tình trạng thiếu vật tư, ngừng trệ sản xuất và cũng là để hạn chế sự biến động giá cả trên thị trường.
- Các khoản phải thu khác vào cuối năm 2009 tăng mạnh. Đầu năm khoản phải thu này là 11.550.800 đồng chiếm tỷ trọng 2, 74% nhưng đến thoài điểm cuối năm thì tăng lên đến 233.505.954 đồng ( chiếm tỷ trọng 23,19%) với tốc độ tăng vọt so với đầu năm là 1921,56% là do Công ty cho vay tiền vốn và cho mượn vật tư có tính chất tạm thời vẫn chưa thu hồi, khoản phải bồi thường do làm mất tiền....
Chính sự tăng giảm đó đã làm cho các khoản phải thu thay đổi. Cụ thể là các khoản phải thu tăng từ 420.862.617 đồng lên 1.006.950.964 đồng, tức là tăng lên 586088347 đồng so với đầu năm với tỷ lệ tăng là 139,26%.
Việc phát sinh các khoản phải thu làm tăng chi phí của công ty, cụ thể là làm tăng chi phí quản lý và thu hồi nợ khiến cho công ty gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để xem xét cụ thể hơn tình hình các khoản phải thu ta tiến hành phân tích công tác thu hồi nợ của Công ty qua bảng 7
( đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
Doanh thu bán hàng và cc dv 12314272673 13896399673 1582127000
Khoản phải thu bình quân 365935468.5 713906790.5 347971322 Vòng quay các khoản phải thu 33.65 vòng 19.47 vòng -14.19 vòng
Kì thu tiền bình quân 11 ngày 19 ngày 8 ngày
( Bảng 7)
Vòng quay các khoản phải thu phụ thuộc vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và các khoản phải thu bình quân. Trong hai năm 2008 và 2009 cả 2 chỉ tiêu này đều tăng lên nhưng tốc độ tăng bình quân các khoản phải thu nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ làm cho vòng quay các khoản phải thu giảm xuống và kỳ thu tiền bình quân tăng lên.
Từ bảng 7 ta thấy vòng quay các khoản phải thu năm 2009 là 19,47 vòng, con số này phản ánh công ty có 19,47 lần thu hồi nợ thương mại trong kỳ nhưng giảm đi 14,19 vòng so với năm 2008. Qua bảng trên ta thấy công tác thu hồi nợ của khách hàng năm 2009 không tốt bằng năm 2008 vì các khoản phải thu tăng lên, tốc độ luân chuyển khoản phải thu giảm xuống so với năm 2008, Công ty bị chiếm dụng một khoản vốn tương đối lớn nhưng công tác thu hồi nợ của công ty trong 2 năm nhìn chung là khá nhanh điều đó chứng tỏ công ty quản lý các khoản phải thu tương đối chặt chẽ và hợp lý.
Kỳ thu tiền trung bình năm 2009 là 19 ngày tức là khoảng gần 3 tuần công ty mới thu hồi được các khoản phải thu, trong khi khoản phải thu năm 2009 lại tăng so với năm 2008 điều đó thể hiện một số hạn chế của công ty trong công tác thu hồi nợ mặc dù công ty đã có công tác thu hồi nợ khá tốt.
Để đánh giá chi tiết hơn về tình hình công nợ của công ty cần đi sâu xem xét và so sánh các khoản phải thu và các khoản phải trả. Ở đây ta chỉ so sánh các khoản phải thu với các khoản phải trả mang tính chất chu kỳ, đó là những khoản không phải trả lãi nhằm đảm bảo tính sát thực về tình hình công
nợ của công ty.
Dựa vào bảng 4 và bảng 6 ta thấy tại thời điểm đầu năm và cuối năm số vốn công ty chiếm dụng luôn nhiều hơn số vốn công ty bị chiếm dụng. Số vốn chiếm dụng được tính đến thời điểm cuối năm 2009 là 2.362.119.161 đồng. Đây là một ưu điểm trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng VL Đ nhưng cũng khiến cho công ty gặp rủi ro trong thanh toán, nguồn vốn đi chiếm dụng sẽ làm tăng hệ số nợ của công ty, giảm an toàn về mặt tài chính. Do đó, công ty cần chú ý hơn trong việc sử dụng nguồn vốn chiếm dụng được và công tác thanh toán các khoản nợ phải trả.
2.2.3.4.3.Tình hình quản lý vốn về hàng tồn kho:
Hàng tồn kho của công ty chủ yêu bao gồm nguyên liệu vật liêu, công cụ dụng cụ, chí phí sản xuất dở dang và thành phẩm hoàn thành trong kho.
