III. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC, MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ KOTOBUK
3. Những nguyên nhân
3.1. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan thứ 1 cần kể đến là các yếu tố thuộc về môi trường kinh kinh doanh. Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng khá cao và đều đặn. Điều này đã nâng cao mức sống của dân cư nên nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo tăng cao. Đây là yếu tố tích cực giúp công ty đẩy mạnh sản xuất, tăng khối lượng tiêu thụ. Sự ổn định về chính trị cùng với việc ban hành các quy định pháp luật thông thoáng hơn, đã tạo điều kiện tốt cho công ty có mối quan hệ nhập khẩu các nguyên vật liệu từ nước ngoài. Bánh được sự ép giá đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Nguyên nhân thứ hai là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bánh kẹo. Ngoài các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp liên doanh công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, còn có các cơ sở sản xuất bánh kẹo; không những công ty phải cạnh tranh với sản phẩm trong nước mà còn phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập, lậu, chốn thuế. Nạn hàng giả, hàng nhái mẫu mã, sản phẩm cũng có ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin khách hàng về sản phẩm của công ty.
Khi doanh nghiệp muốn phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm nhiều hơn đến yếu tố tâm lý, sở thích, thói quen tiêu dùng của người dân tại mỗi khu vực thị trường khác nhau.
Ngoài các yếu tố trên, một nguyên nhân khác là điều kiện cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, giao thông vận tải cũng đã làm ảnh hưởng đến tốc độ giao hàng cho các thị trường ở xa Hà Nội.
Trên đây là một số nguyên nhân khách quan chủ yếu ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng đến công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
Trong những năm gần đây với sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của công ty trong việc thực hiện chế độ, chính sách cho nên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Song bên cạnh đó vẫn bộc lộ sự yếu kém nhất là trong công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm như ta đã đề cấp ở trên. Vậy nguyên nhân của sự việc đó là gì?
Những vấn đề sâu xa dẫn đến những tồn tại này chủ yếu vẫn là sự chưa thống nhất quan điểm giữa cách quản trị.
Do tổng giám đốc của Hải Hà - KOTOBUKI là người Nhật và phó giám đốc là người Việt Nam nên đôi khi có thể do chưa hiểu biết hết được ý của nhau vì thế dẫn đến những vấn đề do bất đồng quan điểm. Bên cạnh đó tổng giám đốc là người nước ngoài nên chưa biết hết được phong tục tập quán của người Việt Nam. Vì vậy nên trong công tác quản trị có những quyết định chưa tối ưu.
Nguyên nhân thứ 2 có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của công tác nghiên cứu thị trường. Đó là do khối lượng các tỉnh quá lớn mà nhân lực của phòng kinh doanh quá mỏng chí có 21 người. Vì thế một nhân viên trong phòng phải đảm nhiệm gần mười tỉnh. Do khối lượng công việc quá lớn một mình phải đảm nhiệm rất nhiều khu vực nên đôi khi công tác nghiên cứu thị trường không đảm bảo cũng là điều không thể không có. Do mục tiêu là hạn chế tối đa chi phí quản lý nên trong cơ cấu tổ chức của công ty mỗi bộ phận đều đảm nhiệm rất nhiều công việc. Một nhân viên phòng kinh doanh phải đảm nhiệm rất nhiều công việc như vừa chịu trách nhiệm quản lý các đại lý vừa làm công tác tiếp thị quảng cáo, vừa chịu trách
nhiệm nghiên cứu thị trường, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ bán, thưởng... làm cho các nhân viên trong phòng không có sự chuyên môn hoá.
Một vấn đề tồn tại là công ty chưa có bộ phận chuyên trách về marketing cho nên công tác khuếch trương của công ty chưa có chiều sâu và chưa gây được sự chú ý đến người tiêu dùng và vẫn chưa giành được sự chú ý đến người tiêu dùng và vẫn chưa làm logo của công ty trở nên quen thuộc trên thị trường. Hiện nay rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa Hải Hà - KOTOBUKI và Hải Hà ở miền Bắc hoặc nhầm giữa Hải Hà - KOTOBUKI và Vinabico-Kotobuki trong miền Nam.
Bên cạnh những khó khăn và một nhân lực và điều kiện kỹ thuật như vậy thì công ty còn vướng mắc do nguồn vốn của công ty co hẹp. Do thiếu vốn nên việc đầu tư cho công tác hỗ trợ bán hàng hay xúc tiến bán hàng thông qua các đợt quảng cáo khuyến mại, tham dự hội chợ rất hạn chế. Do vậy nên nhiều sản phẩm của công ty có nhiều khách hàng được coi là khách hàng mục tiêu vẫn chưa biết đến.
Chất lượng sản phẩm và bao bì mẫu mã. Mặc dù công ty rất coi trọng công tác nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng một số sản phẩm không phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Bao bì mẫu mã thường xuyên được thay đổi cho phù hợp với nhu cầu nhưng một số sản phẩm kẹo vẫn chậm thay đổi và một số sản phẩm thay đổi không được khách hàng chấp nhận.
Trên đây là một số vướng mắc mà công ty đang gặp phải trong quá trình phát triển thị trường của mình. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải tìm ra các giải pháp có tính khả thi cao để khắc phục tình trạng ngày một mất dần thị trường của một số sản phẩm, đồng thời tìm cách thúc đẩy mở thêm những vùng thị trường mới trong tương lai.