Tình hình nghiên cứu, chế tạo vật liệu polyme nanocompozit trên

Một phần của tài liệu Nâng cao tính năng cơ lý cho vật liệu cao su blend trên cơ sở cao su nitril butadien và polyvinylclorua bằng nanosilica (Trang 34)

Với tiềm năng to lớn của công nghệ nano, các quốc gia trên thế giới không ngừng đƣa ra các chiến lƣợc nhằm chú trọng đầu tƣ vào nghiên cứu và phát triển công nghệ nano. Về mặt chiến lƣợc, kể từ năm 1990 công nghệ nano đã trở thành nhiệm vụ quốc gia ở các nƣớc nhƣ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu. Về mặt đầu tƣ, theo tờ Lux Reaserch (2004) một báo cáo đƣợc công bố của Mỹ, cho biết trong năm 2004 chính phủ của các nƣớc trên toàn thế giới đã chi cho công nghệ nano 4,6 tỷ USD.

Chính vì vậy, trong những năm gần đây, khi công nghệ vật liệu polyme nanocompozit ra đời và phát triển, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vật liệu polyme nanocompozit.

Ying Chen và các cộng sự đã chế tạo đƣợc cao su nanocompozit NR/SiO2. Các tác giả đã khảo sát tính chất cơ lý, tính chất nhiệt, hình thái học của vật liệu tạo thành. Kết quả cho thấy các hạt nanosilica phân tán đồng nhất vào nền cao su thiên nhiên dƣới dạng các tập hợp hình cầu có kích thƣớc trung bình 80 nm khi hàm lƣợng SiO2 là 4 wt%. Với hàm lƣợng silica nhƣ trên, khả năng chịu nhiệt, thời gian bảo quản của cao su tăng lên đáng kể. Năng lƣợng hoạt hoá của nanocompozit so với cao su thiên nhiên thô tăng từ 90,1 lên 125,8 kJ/mol [24].

A Bandyopadhyay và các cộng sự đã chế tạo đƣợc cao su nanocompozit từ cao su thiên nhiên epoxy hoá và nano silica bằng phƣơng

pháp sol –gel [25]. Nhóm tác giả này cũng đã chế tạo và nghiên cứu tính chất của cao su nanocompozit trên cơ sở cao su acrylic (ACM) và nano silica, cao su thiên nhiên đã epoxy hoá/silica bằng phƣơng pháp sol – gel ở nhiệt độ phòng. Kết quả cho thấy, khả năng gia cƣờng của silica với cao su thiên nhiên đã epoxy hoá cao hơn đối với cao su acrylic [26].

Hyungsun Kim và các cộng sự đã chế tạo và nghiên cứu ảnh hƣởng của nanosilica (nSiO2) và nanosilica đƣợc biến tính bằng polystyren (PS-nSiO2) ở trạng thái latex tới tính chất của cao su bend NR/SBR. Xác định và so sánh ảnh hƣởng của nSiO2 và PS-nSiO2 tới tính chất cơ học, tính chất nhiệt của các nanocompozit tạo thành cho thấy độ bền kéo, độ bền nhiệt của cao su bend tăng lên khi sử dụng chất độn nano. Tuy nhiên PS-nSiO2 có hiệu quả gia cƣờng cao hơn nSiO2 khi hàm lƣợng của chúng là nhƣ nhau trong cao su [27]. Markovic Gordana và các cộng sự đã chế tạo đƣợc cao su nanocompozit từ cao su blend polycloropren/clorosunfonat polyetylen (CR/CSM) với chất độn nano silica và micro silica. Kết quả cho thấy tỉ trọng của cao su CR – CSM/nanosilica thấp hơn tỉ trọng của cao su CR-CSM/micro silica, nhƣng độ bền kéo và độ dãn dài khi đứt của CR – CSM/nanosilica lại cao hơn của cao su CR – CSM/microsilic [28].

Một phần của tài liệu Nâng cao tính năng cơ lý cho vật liệu cao su blend trên cơ sở cao su nitril butadien và polyvinylclorua bằng nanosilica (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)