Cụ thể việc quản lý hàng tồn kho như sau:
Qua bảng 8 ta thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động. Tại thời điểm cuối năm 2009 là 2.100.706.938 đồng giảm đi so với thời điểm cuối năm 2008 là 768.300.526 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 26,78%. Vốn về hàng tồn kho giảm chủ yếu là do vốn về thành phẩm giảm xuống vào cuối năm. Để hiểu rõ hơn về sự biến động này ta đi tìm hiểu cụ thể từng chỉ tiêu:
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ
Nguyên liêu vật liêu 1726 723 405 82% 1678 761 857 58,51% 47 961 548 2,86% Công cụ dụng cụ 1 260 000 0,06% 3 192 742 0.12% -1 932 742 -60,54% CPSX dở dang 221 214 060 10,53% 148 680 000 5,18% 72 534 060 48,79% Thành phẩm 151 500 473 7,21% 1038 372 865 36,19% -886 872 392 -85,41% Hàng tồn kho 2100 706 938 100% 2869 007 464 100% -768 300 526 -26,78% ( Bảng 8- tình hình quản lý hàng tồn kho)
- Nguyên liệu vật liệu: Đầu năm số lượng nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng 58,51% nhưng đến cuối năm tỷ trọng này tăng lên 82% trong tổng hàng tồn kho. Mặt khác nguyên vật liệu tồn kho cuối năm tăng lên 47.961.548 đồng tại thời điểm cuối năm ứng với tỷ lệ tăng là 2,86%. Nguyên nhân tăng như vậy là do công ty đã dự đoán được nguyên vật liệu sẽ tăng như đất nguyên liệu, than,...và công ty dự trữ như vậy để tránh tình trạng thiếu hụt vật tư trong quá trình sản xuất. Khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng thì việc dự trữ lượng nguyên vật liệu tồn kho như vậy sẽ làm giảm chi phí đầu vào của công ty, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên nó sẽ làm cho công ty thiếu linh hoạt trong việc sử dụng vốn của mình nếu bị ứa đọng ở khâu dự trữ sản xuất.
- Công cụ dụng cụ tồn kho chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng hàng kho, giảm 1.932.742 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng 60,54%, điều này góp phần làm cho vốn về hàng tồn kho giảm xuống một khoản tương ứng. Công cụ dụng cụ của công ty chủ yếu là các thiết bị văn phòng, quần áo lao động...và các dụng cụ khác. Nguyên nhân là do trong năm 2008 công ty mở rộng sản xuất nên đã mua về nhập kho một số loại thiết bị văn phòng và công cụ dụng cụ khác. Sang năm 2009 các loại thiết bị đó vẫn được tiếp tục đem ra và sử dụng nên công ty không có sự mua sắm thêm.
- Chí phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng 5,18% vào đầu năm( 148.680.000 đồng) đến cuối năm tỷ trọng này đã tăng lên 10,53%( 221.214.060 đồng). Tính đến thời điểm cuối năm chí phí SXKD dở dang tăng 72.534.060 đồng với tỷ lệ tăng 48,79%. Chí phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty chủ yếu là bán thánh phẩm, sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất như gạch đang ở giai đoạn phơi hoặc đang ở giai đoạn nung đốt,...Điều này thể hiện trong năm 2009 công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn năm 2008. Những bán thành phẩm được tiếp tục đưa vào sản xuất và tạo ra thành phẩm. Đến cuối năm 2009 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng nhưng số lượng tăng không nhiều nhưng công ty vẫn phải xem xét lại số lượng bán thành phẩm và thành phẩm dở dang của công ty để tránh tình
trạng ứa đọng vốn ở khâu này.
- Thành phẩm tồn kho: Đầu năm thành phẩm tồn kho là 1038.372.865 đồng chiếm tỷ trọng 36,19%, đến cuối năm là 151.500.473 đồng chiếm tỷ trọng 7,21% trong tổng hàng tồn kho giảm 886.872.392 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 85,41%. Điều này chứng tỏ mặc dù năm 2009 sản lượng đạt cao hơn năm 2008 nhưng số lượng thành phẩm ở trong kho ít hơn là do sản phẩm của công ty tiêu thụ nhanh hơn giúp cho công ty giảm được những khoản chi phí cần thiết như chi phí lưu kho, chi phí bảo quản,.... Khách hàng của công ty chủ yếu là các đơn vị xây dựng, các khách hàng xây nhà cửa… nên nhu cầu về gạch – sản phẩm của công ty nhiều. Vì vậy Công ty nên xem xét lượng dữ trữ ở khâu này tránh tình trạng thiếu hụt khi có đơn đặt hàng có nhu cầu cao về sản phẩm. Công ty nên chủ động hơn kế hoạch dữ trữ trong khâu lưu thông trong năm.
