Đảm bảo tính cụ thể, truyền cảm.

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn). (Trang 33)

V. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghia lịch sử và

3.1.4. Đảm bảo tính cụ thể, truyền cảm.

Tính cụ thể và truyền cảm của tài liệu văn học được quy định bởi hai yếu tố chủ yếu: giá trị văn học của tài liệu và phương pháp sử dụng của giáo viên. Tính truyền cảm vốn là đặc trưng, là ưu thế của tài liệu văn học. Cũng là sự kiên ngày 2-9-1945, tài liệu lịch sử chi biết “Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình trước cuộc mít tinh lớn của hàng vạn nhân dân thủ đô và lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập”. Trong khi đó tài liệu văn học lại thể hiện một cách truyền cảm hơn nhưng vẫn đảm bảo tính cụ thể: Mồng hai tháng chín năm 1945. Hà nội tưng bừng màu đỏ. Một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Cờ bay đỏ nhũng mái nhà, đỏ những rạng cây, đỏ những mặt hồ. Biểu ngữ bằng các thứ tiếng Việt, Pháp, Anh, Hoa , Nga chăng khắp đường phố: “Nước Việt Nam của người Việt Nam”, “Đã đảo chủ nghĩa thực dân Pháp”, “Độc lập hay là chết”, “Ủng hộ chính phủ lâm thời”, “Ủng hộ chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Như vậy, trong khi sử dụng GV phải nắm được ưu thế này của tài liệu văn học để bổ khuyết cho tài liệu lịch sử, do cơ chế sư phạm, do đặc trưng của SGK, được thể hiện bằng những câu rất ngắn gọn đến khô khan. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào người sử dụng tài liệu văn học. Không phải GV nào khi sử dụng tài liệu văn học cũng quán triệt được nguyên tắc này vì nó liên quan đến kinh nghiệm và năng lực của người giáo viên.

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn). (Trang 33)

w