Để có được những đánh giá chính xác hơn về hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty ta đi phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho qua bảng 9.
Chỉ tiêu năm 2009 Năm 2008 Chênh lệch
Giá vốn hàng bán 11 001 176 870 8 567 690 572 2 433 486 298 Số hàng tồn kho bình quân 2 484 857 201 1 860 865 718 623 991 483 Số vòng quay hàng tồn kho 4 vòng 5 vòng - 1 vòng Kỳ luân chuyển hàng tồn kho 81.31ngày 78.19 ngày 3.12 ngày
Qua bảng 9 ta thấy giá vốn hàng bán năm 2009 là 11.001.176.870 đồng tăng lên 2.433.486.298 đồng so với năm 2008 ( 8.567.690.572 đồng) làm cho vòng quay hàng tồn kho tăng lên với một tỷ lệ tương ứng.Mặt khác, số hàng tồn kho bình quân của công ty cũng tăng lên 623.991.483 đồng( năm 2008 là 1.860.865.718 đồng và năm 2009 là 2.484.867.201 đồng).Cả hai chỉ tiêu giá vốn hàng bán và số hàng tồn kho bình quân đều tăng lên nhưng tốc độ tăng của số hàng tồn kho bình quân nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán
hàng tồn kho tăng lên. Năm 2009 hàng tồn kho quay được 4 vòng trong một năm trong khi đó năm 2008 hàng tồn kho quay được 5 vòng, tức là vòng quay hàng tồn kho giảm xuống 1 vòng tương ứng với kỳ luân chuyển tăng lên 3,12 ngày cho thấy hiệu quả sử dụng vốn tồn kho của công ty năm 2008 tốt hơn năm 2009 khiến cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm xuống. Tuy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm không đáng kể nhưng công ty cũng nên chú ý hơn đến công tác quản lý và sử dụng hàng tồn kho sao cho hợp lý hơn.
Nhìn chung cơ cấu vồn về hàng tồn kho tương đối hợp lý với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Với số lượng như vậy có thể đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục tuy nhiên công tác quản lý hàng tồn kho vẫn còn một số hạn chế như thành phẩm ở trong kho còn khá thấp.
2.2.3.4.4.Tình hình quản lý vốn bằng tiền:
Ta đã biết vốn tiền mặt hết sức quan trọng và cần thiết, nó đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu hàng ngày của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn để dự phòng, ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường không dự đoán trước được. Việc duy trì một mức dự trữ vốn bằng tiền đủ lớn giúp cho Công ty tăng khả năng thanh toán. Song việc dự trữ tiền mặt luôn luôn phải chủ động và linh hoạt.
Từ bảng 5 vốn bằng tiền năm 2008 là 191.212.260 đồng chiếm tỷ trọng 5,39% VLĐ, năm 2009 là 370.872.908 đồng chiếm tỷ trọng 10,47%. Nhu vậy vốn bằng tiền tăng 179.660.648 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 93,96%.
Chỉ tiêu
31/12/2009 31/12/2008 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ
Tiền mặt 14372118 3.88% 6473372 3,39% 7898746 122,1% Tiền gửi ngân hàng 356500790 96,12% 184738888 96,61% 171761902 92,98% Vốn bằng tiền 370872908 100% 191212260 100% 179660648 93,96% ( Bảng 10)
Vốn bằng tiền tăng do:
- Tiền mặt tại quỹ năm 2009 tăng so với năm 2008 là 7.898.746 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 122,1%. Song tiền mặt tại quỹ chỉ chiếm một phần
nhỏ trong tổng vốn bằng tiền nhưng nó vẫn góp một phần vào việc tăng vốn bằng tiền của Công ty. Việc dự trữ lượng tiền mặt tại quỹ cao hơn sẽ giúp công ty chủ động hơn trong thanh toán, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu, nhưng có thể làm tăng chi phí sử dụng VLĐ do bị chịu chi phí cơ hội của việc giữ tiền thay bằng đầu tư vào các hoạt động sinh lời khác.
- Tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn tiền mặt. Cụ thể năm 2008 là 184.738.888 đồng chiếm tỷ trọng 96,61% trong tổng vốn bằng tiền, năm 2009 là 356.500.790 đồng chiếm tỷ trọng 96,12%. TGNH năm 2009 tăng 171.761.902 đồng với tỷ lệ tăng là 92,98% đây là phương thức sử dụng vốn phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm thanh toán của công ty chủ yếu là qua các ngân hàng thương mại. TGNH tăng là do tính đến thời điểm cuối năm khách hàng mua chịu đã thanh toán với Công ty bằng tiền chuyển khoản.
Để đánh giá sự phù hợp giữa dự trữ vốn bằng tiền với nhu cầu chi tiêu bằng tiền của Công ty, ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh